Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: halminton trong 09:31:03 am Ngày 10 Tháng Sáu, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=9653



Tiêu đề: Hạt nhân và giao thoa a/s
Gửi bởi: halminton trong 09:31:03 am Ngày 10 Tháng Sáu, 2012
**Mọi người giúp giùm em câu này với.

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Iâng khi dung ánh sáng 600 nm trên một đoạn rộng L thuộc miền giao thoa trên màn người ta đếm được 7 vân sáng mà 2 mép là 2 vân sáng. nếu dùng ánh sáng có bước sóng 400 nm thì số vân sáng quan sát được trên đoạn đó là?
Đáp án câu này là 10. Nhưng em thấy lạ một chỗ, số vân sáng phải là số lẻ chứ ạ. Nếu mọi người cho em cái hình vẽ thì tốt quá

**À còn câu này nữa ạ.
   Trong các tập hợp hạt nhân sau, hãy chọn ra tập hợp mà trong đó tất cả các hạt nhân đều thuộc cùng một họ phóng xạ tự nhiên
A. U 238, Th 230, Pb 208, Ra 226, Po 214        B. Am 241, Np 237, Ra 225, Rn 219, Bi 207
C. Th 232, Ra 224, Tl 206, Bi 212, Rn 220        C.  Np 237, Ra 225, Bi 213, Tl 209, Fr 221
Mọi người giải thích giùm em nhé ( hoặc cho em lý thuyết cũng được)


Tiêu đề: Trả lời: Một câu khó hiểu
Gửi bởi: hiepsi_4mat trong 10:01:42 am Ngày 10 Tháng Sáu, 2012
**Mọi người giúp giùm em câu này với.
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Iâng khi dung ánh sáng 600 nm trên một đoạn rộng L thuộc miền giao thoa trên màn người ta đếm được 7 vân sáng mà 2 mép là 2 vân sáng. nếu dùng ánh sáng có bước sóng 400 nm thì số vân sáng quan sát được trên đoạn đó là?
Trước tiên để xác định số vân sáng trên màn thì có thể làm theo cách như sau:
Lập tỉ số:[tex]\frac{L}{2i}=k+m[/tex]
Trong đó k nguyên, m là số lẻ < 1. Số vân sáng tính theo cách lấy N = 2.k+1 vì gồm cả vân trung tâm.
Nếu thay đổi bước sóng thì ta cũng có:[tex]\frac{L}{2.i'}=k'+m'\Rightarrow N'=2.k'+1[/tex]
Trong trường hợp đầu 2 mép là hai vân sáng tức là m = 0.
Ta có:[tex]N'=2.\frac{L}{2.i'}+1=2.\frac{2.k.i}{2i'}+1=\frac{2.3.600}{400}+1=10[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Hạt nhân và giao thoa a/s
Gửi bởi: Điền Quang trong 10:10:40 am Ngày 10 Tháng Sáu, 2012

**À còn câu này nữa ạ.
   Trong các tập hợp hạt nhân sau, hãy chọn ra tập hợp mà trong đó tất cả các hạt nhân đều thuộc cùng một họ phóng xạ tự nhiên
A. U 238, Th 230, Pb 208, Ra 226, Po 214        B. Am 241, Np 237, Ra 225, Rn 219, Bi 207
C. Th 232, Ra 224, Tl 206, Bi 212, Rn 220        C.  Np 237, Ra 225, Bi 213, Tl 209, Fr 221
Mọi người giải thích giùm em nhé ( hoặc cho em lý thuyết cũng được)

Lời trước tiên, Ban Quản Trị nhắc nhở bạn về việc đặt tên topic:

- Tiêu đề cần rõ ràng như "Bài sóng cơ khó", "Vật lý lớp 10", "Một bài toán về rơi tự do cần giải đáp",...
- Không được dùng những tiêu đề đại loại như "Giúp em với...", "Cứu em với", "Cái này là cái gì"
.

Tên topic của bạn chúng tôi đã sửa lại cho phù hợp. Tên ban đầu là MỘT CÂU KHÓ HIỂU đã sửa thành Hạt nhân và giao thoa a/s

Hy vọng lần sau bạn đặt lại tên cho đúng.

 ~O) Về câu hạt nhân:

Bạn xem dãy các hạt nhân trong bảng sau tại đây (http://en.wikipedia.org/wiki/Decay_chain). Bạn chỉ cần xem các bảng các họ phóng xạ thôi. Không cần xem phần tiếng Anh cũng được.

Cùng một họ phóng xạ tự nhiên tức là dãy đó từ hạt nhân ban đầu nó sẽ biến đổi theo thứ tự thành các hạt nhân còn lại.

Từ đó bạn chọn đáp án thích hợp.


Tiêu đề: Trả lời: Hạt nhân và giao thoa a/s
Gửi bởi: Quang Dương trong 02:36:05 pm Ngày 10 Tháng Sáu, 2012
**Mọi người giúp giùm em câu này với.

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Iâng khi dung ánh sáng 600 nm trên một đoạn rộng L thuộc miền giao thoa trên màn người ta đếm được 7 vân sáng mà 2 mép là 2 vân sáng. nếu dùng ánh sáng có bước sóng 400 nm thì số vân sáng quan sát được trên đoạn đó là?
Đáp án câu này là 10. Nhưng em thấy lạ một chỗ, số vân sáng phải là số lẻ chứ ạ. Nếu mọi người cho em cái hình vẽ thì tốt quá



Theo giả thiết : "trên một đoạn rộng L thuộc miền giao thoa " chứ không phải cả vùng giao thoa nên không nhất thiết đoạn này có tính đối xứng với bức xạ thứ hai. Vậy

+ Thứ nhất : số vân sáng không nhất thiết phải là số lẻ !

+ Thứ hai : số vân sáng chưa chắc đã tuân theo quy tắc : N = 2.k+1 vì chưa chắc đã gồm cả vân trung tâm !

Xem thử cách giải sau :

Vị trí các vân sáng của bức xạ thứ hai trên đoạn MN = L phải thỏa :

[tex]x_{M} = k\frac{\lambda _{1}D}{a}\leq m \frac{\lambda _{2}D}{a}\leq x_{N} = \left(k + 6 \right)\frac{\lambda _{1}D}{a}[/tex]

[tex]\Leftrightarrow k\frac{\lambda _{1}}{\lambda _{2}}\leq m \leq (k + 6)\frac{\lambda _{1}}{\lambda _{2}} \Leftrightarrow \frac{3k}{2}\leq m\leq \frac{3k}{2} + 9 [/tex]

+ Nêu k là số chẵn thì m nhận 10 giá trị nguyên ( có 10 vân sáng )

+ Nếu k không phải số chẵn thì m nhận 9 giá trị nguyên ta có 9 vân sáng !

Nghĩa là bài toán này có tới hai nghiệm có thể có