Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: anhngoca1 trong 05:12:38 pm Ngày 09 Tháng Sáu, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=9616



Tiêu đề: giúp mấy bài dao động
Gửi bởi: anhngoca1 trong 05:12:38 pm Ngày 09 Tháng Sáu, 2012
Câu 29. Khi mở rộng khe S của máy quang phổ lăng kính mà giữ nguyên độ to của thấu kính thì độ rộng của vân sáng trên màn quan sát sẽ    A. tăng    B. giảm    C. không thay đổi    D. không xác định được
    ai giải thích giùm mình tại sao chọn A dc không

Câu 7: Con lắc đơn dùng làm đồng hồ, dây có chiều dài l, dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g, và có chu kỳ T0 = 2s. Nếu giảm chiều dài con lắc  và con lắc vẫn dao động tại vị trí đó. Khi đó mỗi giờ đồng hồ sẽ
A. chạy nhanh 3600s.   B. chạy nhanh 561,85s.   C. chạy chậm 561,85s .   D. chạy nhanh 972s

Câu 36: Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang với chu kỳ T = 2π (s), quả cầu nhỏ có khối lượng m1. Khi lò xo có độ dài cực đại và vật m1 có gia tốc là – 2(cm/s2) thì một vật có khối lượng m2           (m1 = 2m2 ) chuyển động dọc theo trục của lò xo đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với vật m1,  có hướng làm lò xo nén lại. Biết tốc độ chuyển động của vật m2 ngay trước lúc va chạm là 3  (cm/s). Quãng đường mà vật m1 đi được từ lúc va chạm đến khi vật m1 đổi chiều chuyển động là
A. 6 cm.   B. 6,5 cm.   C. 4 cm.   D. 2 cm.
      mình làm đi làm lại vẫn ra đáp án A???

Câu 57: Con lắc lò xo đặt nằm ngang, ban đầu là xo chưa bị biến dạng, vật có khối lượng m1 =0,5kg lò xo có độ cứng  k= 20N/m. Một vật có khối lượng m2 = 0,5kg chuyển động dọc theo trục của lò xo với tốc độ  [tex]\frac{\sqrt{22}}{5}[/tex] m/s đến va chạm mềm với vật m1, sau va chạm lò xo bị nén lại. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là 0,1 lấy  g = 10m/s2. Tốc độ cực đại của vật sau lần nén thứ nhất là
A.căn22 /5 m/s.   B. 10căn 30 cm/s.   C. 10căn3 cm/s.   D. 30cm/s.


Tiêu đề: Trả lời: giúp mấy bài dao động
Gửi bởi: Daniel Phung trong 10:08:12 pm Ngày 09 Tháng Sáu, 2012
Cho hỏi đề câu 7 và câu 57:
Câu 7: giảm chiều dài 1 đoạn bao nhiêu?
Câu 57: có lực ma sát vậy trong quá trình vật m2 chuyển động về phía m1 thì ta hiểu đây phải là chuyển động chậm dần (vậy theo em còn thiếu dữ kiện là quãng đường m2 đi hoặc thời gian m2ddiÿ)


Tiêu đề: Trả lời: giúp mấy bài dao động
Gửi bởi: traugia trong 10:14:59 pm Ngày 09 Tháng Sáu, 2012
 Câu 29: Bản chất các vân sáng chính là ảnh của khe sáng S qua hệ TK và LK => Khe S mở rộng (kích thước vật tăng) thì độ rộng các vân sáng tăng !


Tiêu đề: Trả lời: giúp mấy bài dao động
Gửi bởi: anhngoca1 trong 05:47:14 am Ngày 10 Tháng Sáu, 2012
câu7 chiều dài con lắc giảm đi l/4
câu 57 đúng đề mà


Tiêu đề: Trả lời: giúp mấy bài dao động
Gửi bởi: vengefulspirit2611 trong 12:38:28 pm Ngày 10 Tháng Sáu, 2012
câu7 chiều dài con lắc giảm đi l/4
câu 57 đúng đề mà
Câu 57 sao tính mãi chẳng ra gì cả?Nhờ mọi người giúp nào!!!


Tiêu đề: Trả lời: giúp mấy bài dao động
Gửi bởi: Daniel Phung trong 11:06:36 pm Ngày 10 Tháng Sáu, 2012
Câu 29: Bản chất các vân sáng chính là ảnh của khe sáng S qua hệ TK và LK => Khe S mở rộng (kích thước vật tăng) thì độ rộng các vân sáng tăng !

EM CẢM ƠN SỰ CHỈ DẪN CỦA THẦY NHƯNG EM CÓ 1 VẤN ĐỀ NHỎ ĐỂ HỎI Ạ. VÂN SÁNG LÀ ẢNH CỦA KHE S, KHE S CÀNG RỘNG THÌ ĐỘ RỘNG CỦA VẬT TĂNG. VẬY NẾU TRƯỜNG HỢP KHE SÁNG RẤT RỘNG, KÍCH THƯỚC LỚN HƠN CẢ CHIỀU CAO LĂNG KÍNH THÌ HIỆN TƯỢNG LẠI KHÔNG CÒN ĐÚNG NHƯ TRÊN NỮA THƯA THẦY (CHÍNH VÌ THẾ CÁC THÍ NGHIỆM AS, NGƯỜI TA THƯỜNG DÙNG KHE HẸP HƠN).

MONG THẦY CHỈ BẢO.


Tiêu đề: Trả lời: giúp mấy bài dao động
Gửi bởi: traugia trong 12:52:50 am Ngày 11 Tháng Sáu, 2012
Câu 29: Bản chất các vân sáng chính là ảnh của khe sáng S qua hệ TK và LK => Khe S mở rộng (kích thước vật tăng) thì độ rộng các vân sáng tăng !

EM CẢM ƠN SỰ CHỈ DẪN CỦA THẦY NHƯNG EM CÓ 1 VẤN ĐỀ NHỎ ĐỂ HỎI Ạ. VÂN SÁNG LÀ ẢNH CỦA KHE S, KHE S CÀNG RỘNG THÌ ĐỘ RỘNG CỦA VẬT TĂNG. VẬY NẾU TRƯỜNG HỢP KHE SÁNG RẤT RỘNG, KÍCH THƯỚC LỚN HƠN CẢ CHIỀU CAO LĂNG KÍNH THÌ HIỆN TƯỢNG LẠI KHÔNG CÒN ĐÚNG NHƯ TRÊN NỮA THƯA THẦY (CHÍNH VÌ THẾ CÁC THÍ NGHIỆM AS, NGƯỜI TA THƯỜNG DÙNG KHE HẸP HƠN).

MONG THẦY CHỈ BẢO.
Ke ke mình ko phải là thầy !
Sướng quá ! hôm nay được lên chức  =)) =)) =))
theo mình hiểu sự tăng kích thước của khe S là nhỏ thôi ! ko thể tăng mãi đến độ rộng tùy ý được ! Bởi nếu tăng độ rộng của khe S đến quá lớn thì từng chùm tia hẹp đi qua S cho một hệ ảnh khác nhau trên màn và đường đi của ánh sáng của mỗi hệ tia đó cũng rất khác nhau => Nói chung là hiện tượng thu được rất phức tạp => không quan sát được các vân sáng trên màn !
Mục đích khe S (trùng với tiêu điểm F của thấu kính L1) phải hẹp để sao cho  các tia sáng trong chùm tia đi qua S coi như đi qua tiêu điểm F => cho chùm tới hệ tán sắc LK là chùm tia song song => thì nó mới hội tụ trên màn ảnh => mới quan sát được hiện tượng.