Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: khaikull trong 07:17:40 pm Ngày 29 Tháng Năm, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=9178



Tiêu đề: mọi người giúp mình một số bài về điện và sóng với
Gửi bởi: khaikull trong 07:17:40 pm Ngày 29 Tháng Năm, 2012
1) cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. biết L=CR^2. đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều ổn định, mạch có cùng hệ số công suất với hai giá trị của tần số góc omega1=50pi(rad/s). omega2=200pi(rad/s). hệ số công suất của mạch là: A.1/căn2    B. 2/căn13(đ.á)  C.1/2   D.3/căn12

2) 1 con lắc đơn dao động điều hòa trong điện trường có đường sức hướng thẳng đứng xuống dưới và khi con lắc không mạng điện thì chu kỳ dao động là T, khi con lắc mang điện tích q1 thì chu kỳ dao động là T1 = 2T. khi con lắc mang điện q2 thì chu kỳ dao động là T2 = T/2. tỉ số q1/q2 là: A.1/4   B. -1/4(đá)    C.3/4      D. -3/4                                                              (câu này e ko hiểu vì sao ra âm. e tính thì cũng ra 1/4 rồi)

3) 1 máy phát điện xoay chiều 1 pha có điện trở ko đáng kể. nối 2 cực máy với 1 mạch RLC nối tiếp. khi rôt có 2 cặp cực, quay với tốc độ n vòng/phút thì mạch xảy ra cộng hưởng và ZL=R, cường độ dòng điện qua mạch là I. Nếu rôt có 4 cặp cực và cũng quay với tốc độ n vòng/ phút(từ thông cực đại qua 1 vòng dây stato ko đổi, số vòng dây stato ko đổi) thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạc là: A. 4I/căn13(đá)    B. 2Icăn13   C. 2I    D. 2I/căn7

4)trong thí nghiệm giao thoa khe S phát ra đồng thời 3 ánh sáng đơn sắc có bước sóng tương ứng là lamda1=0.4*10^-6m   lamda2= 0.48*10^-6m  lamda3= 0.64*10^-6m. Trên màn , trong khoảng 2 vân sáng liên tiếp có màu trùng với vân trung tâm, quan sát thấy số vân sáng ko phải đơn sắc là:  A.44         B.11         C.35          D.9(đá)
           (e tính được tỉ số k1/k2= 6/5. k3/k2= 3/4.  nên 5k1=6k2=8k3 nhưng ko biết làm thế nào nữa mong thầy chỉ em)

5)  trên đoạn mạc xoay chiều không phân nhánh có 4 điểm theo đúng thứ tự A,M,N,B. giữa A và M có điện trở thuần, giữa M và N chỉ có cuộn dây, Giữa N và B chỉ có tụ điện. đặt vào 2 đầu đoạn mạch 1 điện áp 175V-50Hz thì điệp áp hiệu dụng trên đoạn AM là 25V. trên MN là 25V, trên NB là 175V. hệ số công suất của mạch là:  A.1/7   B.1/25   C. 7/25(đá)   D. 1/5


Tiêu đề: Trả lời: mọi người giúp mình một số bài về điện và sóng với
Gửi bởi: nhung pham trong 07:44:19 pm Ngày 29 Tháng Năm, 2012
1) cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. biết L=CR^2. đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều ổn định, mạch có cùng hệ số công suất với hai giá trị của tần số góc omega1=50pi(rad/s). omega2=200pi(rad/s). hệ số công suất của mạch là: A.1/căn2    B. 2/căn13(đ.á)  C.1/2   D.3/căn12
hệ số công suất bằng nhau => ZC1 - ZL1 = ZL2 - ZC2
w2 gấp 4 lần w1 => ZC1- ZL1 = 4ZL1 - ZC1/4 => ZC1 = 4ZL1
L=CR^2 => ZL .ZC = R^2 => ZL =R/2  .ZC=2R
tù đó thay vào tính hệ số công suất
2) 1 con lắc đơn dao động điều hòa trong điện trường có đường sức hướng thẳng đứng xuống dưới và khi con lắc không mạng điện thì chu kỳ dao động là T, khi con lắc mang điện tích q1 thì chu kỳ dao động là T1 = 2T. khi con lắc mang điện q2 thì chu kỳ dao động là T2 = T/2. tỉ số q1/q2 là: A.1/4   B. -1/4(đá)    C.3/4      D. -3/4                                                              (câu này e ko hiểu vì sao ra âm. e tính thì cũng ra 1/4 rồi)
bạn tính ra dc 1/4 rồi thì lấy thêm dấu âm
vì T1 > T , T2 < T => lấy dấu ấm
còn nếu 2 cái đó cùng lớn or cùng nhỏ hơn T thì k lấy dấu âm





