Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: asama_an32 trong 08:27:34 pm Ngày 07 Tháng Sáu, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=9495



Tiêu đề: giúp em đề PTNK HCM lần 2
Gửi bởi: asama_an32 trong 08:27:34 pm Ngày 07 Tháng Sáu, 2012
1. Đoạn mạch điện xoay chiều có R, cuộn thuần cảm L và tụ C ko đổi mắc nt với nhau vào nguồn điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng ko đổi nhưng tần số thay đổi. Khi f=f1 hay f=f2=f1-50 Hz thì mạch tiêu thụ cùng công suất, còn khi f=fo= 60 Hz điện áp 2 đầu mạch đồng pha với cường độ dòng điện trong mạch. Giá trị f1 bằng
A. 100Hz B. [tex]100\sqrt2[/tex] Hz
C. 120Hz D. 90Hz

2. Trong TN Yâng về GTAS. Lần thứ nhất, as dùng trong TN có 2 loại bức xạ [tex]\lambda_{1} = 0,56 \mu m[/tex] và [tex]\lambda_2[/tex] với [tex]0,67\mu m < \lambda_{2} < 0,74 \mu m[/tex] , thì trong khoảng giữa 2 vạch sáng gần nhau nhất cùng màu với vạch sáng trung tâm có 6 vân sáng màu đỏ [tex]\lambda_2[/tex]. Lần thứ 2, as dùng trong TN có 3 loại bức xạ [tex]\lambda_{1}, \lambda_{2}, \lambda_{3}[/tex] với [tex]\lambda_{3}=\frac{7\lambda_{2}}{12}[/tex], khi đó trong khoảng giữa 2 vạch sáng gần nhau nhất và cùng màu với vạch sáng trung tâm còn có bao nhiêu vạch sáng đơn sắc khác
A. 25 B.23 C.21 D19


Tiêu đề: Trả lời: giúp em đề PTNK HCM lần 2
Gửi bởi: ankenz trong 08:40:32 pm Ngày 07 Tháng Sáu, 2012
1. Đoạn mạch điện xoay chiều có R, cuộn thuần cảm L và tụ C ko đổi mắc nt với nhau vào nguồn điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng ko đổi nhưng tần số thay đổi. Khi f=f1 hay f=f2=f1-50 Hz thì mạch tiêu thụ cùng công suất, còn khi f=fo= 60 Hz điện áp 2 đầu mạch đồng pha với cường độ dòng điện trong mạch. Giá trị f1 bằng
A. 100Hz B. [tex]100\sqrt2[/tex] Hz
C. 120Hz D. 90Hz

Khi f=fo thì điện áp đồng pha với cường độ ~~~> cộng hưởng
lúc này [tex]fo=\sqrt{f1f2}[/tex]= 60
mà f2=f1-50
thế vào ta có phương trình [tex]f^{2}1-50f1-60^{2}=0[/tex]
giải ra có hai giá trị, loại nghiệm âm. được kết quả f1= 90hz



Tiêu đề: Trả lời: giúp em đề PTNK HCM lần 2
Gửi bởi: mark_bk99 trong 09:41:31 pm Ngày 07 Tháng Sáu, 2012
2. Trong TN Yâng về GTAS. Lần thứ nhất, as dùng trong TN có 2 loại bức xạ [tex]\lambda_{1} = 0,56 \mu m[/tex] và [tex]\lambda_2[/tex] với [tex]0,67\mu m < \lambda_{2} < 0,74 \mu m[/tex] , thì trong khoảng giữa 2 vạch sáng gần nhau nhất cùng màu với vạch sáng trung tâm có 6 vân sáng màu đỏ [tex]\lambda_2[/tex]. Lần thứ 2, as dùng trong TN có 3 loại bức xạ [tex]\lambda_{1}, \lambda_{2}, \lambda_{3}[/tex] với [tex]\lambda_{3}=\frac{7\lambda_{2}}{12}[/tex], khi đó trong khoảng giữa 2 vạch sáng gần nhau nhất và cùng màu với vạch sáng trung tâm còn có bao nhiêu vạch sáng đơn sắc khác
A. 25 B.23 C.21 D19
Trong khoảng giữa 2 vân sáng cùng màu với vs trung tâm có 6 vân sáng màu đỏ
==>k2=7
Điều kiện trùng vân K1[tex]\lambda 1=K2\lambda 2[/tex] ==>[tex]\lambda 2=K1\lambda 1/K2[/tex]
Mà 0,67<[tex]\lambda 2=K1\lambda 1/K2[/tex]<0,74
==>8,375<K1<9,25 =>K1=9 Vậy [tex]\lambda 2=0,72\mu m[/tex] ==>[tex]\lambda 3=0,42\mu m[/tex]

