Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: __Sunny__ trong 12:06:49 pm Ngày 05 Tháng Sáu, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=9345



Tiêu đề: Mọi người giải giúp vài câu trong đề thi thử.
Gửi bởi: __Sunny__ trong 12:06:49 pm Ngày 05 Tháng Sáu, 2012
1, Một vật có khối lượng nghỉ m, đang chuyển động với tốc độ bằng 0,6C. Kết luận nào sau đây về vật là sai?

A. Khối lượng động của vật bằng 1,25m
B. Năng lượng của vật bằng 1,25m.[tex]C^{2}[/tex]
C. Động lượng của vật bằng 0,75m.C
D. Động năng của vật bằng 0,225.m.[tex]C^{2}[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Mọi người giải giúp vài câu trong đề thi thử.
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 12:51:29 pm Ngày 05 Tháng Sáu, 2012
D
1, Một vật có khối lượng nghỉ m, đang chuyển động với tốc độ bằng 0,6C. Kết luận nào sau đây về vật là sai?

A. Khối lượng động của vật bằng 1,25m
B. Năng lượng của vật bằng 1,25m.[tex]C^{2}[/tex]
C. Động lượng của vật bằng 0,75m.C
D. Động năng của vật bằng 0,225.m.[tex]C^{2}[/tex]
em dùng các công thức sau để kiểm tra.
Đặt [tex]k=\sqrt{1-\frac{v^2}{c^2}}[/tex]
a/ [tex]m'=\frac{m}{k}[/tex]
b/ [tex]W=m'.c^2[/tex]
c/ [tex]P=m'.c [/tex]
d/ [tex]Wd=(m'-m)c^2[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Mọi người giải giúp vài câu trong đề thi thử.
Gửi bởi: __Sunny__ trong 01:54:33 pm Ngày 05 Tháng Sáu, 2012
2,Trong lưới điện dân dụng 3 pha mắc hình sao, điện áp mỗi pha là [tex]u_{1}=220\sqrt{2}cos100\pi t(V)[/tex], [tex]u_{2}=220\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{2\pi .}{3}(V)[/tex], [tex]u_{3}=220\sqrt{2}cos(100\pi t-\frac{2\pi .}{3}(V)[/tex]. Bình thường việc sử dụng điện của các pha là đối xứng và điện trở mỗi pha có giá trị [tex]R_{1}=R_{2}=R_{3}=4,4\Omega .[/tex] Biểu thức cường độ dòng điện trong dây trung hòa ở tình trạng sử dụng điện mất cân đối làm cho điện trở pha thứ 1 và pha thứ 3 giảm đi một nửa là:
A. [tex]i=50\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{3})A.[/tex]
B. [tex]i=50\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{2\pi }{3})A.[/tex]
C. [tex]i=50\sqrt{2}cos(100\pi t+\pi)A.[/tex]
D. [tex]i=50\sqrt{2}cos(100\pi t-\frac{\pi }{3})A.[/tex]

3.Con lắc lò xo thẳng đứng treo vật m=100g, độ cứng lò xo K=40N/m. Nâng vật bởi lực F=0,8N theo phương thẳng đứng, khi vật đứng yên thì thả nhẹ. Lấy g=10m/s^{2}. Lực đàn hồi cực đại và cực tiểu là:
A. 1,8N; 0N
B. 1N; 0,2N
C. 0,8N; 0,2N
D. 1,8N; 0,2N

4. Một lò xo ngang K=2N/m một đầu cố định, đầu còn lại gắn vật m=80g dao động trên mặt phẳng có hệ số ma sát trượt [tex]\mu _{t}=0,1[/tex]. Ban đầu vật đứng yên tại vị trí lò xo không biến dạng, kéo vật khỏi vị trí đó 10cm thả nhẹ, lấy g=10m/s^{2}. Thế năng của vật tại vị trí tốc độ cực đại là:
A. 0,18J
B. 0,16J
C. 1,6mJ
D. 1,8mJ

5. Một sóng cơ có biên độ a không đổi lan truyền trên một đường thẳng từ điểm M đến điểm N cách nhau [tex]\frac{7\lambda }{3}[/tex]. Tại một thời điểm nào đó tốc độ dao động của M là [tex]2\pi fa[/tex], khi đó tốc độ dao động của N là:
A. [tex]\pi fa[/tex]
B. [tex]\sqrt{2}\pi fa[/tex]
C, [tex]\sqrt{3}\pi fa[/tex]
D. 0












Tiêu đề: Trả lời: Mọi người giải giúp vài câu trong đề thi thử.
Gửi bởi: missyou266 trong 03:49:26 pm Ngày 05 Tháng Sáu, 2012
2,Trong lưới điện dân dụng 3 pha mắc hình sao, điện áp mỗi pha là [tex]u_{1}=220\sqrt{2}cos100\pi t(V)[/tex], [tex]u_{2}=220\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{2\pi .}{3}(V)[/tex], [tex]u_{3}=220\sqrt{2}cos(100\pi t-\frac{2\pi .}{3}(V)[/tex]. Bình thường việc sử dụng điện của các pha là đối xứng và điện trở mỗi pha có giá trị [tex]R_{1}=R_{2}=R_{3}=4,4\Omega .[/tex] Biểu thức cường độ dòng điện trong dây trung hòa ở tình trạng sử dụng điện mất cân đối làm cho điện trở pha thứ 1 và pha thứ 3 giảm đi một nửa là:
A. [tex]i=50\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{3})A.[/tex]
B. [tex]i=50\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{2\pi }{3})A.[/tex]
C. [tex]i=50\sqrt{2}cos(100\pi t+\pi)A.[/tex]
D. [tex]i=50\sqrt{2}cos(100\pi t-\frac{\pi }{3})A.[/tex]
 