Tiêu đề: Trả lời: mọi người giúp mình một số bài về điện và sóng với
Gửi bởi: traugia trong 07:49:59 pm Ngày 29 Tháng Năm, 2012
1) cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. biết L=CR^2. đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều ổn định, mạch có cùng hệ số công suất với hai giá trị của tần số góc omega1=50pi(rad/s). omega2=200pi(rad/s). hệ số công suất của mạch là: A.1/căn2    B. 2/căn13(đ.á)  C.1/2   D.3/căn12

Theo đề bài ta có: với 2 giá trị của [tex]\omega[/tex] hệ số công suất có giá trị như nhau nên:
                               [tex]\omega _{1}\omega _{2} = \frac{1}{LC} <=> \frac{1}{C} = \omega _{1}\omega _{2}L[/tex] (1)
          Mà : [tex]R^{2} = \frac{L}{C} [/tex] (2)
Từ (1) và (2) => [tex]R^{2} = \omega _{1}\omega _{2}L^{2}[/tex]
Hệ số công suất của mạch:
                [tex]Cos\varphi _{1}=\frac{R}{\sqrt{R^{2}+(\omega _{1}L-\frac{1}{\omega _{1}C})^{2}}} =\sqrt{\frac{\omega _{1}\omega _{2}L^{2}}{\omega _{1}\omega _{2}L^{2}+(\omega _{1}L-\omega _{2}L)^{2}}}=\frac{2}{\sqrt{13}}[/tex]





Tiêu đề: Trả lời: mọi người giúp mình một số bài về điện và sóng với
Gửi bởi: onehitandrun trong 08:05:04 pm Ngày 29 Tháng Năm, 2012





4)trong thí nghiệm giao thoa khe S phát ra đồng thời 3 ánh sáng đơn sắc có bước sóng tương ứng là[tex] \lambda_1=0,4.10^-6m   \lambda_2= 0,48.10^-6m  \lambda_3= 0,64.10^-6m[/tex]. Trên màn , trong khoảng 2 vân sáng liên tiếp có màu trùng với vân trung tâm, quan sát thấy số vân sáng ko phải đơn sắc là:  A.44         B.11         C.35          D.9(đá)
           (e tính được tỉ số k1/k2= 6/5. k3/k2= 3/4.  nên 5k1=6k2=8k3 nhưng ko biết làm thế nào nữa mong thầy chỉ em)


Ta có [tex] \frac{K_1}{K_2}=\frac{6}{5}; \frac{K_2}{K_3}=\frac{4}{3} [/tex]
BCNN của 3 bức xạ là: [tex] \begin{cases} K_1=24 \\ K_2=20 \\ K_3= 15 \end{cases} [/tex]
Ta có [tex] \frac{K_1}{K_2}=\frac{6}{5}=\frac{12}{10}=\frac{18}{15} [/tex]
[tex] \frac{K_2}{K_3}=\frac{4}{3}=\frac{8}{6}=\frac{12}{9}=\frac{16}{12} [/tex]
[tex] \frac{K_1}{K_3}=\frac{8}{5}=\frac{16}{10} [/tex]
Vậy số vân sáng không phải đơn sắc trong khoảng giữa 2 vân sáng cùng màu vân trung tâm là: 3+4 +2 =9 vân


