Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: nhonho trong 10:30:54 pm Ngày 10 Tháng Sáu, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=9681



Tiêu đề: mọi người ơi giúp mình 2 bài này với!!!thanks nha
Gửi bởi: nhonho trong 10:30:54 pm Ngày 10 Tháng Sáu, 2012
bài 1:. một toa xe trượt không ma sát trên một đường dốc xuống dưới, góc nghiêng là [tex]\alpha =30^{^{0}}[/tex].Treo lên trần toa xe một con lắc đơn gồm dây treo dài 1 = 1 m nối với một quả cầu nhỏ.Trong thời gian xe trượt xuống, kích thích cho con lắc dao động điều hòa với biên độ góc nhỏ. Bỏ qua ma sát, lấy g =10m/s[tex]^{2}[/tex]. Chu kỳ dao động của con lắc là:
A) 2,315s       B)2,135s         C) 1,987s            D0 2,809s
Bài 2:lúc đầu (t =0), đầu O của dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với biên độ 6 cm, chu kỳ T= 2s. Hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động cùng pha cách nhau 6 cm. Tính thời điểm đầu tiên để điểm M cách O đoạn 3 cm lên đến điểm có độ cao 3 cm.Coi biên độ dao động không đổi.
A) t= 1s        B0 t=1,5 s       C) t= 4/3s        D) t =7/6s



Tiêu đề: Trả lời: mọi người ơi giúp mình 2 bài này với!!!thanks nha
Gửi bởi: Daniel Phung trong 10:46:53 pm Ngày 10 Tháng Sáu, 2012
Bài 1: (bài này cần vẽ hình)
Đây là dạng bài tập: chu kì của con lắc dưới tác dụng của lực không đổi.
Xe chuyển động nhanh dần đều xuống dốc dưới tác dụng của thành phần tiếp tuyến của trọng lực là [tex]\vec{P_{t}}[/tex]
Gia tốc: [tex]a=g.sin30=\frac{g}{2}[/tex]
Vậy gia tốc hiệu dụng: [tex]g'^{2}=\sqrt{g^{2}+\left(\frac{g}{2} \right)^{2}+2.g.\left(\frac{g}{2} \right).cos120}=\frac{g.\sqrt{3}}{2}\approx 8,66[/tex]
Vậy chu kì: [tex]T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g'}}\approx 2,134(s)[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: mọi người ơi giúp mình 2 bài này với!!!thanks nha
Gửi bởi: traugia trong 10:52:38 pm Ngày 10 Tháng Sáu, 2012
bài 1:. một toa xe trượt không ma sát trên một đường dốc xuống dưới, góc nghiêng là [tex]\alpha =30^{^{0}}[/tex].Treo lên trần toa xe một con lắc đơn gồm dây treo dài 1 = 1 m nối với một quả cầu nhỏ.Trong thời gian xe trượt xuống, kích thích cho con lắc dao động điều hòa với biên độ góc nhỏ. Bỏ qua ma sát, lấy g =10m/s[tex]^{2}[/tex]. Chu kỳ dao động của con lắc là:
A) 2,315s       B)2,135s         C) 1,987s            D0 2,809s
Xe trượt ko ma sát với gia tốc : a = gsin[tex]\alpha[/tex]
Chu kì dao động của con lắc là : [tex]T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g_{hd}}}[/tex]
Với [tex]g_{hd} = \sqrt{g^{2}+a^{2}-2agcos\alpha }=g\frac{\sqrt{3}}{2}=5\sqrt{3}m/s^{2}[/tex]
=> Chu kì là : T  = 2,135 s



