Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: KPS trong 11:14:56 pm Ngày 10 Tháng Sáu, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=9684



Tiêu đề: Điện VÀ SÓNG ÁNH SÁNG
Gửi bởi: KPS trong 11:14:56 pm Ngày 10 Tháng Sáu, 2012
1) Dòng điện chạy qua một đoạn mạch có  biểu thức [tex]i=\sqrt{2}cos(100\pi t -\frac{\pi}{2})(A)[/TEX].Trong khoảng thời gian 0s-->0,01s, cường độ tức thời của dòng điện có giá trị bằng cường độ hiệu dụng vào những thời điểm:
[TEX]A. \frac{1}{600}s; \frac{5}{600}s[/TEX]

[TEX]B. \frac{1}{600}s; \frac{1}{200}s[/TEX]

[TEX]C. \frac{1}{400}s; \frac{4}{400}s[/TEX]

[TEX]B. \frac{1}{200}s; \frac{2}{200}s[/TEX]

2) Trong thí nghiệm Young về giao thao ánh sáng, khoảng vân sẽ:
A. Tăng lên khi tăng khoảng cách giữa hai khe
B. Không thay đổi khi thay đổi khoảng cách giữa hai khe và màn quan sát
C. tăng lên khi giảm khoảng cách giữa hai khe và màn quan sát
D. Giảm đi khi tăng khoảng cách giữa hai khe

3) Giới hạn quang điện của kẽm là [tex]0,350\mu m[/tex], của đồng là [tex]0,300\mu m[/tex] Nếu lần lượt chiếu bức xạ có bước sóng [tex]0,320\mu m[/tex] vào một tấm kẽm tích điện dương và một tấm đồng tích điện âm đặt cô lập thì:

A. Điện tích dương của tấm kẽm càng lớn dần, tấm đồng sẽ mất dần điện tích âm;
B. Tấm kẽm vẫn tích điện dương, tấm đồng vẫn tích điện âm như trước
C. Tấm kẽm và tấm đồng đều dần trở nên trung hoà về điện;
D. Tấm kẽm vẫn tích điện dương, tấm đồng dần trở nên trung hoà về điện.

các bạn giúp mình với


Tiêu đề: Trả lời: Điện VÀ SÓNG ÁNH SÁNG
Gửi bởi: traugia trong 11:26:05 pm Ngày 10 Tháng Sáu, 2012
1) Dòng điện chạy qua một đoạn mạch có  biểu thức [tex]i=\sqrt{2}cos(100\pi t -\frac{\pi}{2})(A)[/TEX].Trong khoảng thời gian 0s-->0,01s, cường độ tức thời của dòng điện có giá trị bằng cường độ hiệu dụng vào những thời điểm:
[TEX]A. \frac{1}{600}s; \frac{5}{600}s[/TEX]

[TEX]B. \frac{1}{600}s; \frac{1}{200}s[/TEX]

[TEX]C. \frac{1}{400}s; \frac{4}{400}s[/TEX]

[TEX]B. \frac{1}{200}s; \frac{2}{200}s[/TEX]


Từ thời điểm t = 0 -> 0,01s = T/2 những thời điểm mà cường độ dòng điện tức thời có giá trị bằng giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện là:
 Sử dụng giản đồ vec tơ ta tìm được : t1 = [tex]\frac{45T}{360} = \frac{1}{400}s[/tex]
                              t2 = [tex]\frac{135T}{360} = \frac{3}{400}s[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Điện VÀ SÓNG ÁNH SÁNG
Gửi bởi: traugia trong 11:30:19 pm Ngày 10 Tháng Sáu, 2012
2) Trong thí nghiệm Young về giao thao ánh sáng, khoảng vân sẽ:
A. Tăng lên khi tăng khoảng cách giữa hai khe
B. Không thay đổi khi thay đổi khoảng cách giữa hai khe và màn quan sát
C. tăng lên khi giảm khoảng cách giữa hai khe và màn quan sát
D. Giảm đi khi tăng khoảng cách giữa hai khe
[tex]i=\frac{\lambda D}{a}[/tex]
Dễ thấy đáp án phải là D


Tiêu đề: Trả lời: Điện VÀ SÓNG ÁNH SÁNG
Gửi bởi: hiepsi_4mat trong 11:34:23 pm Ngày 10 Tháng Sáu, 2012
2) Trong thí nghiệm Young về giao thao ánh sáng, khoảng vân sẽ:
A. Tăng lên khi tăng khoảng cách giữa hai khe
B. Không thay đổi khi thay đổi khoảng cách giữa hai khe và màn quan sát
C. tăng lên khi giảm khoảng cách giữa hai khe và màn quan sát
D. Giảm đi khi tăng khoảng cách giữa hai khe

