Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: mark_bk99 trong 10:42:49 pm Ngày 31 Tháng Năm, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=9276



Tiêu đề: Dao động cơ nhờ MN !!!
Gửi bởi: mark_bk99 trong 10:42:49 pm Ngày 31 Tháng Năm, 2012
1.Hai chất điểm M1,M2 cùng dao động điều hòa trên trục Ox xung quanh gốc O với cùng tần số f,biên độ dao động của M1 ,M2 tương ứng là 3cm ,4cm và dao động của M2 sớm pha hơn dao động của M1 một góc II/2.Khoảng cách giữa hai vật là 5cm thì M1 và M2 cách gốc tọa độ lần lượt bằng:
A.3,2cm và 1,8cm         B.2,86cm và 2,14cm             B.2,14cm và 2,86cm       D.1,8cm và 3,2cm


2.Một con lắc đơn có vật nhỏ mang điện tích q.Nếu cho con lắc đơn dao động nhỏ trong điện trường đều E thẳng đứng thì chu kì của nó là T1,nếu giữ nguyên độ lớn của E nhưng đổi chiều thì chu kì dao động nhỏ là T2.Nếu không có điện trường thì chu kì  dao động nhỏ của con lắc là T.Mối liên hệ giữa  chúng là:

A.[tex]T^{2}=T1.T2[/tex]      B.[tex]\frac{2}{T}=\frac{1}{T1}+\frac{1}{T2}[/tex]   C.[tex]\frac{2}{T^{2}}=\frac{1}{T1^{2}}+\frac{1}{T2^{2}}[/tex]    D.[tex]T^{2}=T1^{2}+T2^{2}[/tex]





Tiêu đề: Trả lời: Dao động cơ nhờ MN !!!
Gửi bởi: traugia trong 10:55:16 pm Ngày 31 Tháng Năm, 2012
1.Hai chất điểm M1,M2 cùng dao động điều hòa trên trục Ox xung quanh gốc O với cùng tần số f,biên độ dao động của M1 ,M2 tương ứng là 3cm ,4cm và dao động của M2 sớm pha hơn dao động của M1 một góc II/2.Khoảng cách giữa hai vật là 5cm thì M1 và M2 cách gốc tọa độ lần lượt bằng:
A.3,2cm và 1,8cm         B.2,86cm và 2,14cm             B.2,14cm và 2,86cm       D.1,8cm và 3,2cm
Vẽ vòng tròn lượng giác biểu diễn hai dao động điều hòa => Khi hai chất điểm cách nhau 5cm thì đoạn thẳng nối vị trí của M1 và M2 trên hai vòng tròn phải song song với trục ox và cách nhau 5cm => Sử dụng tính toán hình học ta tìm được khoảng cách lần lượt là 3,2cm và 1,8cm


Tiêu đề: Trả lời: Dao động cơ nhờ MN !!!
Gửi bởi: traugia trong 11:07:56 pm Ngày 31 Tháng Năm, 2012

2.Một con lắc đơn có vật nhỏ mang điện tích q.Nếu cho con lắc đơn dao động nhỏ trong điện trường đều E thẳng đứng thì chu kì của nó là T1,nếu giữ nguyên độ lớn của E nhưng đổi chiều thì chu kì dao động nhỏ là T2.Nếu không có điện trường thì chu kì  dao động nhỏ của con lắc là T.Mối liên hệ giữa  chúng là:

A.[tex]T^{2}=T1.T2[/tex]      B.[tex]\frac{2}{T}=\frac{1}{T1}+\frac{1}{T2}[/tex]   C.[tex]\frac{2}{T^{2}}=\frac{1}{T1^{2}}+\frac{1}{T2^{2}}[/tex]    D.[tex]T^{2}=T1^{2}+T2^{2}[/tex]
chu kì của con lắc khi không có điện trường:
          [tex]T = 2\pi \sqrt{\frac{l}{g}} <=> \frac{g}{l} = \frac{4\pi ^{2}}{T^{2}}[/tex] (1)
Chu kì của con lắc trong điện trường thẳng đứng:
          [tex]T_{1} = 2\pi \sqrt{\frac{l}{g + \frac{\left|q \right|E}{m}
}} <=> \frac{g}{l} + \frac{\left|q \right|E}{ml}
= \frac{4\pi ^{2}}{T_{1}^{2}}[/tex]   (2)
          [tex]T_{2} = 2\pi \sqrt{\frac{l}{g - \frac{\left|q \right|E}{m}
}} <=> \frac{g}{l} - \frac{\left|q \right|E}{ml}
= \frac{4\pi ^{2}}{T_{2}^{2}}[/tex]   (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra: [tex]\frac{2}{T^{2}} = \frac{1}{T_{1}^{2}} + \frac{1}{T_{2}^{2}}[/tex]