Tiêu đề: Trả lời: mọi người ơi giúp mình 2 bài này với!!!thanks nha
Gửi bởi: Daniel Phung trong 10:58:51 pm Ngày 10 Tháng Sáu, 2012
Bài 2:
Tóm tắt:
Biên độ sóng: 6cm
chu kì: 2 s
Bước sóng: 6cm
OM = d = 3 cm
Cách giải bài này như sau:
- Chúng ta xác định xem điểm O đạt độ cao 3 cm vào lúc nào. (t1)
- Tìm thời gian dao động đó truyền từ O đến M (\Delta t)
- vậy thời điểm để điểm M có trạng thái giống điểm O (đạt độ cao 3 cm ) là t2 = t1 + \Delta t
Giải:
Từ giả thuyết bài toán, pt dao động của điểm O: [tex]u_{O}=6cos(\pi t-\frac{\pi }{2}) cm[/tex]
Vậy tính từ lúc t=0 đến thời điểm t1 = T/6 = 1/3 (s) thì điểm O có độ cao 3cm.
vận tốc sóng [tex]v=\frac{\lambda }{T}=\frac{6}{2}=3cm/s[/tex]
Thời gian sóng truyển từ O đến M: [tex]\Delta t=\frac{d}{v}=\frac{3}{3}=1s[/tex]
Vậy thời điểm để điểm M đạt độ cao 3 cm đầu tiên là t2=t1+[tex]\Delta t[/tex]=4/3s

MONG CÁC THẦY CHỈ BẢO THÊM


Tiêu đề: Trả lời: mọi người ơi giúp mình 2 bài này với!!!thanks nha
Gửi bởi: traugia trong 11:09:34 pm Ngày 10 Tháng Sáu, 2012
Bài 2:lúc đầu (t =0), đầu O của dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với biên độ 6 cm, chu kỳ T= 2s. Hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động cùng pha cách nhau 6 cm. Tính thời điểm đầu tiên để điểm M cách O đoạn 3 cm lên đến điểm có độ cao 3 cm.Coi biên độ dao động không đổi.
A) t= 1s        B0 t=1,5 s       C) t= 4/3s        D) t =7/6s
Do hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động cùng pha cách nhau 6cm => Bước sóng là 6cm
Kể từ thời điểm t = 0 đầu O bắt đầu chuyển động đi lên => điểm M cách O một đoạn OM = 3cm = [tex]\frac{\lambda}{2}[/tex] => Để sóng truyền từ O đến M mất khoảng thời gian T/2 và để M đi lên đến độ cao 3cm = A/2 thì mất thêm thời gian T/12 nữa nên:
 t = T/2 + T/12 = 7T/12 = 7/6 s


Tiêu đề: Trả lời: mọi người ơi giúp mình 2 bài này với!!!thanks nha
Gửi bởi: Daniel Phung trong 11:38:53 pm Ngày 10 Tháng Sáu, 2012
Bài 2:lúc đầu (t =0), đầu O của dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với biên độ 6 cm, chu kỳ T= 2s. Hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động cùng pha cách nhau 6 cm. Tính thời điểm đầu tiên để điểm M cách O đoạn 3 cm lên đến điểm có độ cao 3 cm.Coi biên độ dao động không đổi.
A) t= 1s        B0 t=1,5 s       C) t= 4/3s        D) t =7/6s
Do hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động cùng pha cách nhau 6cm => Bước sóng là 6cm
Kể từ thời điểm t = 0 đầu O bắt đầu chuyển động đi lên => điểm M cách O một đoạn OM = 3cm = [tex]\frac{\lambda}{2}[/tex] => Để sóng truyền từ O đến M mất khoảng thời gian T/2 và để M đi lên đến độ cao 3cm = A/2 thì mất thêm thời gian T/12 nữa nên:
 t = T/2 + T/12 = 7T/12 = 7/6 s


THẦY ƠI ĐỂ       M      ĐI TỪ ĐỘ CAO 0 ĐẾN ĐỘ CAO 3 cm HÌNH NHƯ LÀ T/6 CHỨ THẦY


Tiêu đề: Trả lời: mọi người ơi giúp mình 2 bài này với!!!thanks nha
Gửi bởi: nhonho trong 07:47:31 pm Ngày 11 Tháng Sáu, 2012
khoảng thời gian đi từ 0 đến A/2 la T/12.từ A/2 đến A là T/6 ma ^-^


Tiêu đề: Trả lời: mọi người ơi giúp mình 2 bài này với!!!thanks nha
Gửi bởi: Daniel Phung trong 04:31:00 pm Ngày 12 Tháng Sáu, 2012
khoảng thời gian đi từ 0 đến A/2 la T/12.từ A/2 đến A là T/6 ma ^-^
dạ vâng, em cảm ơn thầy