Tiêu đề: Trả lời: mọi người giúp mình một số bài về điện và sóng với
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 08:06:09 pm Ngày 29 Tháng Năm, 2012
5)  trên đoạn mạc xoay chiều không phân nhánh có 4 điểm theo đúng thứ tự A,M,N,B. giữa A và M có điện trở thuần, giữa M và N chỉ có cuộn dây, Giữa N và B chỉ có tụ điện. đặt vào 2 đầu đoạn mạch 1 điện áp 175V-50Hz thì điệp áp hiệu dụng trên đoạn AM là 25V. trên MN là 25V, trên NB là 175V. hệ số công suất của mạch là:  A.1/7   B.1/25   C. 7/25(đá)   D. 1/5

dễ dàng thấy cuộn dây có r.

ta có: [tex]U_A_B^2=(U_R+U_r)^2+(U_L-U_C)^2 \Leftrightarrow 175^2=(25+U_r)^2+(U_L-175)^2[/tex] (1)

[tex]U_d^2=25^2=U_r^2+U_L^2[/tex] (2)

từ 2 pt ta tìm được Ur = 24V => [tex]cos\varphi =\frac{U_R+U_r}{U_A_B}=\frac{7}{25}[/tex]




Tiêu đề: Trả lời: mọi người giúp mình một số bài về điện và sóng với
Gửi bởi: onehitandrun trong 08:13:26 pm Ngày 29 Tháng Năm, 2012


5)  trên đoạn mạc xoay chiều không phân nhánh có 4 điểm theo đúng thứ tự A,M,N,B. giữa A và M có điện trở thuần, giữa M và N chỉ có cuộn dây, Giữa N và B chỉ có tụ điện. đặt vào 2 đầu đoạn mạch 1 điện áp 175V-50Hz thì điệp áp hiệu dụng trên đoạn AM là 25V. trên MN là 25V, trên NB là 175V. hệ số công suất của mạch là:  A.1/7   B.1/25   C. 7/25(đá)   D. 1/5
Ta có [tex] U^2 \not= U_R^2 + (U_L-U_C)^2 \to [/tex] trên cuộn dây có r
[tex] U^2=U_R^2 + U_r^2+U_L^2 + U_C^2 + 2U_RU_r -2U_LU_C [/tex]
[tex] \to U_r=7U_L-25 [/tex]
Mặt [tex] \not= U_r^2 + U_L^2=25^2 [/tex]
[tex] \to U_r=24 \to cos{\varphi}=\frac{U_r+U_R}{U}=\frac{7}{25} [/tex]


Tiêu đề: Trả lời: mọi người giúp mình một số bài về điện và sóng với
Gửi bởi: traugia trong 08:15:33 pm Ngày 29 Tháng Năm, 2012
2) 1 con lắc đơn dao động điều hòa trong điện trường có đường sức hướng thẳng đứng xuống dưới và khi con lắc không mạng điện thì chu kỳ dao động là T, khi con lắc mang điện tích q1 thì chu kỳ dao động là T1 = 2T. khi con lắc mang điện q2 thì chu kỳ dao động là T2 = T/2. tỉ số q1/q2 là: A.1/4   B. -1/4(đá)    C.3/4      D. -3/4                                                              (câu này e ko hiểu vì sao ra âm. e tính thì cũng ra 1/4 rồi)
Khi con lắc mang điện tích dao động trong điện trường => Con lắc chịu tác dụng của lực điện trường( đóng vai trò là lực lạ )
 => gia tốc trọng trường hiệu dụng: [tex]g_{hd} = g +(-) \frac{\left|q \right|E}{m}[/tex]
( dấu + trong trường hợp lực điện trường cùng hướng với trọng lực, dấu - trong trường hợp lực điện trường ngược hướng với trọng lực )
Khi q = q1 thì T1 = 2T <=> g = 4ghd1 ( q1 < 0 )
       <=> 3g = 4[tex]\frac{\left|q_{1} \right|E}{m}[/tex] (1)
Khi q = q2 thì T2 = [tex]\frac{T}{2}[/tex]
 <=> 4g = ghd2 ( q2 > 0 ) <=> 3g = [tex]\frac{\left|q_{2} \right|E}{m}[/tex] (2)
Lấy (1) chia (2) ta có: [tex]\frac{\left|q_{1} \right|}{\left|q_{2} \right|} = \frac{1}{4}[/tex]
Mà q1 < 0, q2 > 0 =>[tex]\frac{q_{1}}{q_{2}} = -\frac{1}{4}[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: mọi người giúp mình một số bài về điện và sóng với
Gửi bởi: khaikull trong 09:48:28 pm Ngày 29 Tháng Năm, 2012
mọi người ơi còn bài 3


