Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: pinochio94 trong 04:45:10 pm Ngày 08 Tháng Sáu, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=9545



Tiêu đề: Nhờ thầy/cô, các bạn giúp đỡ mấy bài thi thử
Gửi bởi: pinochio94 trong 04:45:10 pm Ngày 08 Tháng Sáu, 2012
Bài 1:Hai tụ điện [tex]C_1=3C_0[/tex] và [tex]C_2=6C_0[/tex] mắc nối tiếp.Nối hai đầu bộ tụ với pin có suất điện động [tex]E=3V[/tex] để nạp cho các tụ rồi ngắt ra và nối với cuộn dây thuần cảm [tex]L[/tex] để tạo thành mạch dao động điện từ tự do.Tại thời điểm dòng điện qua cuộn dây có độ lớn bằng một nửa giá trị dòng điện cực đại,người ta dùng một dây dẫn điện để nối ngắt hai đầu tụ [tex]C_1[/tex].Hiệu điện thế cực đại trên tụ [tex]C_2[/tex] của mạch dao động sau đó là:
[tex]A:\frac{3\sqrt{3}}{2}V [/tex]
[tex]B:\sqrt{3}V [/tex]
[tex]C:\frac{\sqrt{6}}{2}V [/tex]
[tex]D:\sqrt{6}V[/tex]
Bài 2:Một tụ điện xoay chiều gồm tất cả 19 tấm nhôm đặt song song đan xen nhau diện tích đối diện giữ hai tấm là [tex]S=3,14 cm^2[/tex] Khoảng cách giữa hai tấm liên tiếp là [tex]d=1mm[/tex] cho [tex]k=9.10^9(Nm^2/c^2)[/tex] mắc hai đầu tụ xoay với cuộn cảm[tex] L=5(mH)[/tex].Khung dao động này có thể bắt được bước sóng là
A:967m
B:64,5m
C:942m
D:52,3m


Tiêu đề: Trả lời: Nhờ thầy/cô, các bạn giúp đỡ mấy bài thi thử
Gửi bởi: vengefulspirit2611 trong 05:31:55 pm Ngày 08 Tháng Sáu, 2012
Bài 1:Hai tụ điện [tex]C_1=3C_0[/tex] và [tex]C_2=6C_0[/tex] mắc nối tiếp.Nối hai đầu bộ tụ với pin có suất điện động [tex]E=3V[/tex] để nạp cho các tụ rồi ngắt ra và nối với cuộn dây thuần cảm [tex]L[/tex] để tạo thành mạch dao động điện từ tự do.Tại thời điểm dòng điện qua cuộn dây có độ lớn bằng một nửa giá trị dòng điện cực đại,người ta dùng một dây dẫn điện để nối ngắt hai đầu tụ [tex]C_1[/tex].Hiệu điện thế cực đại trên tụ [tex]C_2[/tex] của mạch dao động sau đó là:
[tex]A:\frac{3\sqrt{3}}{2}V [/tex]
[tex]B:\sqrt{3}V [/tex]
[tex]C:\frac{\sqrt{6}}{2}V [/tex]
[tex]D:\sqrt{6}V[/tex]

C1 nt C2 => C bộ = 2. Co
Năng lượng ban đầu: W đầu = 1/2 [tex]\frac{Q^{2}}{2Co}[/tex] = [tex]\frac{Q^{2}}{4Co}[/tex]
Tại thời điểm dòng điện qua cuộn dây có độ lớn bằng một nửa giá trị dòng điện cực đại thì q lúc đó bằng (căn 3) / 2 Q max.
Đồng thời tại thời điểm này nối ngắt hai đầu tụ C1 nên năng lượng mất đi là: W mất = 1/2. [tex]\frac{3Q^{2}}{4.3.Co}[/tex]=[tex]\frac{Q^{2}}{8Co}[/tex]
Năng lượng mất bằng 1/2 năng lượng ban đầu nên năng lượng còn lại là W đầu /2
=> 1/2. C2. U2^2 = 1/2. (1/2. C bộ. E^2) => U2 = căn (3/2) => chọn C



Tiêu đề: Trả lời: Nhờ thầy/cô, các bạn giúp đỡ mấy bài thi thử
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 08:51:02 pm Ngày 08 Tháng Sáu, 2012
Bài 2:Một tụ điện xoay chiều gồm tất cả 19 tấm nhôm đặt song song đan xen nhau diện tích đối diện giữ hai tấm là [tex]S=3,14 cm^2[/tex] Khoảng cách giữa hai tấm liên tiếp là [tex]d=1mm[/tex] cho [tex]k=9.10^9(Nm^2/c^2)[/tex] mắc hai đầu tụ xoay với cuộn cảm[tex] L=5(mH)[/tex].Khung dao động này có thể bắt được bước sóng là
A:967m
B:64,5m
C:942m
D:52,3m


Tụ gồm 19 tấm nhôm đặt song song => tạo thành 18 tụ giống nhau mắc song song.

điện dung 1 tụ là: [tex]C=\frac{\varepsilon S}{4\pi kd}=2,777.10^-^1^2F[/tex]

(nếu đặt trong không khí thì hằng số điện môi là 1).

[tex]C_b=18C[/tex]

=> [tex]\lambda =2\pi c\sqrt{LC_b}=942,46m[/tex]