TA có K1:K2=9/7 K2:K3=7:12 K1:K3=3/4  ==>K1:K2:K3=9:7:12
Vậy có tổng cộng 8+6+11=25 vân
Trong khoảng này có sự trùng vân
K1:K2=9/7 K2:K3=7/12 và K1:K3=3/4=6/8=9/12
Vậy có TC 4 vân trùng ===>Số vạch sáng trên màn là 25-4=21 VS



Tiêu đề: giúp em đề PTNK HCM lần 2 ttt
Gửi bởi: asama_an32 trong 12:10:30 am Ngày 08 Tháng Sáu, 2012
còn câu 3 mn giúp với
câu 3: Mạch dao động lý tưởng LC gồm cuộn dây thuần cảm có L=0,39H và tụ điện C=18,94nF. Thời gian ngắn nhất giữa 2 lần điện tích trên cùng bản tụ khác dấu nhau nhưng nhưng NL từ trường bằng nhau và bằng [tex]Wt=15.10^{-4}[/tex]J là [tex]\Deltat=1,8.10^-4[/tex]s. Tính điện tích cực đại trên tụ điện

A. 5,3.10^-6C
B. 8,7.10^-6C
 C. 4,8.10^-6C
 D. 6,2.10^-6C


Tiêu đề: Trả lời: giúp em đề PTNK HCM lần 2
Gửi bởi: khaikull trong 02:28:00 am Ngày 13 Tháng Sáu, 2012
2. Trong TN Yâng về GTAS. Lần thứ nhất, as dùng trong TN có 2 loại bức xạ [tex]\lambda_{1} = 0,56 \mu m[/tex] và [tex]\lambda_2[/tex] với [tex]0,67\mu m < \lambda_{2} < 0,74 \mu m[/tex] , thì trong khoảng giữa 2 vạch sáng gần nhau nhất cùng màu với vạch sáng trung tâm có 6 vân sáng màu đỏ [tex]\lambda_2[/tex]. Lần thứ 2, as dùng trong TN có 3 loại bức xạ [tex]\lambda_{1}, \lambda_{2}, \lambda_{3}[/tex] với [tex]\lambda_{3}=\frac{7\lambda_{2}}{12}[/tex], khi đó trong khoảng giữa 2 vạch sáng gần nhau nhất và cùng màu với vạch sáng trung tâm còn có bao nhiêu vạch sáng đơn sắc khác
A. 25 B.23 C.21 D19
Trong khoảng giữa 2 vân sáng cùng màu với vs trung tâm có 6 vân sáng màu đỏ
==>k2=7
Điều kiện trùng vân K1[tex]\lambda 1=K2\lambda 2[/tex] ==>[tex]\lambda 2=K1\lambda 1/K2[/tex]
Mà 0,67<[tex]\lambda 2=K1\lambda 1/K2[/tex]<0,74
==>8,375<K1<9,25 =>K1=9 Vậy [tex]\lambda 2=0,72\mu m[/tex] ==>[tex]\lambda 3=0,42\mu m[/tex]

TA có K1:K2=9/7 K2:K3=7:12 K1:K3=3/4  ==>K1:K2:K3=9:7:12
Vậy có tổng cộng 8+6+11=25 vân
Trong khoảng này có sự trùng vân
K1:K2=9/7 K2:K3=7/12 và K1:K3=3/4=6/8=9/12
Vậy có TC 4 vân trùng ===>Số vạch sáng trên màn là 25-4=21 VS


câu này mk tưởng trong khoảng nên ko dc tính số vân trùng ban đầu của mấy cái tỷ số. thì chỉ có K1:K3 là có 2 vân trùng. vậy trừ đi đáp án là 23 chứ


Tiêu đề: Trả lời: giúp em đề PTNK HCM lần 2
Gửi bởi: khaikull trong 10:17:13 am Ngày 13 Tháng Sáu, 2012
câu này quên . hì. nhầm. đáp án. 21.