Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: rainbow94 trong 08:47:09 pm Ngày 08 Tháng Sáu, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=9562



Tiêu đề: giúp mình vài câu trong đề thi thử dh SPHN lần 5 và 6
Gửi bởi: rainbow94 trong 08:47:09 pm Ngày 08 Tháng Sáu, 2012
1 , ‎1 mạch chọn sóng gồm 1 cuộn dây và 1 tụ xoay , 1 điện trở thuần R nhỏ, điều chỉnh đến C0 để mạch bắt đc sóng có tần số góc w sau đó xoay tụ xoay 1 góc nhỏ để suất điện đọng cảm ứng có giá trị không đổi nhưng cường độ dòng hiệu dụng giảm n lần, hỏi điện dung tụ thay đổi 1 lượng bao nhiêu?
2,1 con lắc lò xo đặt tren mạt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có k=2N/m và vật nhỏ khối lượng 40g, hệ số ma sát trượt là 0,1, ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo giãn 20cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. kể từ lúc đầu đến lúc tốc độ vật bắt đầu giảm thế năng con lắc đã giảm 1 lượng bao nhiêu
A 39,6mJ
B 24,4 mJ
C 79,2mJ
D 240mJ
3, trên 1 chất lỏng có 2 nguồn sóng kết hợp O1, O2 cách nhau l=24 cm, dao động theo p thẳng đứng với pt u= acoswt, khoảng cách ngắn nhất từ trung điểm O của O1O2 đi=ến các điểm nằm trên đường trung trực của O1O2 dao động cùng pha với O là q=9cm , số điểm dao động với biên độ bằng 0 trên đoạn O1O2 là bao nhiêu


Tiêu đề: Trả lời: giúp mình vài câu trong đề thi thử dh SPHN lần 5 và 6
Gửi bởi: traugia trong 10:15:55 pm Ngày 08 Tháng Sáu, 2012
1 , ‎1 mạch chọn sóng gồm 1 cuộn dây và 1 tụ xoay , 1 điện trở thuần R nhỏ, điều chỉnh đến C0 để mạch bắt đc sóng có tần số góc w sau đó xoay tụ xoay 1 góc nhỏ để suất điện đọng cảm ứng có giá trị không đổi nhưng cường độ dòng hiệu dụng giảm n lần, hỏi điện dung tụ thay đổi 1 lượng bao nhiêu?
Khi điện dung của tụ là C0 bắt được sóng có tần số [tex]\omega[/tex] =. mạch phải có cộng hưởng : ZL = ZC0
 => Cường độ dòng điện hiệu dụng là: I1 = [tex]\frac{E}{R}[/tex]
Xoay tụ một góc nhỏ : C = [tex]C_{0}+\Delta C[/tex]
 => Cường độ dòng điện hiệu dụng: [tex]I_{2}=\frac{E}{\sqrt{R^{2}+(Z_{L}-Z_{C})^{2}}}[/tex]
Mà: I2 = [tex]\frac{I_{1}}{n}[/tex]
  <=> nR=[tex]\sqrt{R^{2}+(Z_{L}-Z_{C})^{2}}[/tex]
  <=> [tex](n^{2}-1)R^{2} = (Z_{C_{0}}-Z_{C})^{2}<=> (n^{2}-1)R^{2} = (\frac{1}{\omega C_{0}}-\frac{1}{\omega (C_{0}+\Delta C)})^{2}[/tex]
  <=> [tex](n^{2}-1)R^{2}\omega ^{2} = (\frac{\Delta C}{C_{0}(C_{0}+\Delta C)})^{2}
[/tex]
Do xoay tụ một góc nhỏ : [tex]\Delta C[/tex] nhỏ nên:
      [tex]R\omega\sqrt{n^{2}-1}  = \frac{\Delta C}{C_{0}^{2}}[/tex]
  <=> [tex]\Delta C = R\omega C_{0}^{2}\sqrt{n^{2}-1}[/tex]