cho điện trở pha thứ 1 và pha thứ 3 giảm đi một nửa           
 ==> [tex]R_{1}=R_{3}=2,2\Omega .[/tex]
ta có cường độ dòng điện trong dây trung hòa i =i1+i2+i3
 với [tex]i1=\frac{u1}{R1}=100\sqrt{2}cos100\pi t(A)[/tex]
    [tex]i2=\frac{u2}{R2}=50\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{2\pi .}{3}(A)[/tex],
   [tex]i3=\frac{u3}{R3}=100\sqrt{2}cos(100\pi t-\frac{2\pi .}{3}(A)[/tex],
 dùng máy tính bấm suy ra được :D. [tex]i=50\sqrt{2}cos(100\pi t-\frac{\pi }{3})A.[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Mọi người giải giúp vài câu trong đề thi thử.
Gửi bởi: missyou266 trong 03:58:13 pm Ngày 05 Tháng Sáu, 2012



4. Một lò xo ngang K=2N/m một đầu cố định, đầu còn lại gắn vật m=80g dao động trên mặt phẳng có hệ số ma sát trượt [tex]\mu _{t}=0,1[/tex]. Ban đầu vật đứng yên tại vị trí lò xo không biến dạng, kéo vật khỏi vị trí đó 10cm thả nhẹ, lấy g=10m/s^{2}. Thế năng của vật tại vị trí tốc độ cực đại là:
A. 0,18J
B. 0,16J
C. 1,6mJ
D. 1,8mJ


[tex]F=KA=\mu mg[/tex]  ===> A=0,4 (m) == > [tex]W_{t}max=0,5KA^2 =  0,16J [/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Mọi người giải giúp vài câu trong đề thi thử.
Gửi bởi: traugia trong 10:56:12 pm Ngày 05 Tháng Sáu, 2012

3.Con lắc lò xo thẳng đứng treo vật m=100g, độ cứng lò xo K=40N/m. Nâng vật bởi lực F=0,8N theo phương thẳng đứng, khi vật đứng yên thì thả nhẹ. Lấy g=10m/s^{2}. Lực đàn hồi cực đại và cực tiểu là:
A. 1,8N; 0N
B. 1N; 0,2N
C. 0,8N; 0,2N
D. 1,8N; 0,2N
Ở vị trí cân bằng lò xo dãn một đoạn: [tex]\Delta l_{0}[/tex] = 2,5 cm
Khi có lực nâng 0,8 N thì vật ở vị trí lò xo dãn 0,5 cm
Vậy biên độ dao động của con lắc thi thả nhẹ là : A = 2,5 - 0,5 = 2cm
Lực đàn hồi cực đại: Fđhmax = K([tex]\Delta l_{0}[/tex] + A) = 1,8 N
Lực đàn hồi cực tiểu: Fđhmin = K([tex]\Delta l_{0}[/tex] - A) = 0.2 N


Tiêu đề: Trả lời: Mọi người giải giúp vài câu trong đề thi thử.
Gửi bởi: traugia trong 11:05:22 pm Ngày 05 Tháng Sáu, 2012
5. Một sóng cơ có biên độ a không đổi lan truyền trên một đường thẳng từ điểm M đến điểm N cách nhau [tex]\frac{7\lambda }{3}[/tex]. Tại một thời điểm nào đó tốc độ dao động của M là [tex]2\pi fa[/tex], khi đó tốc độ dao động của N là:
A. [tex]\pi fa[/tex]
B. [tex]\sqrt{2}\pi fa[/tex]
C, [tex]\sqrt{3}\pi fa[/tex]
D. 0
Hai điểm M và N cách nhau một khoảng [tex]\frac{7\lambda }{3}[/tex] => chúng lệch pha nhau một lượng [tex]\frac{2\pi }{3}[/tex]
mà khi tốc độ dao động của M là [tex]2\pi fa[/tex] nghĩa là M đang đi qua vị trí cân bằng => li độ của N là [tex]\left|x \right| = \frac{a\sqrt{3}}{2}[/tex]
=> tốc độ của N ở thời điểm đó là: v = [tex]\frac{a\omega }{2} = \pi fa[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: Mọi người giải giúp vài câu trong đề thi thử.
Gửi bởi: __Sunny__ trong 11:12:35 pm Ngày 05 Tháng Sáu, 2012
Khi có lực nâng 0,8 N thì vật ở vị trí lò xo dãn 0,5 cm

Tại sao lại thế hả bạn?


Tiêu đề: Trả lời: Mọi người giải giúp vài câu trong đề thi thử.
Gửi bởi: traugia trong 11:15:33 pm Ngày 05 Tháng Sáu, 2012
 Sử dụng điều kiện cân bằng khi có thêm lực 0,8 N ấy mà !
 với lại 0,8 N < P = mg = 1 N nên nếu với lực nâng là 0,8 N cộng thêm 0,2 N của lực đàn hồi cùng hướng   thì vật sẽ phải ở vị trí lò xo dãn 0,5cm thôi (lúc cân bằng có lực 0,8 N ấy)