3) Giới hạn quang điện của kẽm là [tex]0,350\mu m[/tex], của đồng là [tex]0,300\mu m[/tex] Nếu lần lượt chiếu bức xạ có bước sóng [tex]0,320\mu m[/tex] vào một tấm kẽm tích điện dương và một tấm đồng tích điện âm đặt cô lập thì:

A. Điện tích dương của tấm kẽm càng lớn dần, tấm đồng sẽ mất dần điện tích âm;
B. Tấm kẽm vẫn tích điện dương, tấm đồng vẫn tích điện âm như trước
C. Tấm kẽm và tấm đồng đều dần trở nên trung hoà về điện;
D. Tấm kẽm vẫn tích điện dương, tấm đồng dần trở nên trung hoà về điện.

các bạn giúp mình với
Câu 2: Em áp dụng công thức tính khoảng vân:[tex]i=\frac{\lambda .D}{a}[/tex]
Từ đó suy ra đáp án A.
Câu 3: Ta thấy ngay ánh sáng kích thích có bước sóng nhỏ hơn giới hạn quang điện của kẽm nên nó chỉ gây ra hiện tượng quang điện đối với kẽm. Từ đó mà suy ta sẽ chọn đáp án B.


Tiêu đề: Trả lời: Điện VÀ SÓNG ÁNH SÁNG
Gửi bởi: traugia trong 11:35:58 pm Ngày 10 Tháng Sáu, 2012
3) Giới hạn quang điện của kẽm là [tex]0,350\mu m[/tex], của đồng là [tex]0,300\mu m[/tex] Nếu lần lượt chiếu bức xạ có bước sóng [tex]0,320\mu m[/tex] vào một tấm kẽm tích điện dương và một tấm đồng tích điện âm đặt cô lập thì:

A. Điện tích dương của tấm kẽm càng lớn dần, tấm đồng sẽ mất dần điện tích âm;
B. Tấm kẽm vẫn tích điện dương, tấm đồng vẫn tích điện âm như trước
C. Tấm kẽm và tấm đồng đều dần trở nên trung hoà về điện;
D. Tấm kẽm vẫn tích điện dương, tấm đồng dần trở nên trung hoà về điện.
Đáp án đúng là B
do với bức xạ kích thích như trên chỉ xảy ra hiện tượng quang điện ngoài với tấm kẽm nhưng do tấm kẽm tích điện tích dương (đủ lớn) nên khi e vừa bứt ra nó bị hút ngược trở lại tấm kẽm => điện tích tấm kẽm ko đổi. Tấm đồng ko xảy ra hiện tượng quang điện nên điện tích âm ko đổi


Tiêu đề: Trả lời: Điện VÀ SÓNG ÁNH SÁNG
Gửi bởi: shawnita112 trong 05:12:30 pm Ngày 26 Tháng Sáu, 2012
3) Giới hạn quang điện của kẽm là [tex]0,350\mu m[/tex], của đồng là [tex]0,300\mu m[/tex] Nếu lần lượt chiếu bức xạ có bước sóng [tex]0,320\mu m[/tex] vào một tấm kẽm tích điện dương và một tấm đồng tích điện âm đặt cô lập thì:

A. Điện tích dương của tấm kẽm càng lớn dần, tấm đồng sẽ mất dần điện tích âm;
B. Tấm kẽm vẫn tích điện dương, tấm đồng vẫn tích điện âm như trước
C. Tấm kẽm và tấm đồng đều dần trở nên trung hoà về điện;
D. Tấm kẽm vẫn tích điện dương, tấm đồng dần trở nên trung hoà về điện.
Đáp án đúng là B
do với bức xạ kích thích như trên chỉ xảy ra hiện tượng quang điện ngoài với tấm kẽm nhưng do tấm kẽm tích điện tích dương (đủ lớn) nên khi e vừa bứt ra nó bị hút ngược trở lại tấm kẽm => điện tích tấm kẽm ko đổi. Tấm đồng ko xảy ra hiện tượng quang điện nên điện tích âm ko đổi


Thầy ơi cho em hỏi, vậy khi xảy ra hiện tượng quang điện, làm sao biết kim loại tích điện đủ lớn hay không để làm thay đổi điện tích KL?