Tiêu đề: Trả lời: giúp mình vài câu trong đề thi thử dh SPHN lần 5 và 6
Gửi bởi: traugia trong 10:18:09 pm Ngày 08 Tháng Sáu, 2012
1 , ‎1 mạch chọn sóng gồm 1 cuộn dây và 1 tụ xoay , 1 điện trở thuần R nhỏ, điều chỉnh đến C0 để mạch bắt đc sóng có tần số góc w sau đó xoay tụ xoay 1 góc nhỏ để suất điện đọng cảm ứng có giá trị không đổi nhưng cường độ dòng hiệu dụng giảm n lần, hỏi điện dung tụ thay đổi 1 lượng bao nhiêu?
Khi điện dung của tụ là C0 bắt được sóng có tần số [tex]\omega[/tex] =. mạch phải có cộng hưởng : ZL = ZC0
 => Cường độ dòng điện hiệu dụng là: I1 = [tex]\frac{E}{R}[/tex]
Xoay tụ một góc nhỏ : C = [tex]C_{0}+\Delta C[/tex]
 => Cường độ dòng điện hiệu dụng: [tex]I_{2}=\frac{E}{\sqrt{R^{2}+(Z_{L}-Z_{C})^{2}}}[/tex]
Mà: I2 = [tex]\frac{I_{1}}{n}[/tex]
  <=> nR=[tex]\sqrt{R^{2}+(Z_{L}-Z_{C})^{2}}[/tex]
  <=> [tex](n^{2}-1)R^{2} = (Z_{C_{0}}-Z_{C})^{2}<=> (n^{2}-1)R^{2} = (\frac{1}{\omega C_{0}}-\frac{1}{\omega (C_{0}+\Delta C)})^{2}[/tex]
  <=> [tex](n^{2}-1)R^{2}\omega ^{2} = (\frac{\Delta C}{C_{0}(C_{0}+\Delta C)})^{2}
[/tex]
Do xoay tụ một góc nhỏ : [tex]\Delta C[/tex] nhỏ nên:
      [tex]R\omega\sqrt{n^{2}-1}  = \frac{\Delta C}{C_{0}^{2}}[/tex]
  <=> [tex]\Delta C = R\omega C_{0}^{2}\sqrt{n^{2}-1}[/tex]
Ở đoạn này : <=> nR=[tex]\sqrt{R^{2}+(Z_{L}-Z_{C})^{2}}[/tex]
 Do R nhỏ nên có thể gần đúng một phát nữa là bỏ qua thừa số R2 trong căn thì kết quả được là: [tex]\Delta C = nR\omega C_{0}^{2}[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: giúp mình vài câu trong đề thi thử dh SPHN lần 5 và 6
Gửi bởi: traugia trong 10:28:54 pm Ngày 08 Tháng Sáu, 2012
2,1 con lắc lò xo đặt tren mạt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có k=2N/m và vật nhỏ khối lượng 40g, hệ số ma sát trượt là 0,1, ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo giãn 20cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. kể từ lúc đầu đến lúc tốc độ vật bắt đầu giảm thế năng con lắc đã giảm 1 lượng bao nhiêu
A 39,6mJ
B 24,4 mJ
C 79,2mJ
D 240mJ
Vị trí tốc độ của vật bắt đầu giảm chính là vị trí cân bằng động thứ nhất:
 Độ biến dạng của lò xo ở vị trí cân bằng động thứ nhất là: [tex]\Delta l_{0} = \frac{\mu mg}{K} = 0,02m[/tex]
Độ giảm thế năng của vật là: [tex]\Delta W_{t} = \frac{1}{2}K(\Delta l^{2}-\Delta l_{0}^{2}) = 0,0396 J = 39,6mJ[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: giúp mình vài câu trong đề thi thử dh SPHN lần 5 và 6
Gửi bởi: Điền Quang trong 10:34:30 pm Ngày 08 Tháng Sáu, 2012

1 , ‎1 mạch chọn sóng gồm 1 cuộn dây và 1 tụ xoay , 1 điện trở thuần R nhỏ, điều chỉnh đến C0 để mạch bắt đc sóng có tần số góc w sau đó xoay tụ xoay 1 góc nhỏ để suất điện đọng cảm ứng có giá trị không đổi nhưng cường độ dòng hiệu dụng giảm n lần, hỏi điện dung tụ thay đổi 1 lượng bao nhiêu?


Em xem cách giải của thầy Ngulau và thầy Dương ở link tại đây (http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=8444.msg39526#msg39526).



Tiêu đề: Trả lời: giúp mình vài câu trong đề thi thử dh SPHN lần 5 và 6
Gửi bởi: traugia trong 10:36:13 pm Ngày 08 Tháng Sáu, 2012
3, trên 1 chất lỏng có 2 nguồn sóng kết hợp O1, O2 cách nhau l=24 cm, dao động theo p thẳng đứng với pt u= acoswt, khoảng cách ngắn nhất từ trung điểm O của O1O2 đi=ến các điểm nằm trên đường trung trực của O1O2 dao động cùng pha với O là q=9cm , số điểm dao động với biên độ bằng 0 trên đoạn O1O2 là bao nhiêu
Khoảng cách ngắn nhất từ O đến điểm nằm trên đường trung trực của O1O2 cùng pha với O là:
            [tex]\sqrt{(12+\lambda)^{2}-12^{2} } = 9[/tex]
      <=> [tex]\lambda = 3cm[/tex]
Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn O1O2 là:
         [tex]-\frac{O1O2}{\lambda } - 0,5\leq k\leq \frac{O1O2}{\lambda } - 0,5[/tex]
     <=> [tex]-8,5\leq k\leq 7,5[/tex]
Vậy có 16 điểm cực tiểu trên O1O2





Tiêu đề: Trả lời: giúp mình vài câu trong đề thi thử dh SPHN lần 5 và 6
Gửi bởi: rainbow94 trong 02:06:14 am Ngày 10 Tháng Sáu, 2012
Trích dẫn
Khoảng cách ngắn nhất từ O đến điểm nằm trên đường trung trực của O1O2 cùng pha với O là:
           
      <=>
công thức này là thế nào  ? đây có phải là ct giải nhanh không chỉ t vơí


Tiêu đề: Trả lời: giúp mình vài câu trong đề thi thử dh SPHN lần 5 và 6
Gửi bởi: mark_bk99 trong 03:22:58 am Ngày 10 Tháng Sáu, 2012
Trích dẫn
Khoảng cách ngắn nhất từ O đến điểm nằm trên đường trung trực của O1O2 cùng pha với O là:
           
      <=>
công thức này là thế nào  ? đây có phải là ct giải nhanh không chỉ t vơí
Là thế này!!!! Để M dao động cùng pha với nguồn O thì MO1-O1O=Klamda
ĐỂ kc từ O đến M là min thì k=1 --->MO1=9+lamda

Tam giác MOO1 vuông tại O ==>MO12=MO2+O1O2==>lamda