Tiêu đề: Trả lời: mọi người giúp mình một số bài về điện và sóng với
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 10:22:31 pm Ngày 29 Tháng Năm, 2012
3) 1 máy phát điện xoay chiều 1 pha có điện trở ko đáng kể. nối 2 cực máy với 1 mạch RLC nối tiếp. khi rôt có 2 cặp cực, quay với tốc độ n vòng/phút thì mạch xảy ra cộng hưởng và ZL=R, cường độ dòng điện qua mạch là I. Nếu rôt có 4 cặp cực và cũng quay với tốc độ n vòng/ phút(từ thông cực đại qua 1 vòng dây stato ko đổi, số vòng dây stato ko đổi) thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạc là: A. 4I/căn13(đá)    B. 2Icăn13   C. 2I    D. 2I/căn7
Đặt E=k.p.n,ZL ~ p.n , ZC~1/p.n
[tex]Th1 n,p=2 ==> I=\frac{k.2n}{R} và ZL=ZC=R[/tex]
[tex]Th2: n,p=4 ==> I'=\frac{k4n}{\sqrt{(2ZL-ZC/2)^2+R^2}}=\frac{2.k4n}{R.\sqrt{13}}[/tex]
[tex]==>\frac{I'}{I}=\frac{4}{\sqrt{13}}[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: mọi người giúp mình một số bài về điện và sóng với
Gửi bởi: traugia trong 10:22:50 pm Ngày 29 Tháng Năm, 2012
3) 1 máy phát điện xoay chiều 1 pha có điện trở ko đáng kể. nối 2 cực máy với 1 mạch RLC nối tiếp. khi rôt có 2 cặp cực, quay với tốc độ n vòng/phút thì mạch xảy ra cộng hưởng và ZL=R, cường độ dòng điện qua mạch là I. Nếu rôt có 4 cặp cực và cũng quay với tốc độ n vòng/ phút(từ thông cực đại qua 1 vòng dây stato ko đổi, số vòng dây stato ko đổi) thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạc là: A. 4I/căn13(đá)    B. 2Icăn13   C. 2I    D. 2I/căn7
Khi máy phát điện với roto có 2 cặp cực và quay với tốc độ n vòng/phút ta có:
                U1 = [tex]\frac{NBS\omega _{1}}{\sqrt{2}}[/tex]
                        Với [tex]\omega =2\pi np[/tex]
           Mạch xảy ra cộng hưởng: [tex]Z_{L1}=Z_{C1}[/tex] và R = ZL1
 => Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là:
                  [tex]I_{1} = \frac{U_{1}}{R}[/tex]
Khi máy phát điện với roto có 4 cặp cực và quay với tốc độ n vòng/phút ta có:
              U2 = 2U1
             [tex]\omega_{2} =2\omega_{1} [/tex]
         =>     ZL2 = 2 ZL1 và [tex]Z_{C2} = \frac{1}{2}Z_{C1}= \frac{1}{2}Z_{L1}[/tex]
     Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là :
            [tex]I_{2} = \frac{U_{2}}{\sqrt{R^{2}+(Z_{L2}-Z_{C2})^{2}}}=\frac{2U_{1}}{\sqrt{Z_{L1}^{2}+(2Z_{L1}-\frac{Z_{L_{1}}}2})^{2}}= \frac{4I_{1}}{\sqrt{13}}[/tex]