Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: AriesLeo trong 10:33:29 am Ngày 11 Tháng Sáu, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=9706



Tiêu đề: Một bài toán về giao thoa ánh sáng đề thi SPHN lần 5
Gửi bởi: AriesLeo trong 10:33:29 am Ngày 11 Tháng Sáu, 2012
Mong các thầy và các bạn giải giúp em bài này (Trích đề thi thử ĐH SPHN lần 5 2012)
Mã đề 151
Câu 9:Trong thí nghiệm I-Âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra đồng thời 2 bức xạ có bước sóng lần lượt là [tex]\lambda 1 = 0.5\mu m[/tex] và [tex]\lambda 2=0.6\mu m[/tex].Biết 2 khe I-Ang cách nhau 1mm và khoảng cách từ 2 khe đến màn ảnh là 1m.Kích thước vùng giao thoa trên màn là 15mm.Số vân sáng trên màn có màu của [tex]\lambda 1[/tex] là:
A.24      B.28     C.26    D.31



Tiêu đề: Trả lời: Một bài toán về giao thoa ánh sáng đề thi SPHN lần 5
Gửi bởi: Quang Dương trong 10:57:36 am Ngày 11 Tháng Sáu, 2012
Mong các thầy và các bạn giải giúp em bài này (Trích đề thi thử ĐH SPHN lần 5 2012)
Mã đề 151
Câu 9:Trong thí nghiệm I-Âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra đồng thời 2 bức xạ có bước sóng lần lượt là [tex]\lambda 1 = 0.5\mu m[/tex] và [tex]\lambda 2=0.6\mu m[/tex].Biết 2 khe I-Ang cách nhau 1mm và khoảng cách từ 2 khe đến màn ảnh là 1m.Kích thước vùng giao thoa trên màn là 15mm.Số vân sáng trên màn có màu của [tex]\lambda 1[/tex] là:
A.24      B.28     C.26    D.31



i1 = 0,5mm

Ta có : [tex]\frac{L}{2i_{1}} = 15[/tex] nên số vân sáng của riêng [tex]\lambda _1[/tex] là: 2X15 + 1 = 31

Vị trí vân trung của hai bức xạ : 6n. i1 = 5n. i2. Vậy có 5 vị trí trùng nhau trên màn

Vậy số vân sáng trên màn có màu của [tex]\lambda 1[/tex] là: 31 - 5 = 26


Tiêu đề: Trả lời: Một bài toán về giao thoa ánh sáng đề thi SPHN lần 5
Gửi bởi: AriesLeo trong 12:42:11 pm Ngày 11 Tháng Sáu, 2012
Mong thầy giúp em thêm mấy câu nữa ạ (cũng trong đề SPHN lần 5)
Câu 3: Tại thời điểm ban đầu, điện tích trên tụ điện của mạch dao động LC có giá trị cực đại q0=10-8C.Thời gian để tụ phóng hết điện tích là 2[tex]\mu s[/tex].Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch là:
A.15.71mA      B.7.85 A      C.7.85mA    D.5.55mA
Câu 6: Người ta dùng hạt proton bắn vào hạt nhân 73Li đứng yên để gây ra phản ứng:
                       p + 73Li [tex]\rightarrow 2\alpha[/tex]
Biết phản ứng trên là phản ứng tỏa năng lượng và 2 hạt [tex]\alpha[/tex] có cùng động năng.Lấy khối lượng các hạt nhân theo đơn vị u gần đúng bằng số khối của chúng.Góc [tex]\varphi[/tex] giữa hướng chuyển động của các hạt anpha bay ra có thể:
A.Có giá trị bất kỳ    B.bằng 600 C.Bằng 1600   D.bằng 1200




Tiêu đề: Trả lời: Một bài toán về giao thoa ánh sáng đề thi SPHN lần 5
Gửi bởi: onehitandrun trong 12:46:11 pm Ngày 11 Tháng Sáu, 2012
Mong thầy giúp em thêm mấy câu nữa ạ (cũng trong đề SPHN lần 5)
Câu 3: Tại thời điểm ban đầu, điện tích trên tụ điện của mạch dao động LC có giá trị cực đại q0=10-8C.Thời gian để tụ phóng hết điện tích là 2[tex]\mu s[/tex].Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch là:
A.15.71mA      B.7.85 A      C.7.85mA    D.5.55mA
Thời gian để tụ phóng hết điện là [tex] \frac{T}{4}=2.10^{-6}s \to T=8.10^{-6}s [/tex]
Mà [tex] I_0=q_0.\frac{2\pi}{T}  \to I=5,55mA [/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Một bài toán về giao thoa ánh sáng đề thi SPHN lần 5
Gửi bởi: onehitandrun trong 01:14:36 pm Ngày 11 Tháng Sáu, 2012

Câu 6: Người ta dùng hạt proton bắn vào hạt nhân 73Li đứng yên để gây ra phản ứng:
                       p + 73Li [tex]\rightarrow 2\alpha[/tex]
Biết phản ứng trên là phản ứng tỏa năng lượng và 2 hạt [tex]\alpha[/tex] có cùng động năng.Lấy khối lượng các hạt nhân theo đơn vị u gần đúng bằng số khối của chúng.Góc [tex]\varphi[/tex] giữa hướng chuyển động của các hạt anpha bay ra có thể:
A.Có giá trị bất kỳ    B.bằng 600 C.Bằng 1600   D.bằng 1200

Bảo toàn năng lượng ta có: [tex] K_p + {\Delta}E =2K_{\alpha} [/tex]
Do [tex] {\Delta}E>0 \to 2K_{\alpha}-K_p>0 \to \frac{K_p}{8K_{\alpha}}<\frac{1}{4} [/tex] (*)
Bảo toàn động lượng ta có biểu thức sau:
[tex] m_pK_p=2m_{\alpha}K_{\alpha} + 2m_{\alpha}K_{\alpha}cos{\varphi} [/tex]
[tex] \rightarrow cos{\varphi}=\frac{K_p}{8K_{\alpha}} -1 <\frac{-3}{4} [/tex] Do (*). Nên [tex] \varphi >138,59^0 \rightarrow C [/tex]