Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: kid123 trong 10:42:59 am Ngày 28 Tháng Năm, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=9116



Tiêu đề: 2 câu dao động cơ trong đề thi thử cần giúp đỡ
Gửi bởi: kid123 trong 10:42:59 am Ngày 28 Tháng Năm, 2012
câu1 Một cái đĩa nằm ngang, có khối lượng M=200g, được gắn vào đầu trên của một lò xo thẳng đứng có độ cứng k=20N/m, đầu dưới của lò xo được giữ cố định. Đĩa có thể chuyển động theo phương thẳng đứng. Bỏ qua mọi ma sát và lực cản của không khí. Khi đĩa đang nằm ở vị trí cân bằng, người ta thả một vật có khối lượng m=100g rơi tự do từ độ cao h=7,5cm so với mặt đĩa. Va chạm giữa vật và mặt đĩa là hoàn toàn đàn hồi. Sau va chạm đầu tiên, vật nảy lên và được giữ lại không rơi xuống đĩa nữa.Viết phương trình dao động của đĩa. Lấy gốc thời gian là lúc vật chạm vào đĩa, gốc toạ độ là vị trí cân bằng của đĩa lúc ban đầu, chiều của trục toạ độ hướng lên trên.
A. x = 8 sin(10t + pi/2)(cm)       B. x = 4 sin(10t – pi/3)(cm)
C. x = 10 sin(20t + pi/4)(cm)       D.  x = 8,2cos(10t + pi/2)(cm)

câu22:Một con lắc lò xo độ cứng k = 40N/m, vật nặng khối lượng m = 400g (vật nặng treo phía dưới lò xo) đặt trên mặt phẳng nghiêng góc [tex]\alpha 0[/tex] = 30độ
  so với phương ngang, hệ số ma sát nghỉ bằng hệ số ma sát trượt và bằng 0,1. Đưa vật nặng đến vị trí lò xo dãn 18cm rồi thả nhẹ, lấy g = 10m/s2. Tổng quãng đường vật nặng đi được cho đến lúc dừng lại là
A. 162,00 cm   B. 97,57 cm   C. 187,06 cm   D. 84,50 cm


Tiêu đề: Trả lời: 2 câu dao động cơ trong đề thi thử cần giúp đỡ
Gửi bởi: linh1594 trong 11:40:59 am Ngày 28 Tháng Năm, 2012
câu1 Một cái đĩa nằm ngang, có khối lượng M=200g, được gắn vào đầu trên của một lò xo thẳng đứng có độ cứng k=20N/m, đầu dưới của lò xo được giữ cố định. Đĩa có thể chuyển động theo phương thẳng đứng. Bỏ qua mọi ma sát và lực cản của không khí. Khi đĩa đang nằm ở vị trí cân bằng, người ta thả một vật có khối lượng m=100g rơi tự do từ độ cao h=7,5cm so với mặt đĩa. Va chạm giữa vật và mặt đĩa là hoàn toàn đàn hồi. Sau va chạm đầu tiên, vật nảy lên và được giữ lại không rơi xuống đĩa nữa.Viết phương trình dao động của đĩa. Lấy gốc thời gian là lúc vật chạm vào đĩa, gốc toạ độ là vị trí cân bằng của đĩa lúc ban đầu, chiều của trục toạ độ hướng lên trên.
A. x = 8 sin(10t + pi/2)(cm)       B. x = 4 sin(10t – pi/3)(cm)
C. x = 10 sin(20t + pi/4)(cm)       D.  x = 8,2cos(10t + pi/2)(cm)

câu22:Một con lắc lò xo độ cứng k = 40N/m, vật nặng khối lượng m = 400g (vật nặng treo phía dưới lò xo) đặt trên mặt phẳng nghiêng góc [tex]\alpha 0[/tex] = 30độ
  so với phương ngang, hệ số ma sát nghỉ bằng hệ số ma sát trượt và bằng 0,1. Đưa vật nặng đến vị trí lò xo dãn 18cm rồi thả nhẹ, lấy g = 10m/s2. Tổng quãng đường vật nặng đi được cho đến lúc dừng lại là
A. 162,00 cm   B. 97,57 cm   C. 187,06 cm   D. 84,50 cm


Câu1; sử dụng công thức [tex]v^{2}-v_{0}^{2}=2gS và v_{0}=0[/tex] suy ra v=[tex]\sqrt{2gS}=\sqrt{150}[/tex]
                    khi va chạm ta có vận tốc của đĩa đạt cực đại  V=[tex]\frac{2.m.v}{m+M}[/tex]
sau đó áp dụng công thức V=[tex]\omega[/tex]A suy ra A=? (trong đó [tex]\omega =\sqrt{\frac{K}{M}}[/tex]
sau đó sử dụng;tính chất dao động điều hòa để suy ra góc pi đầu[tex]\varphi _{0}=\frac{\Pi }{2}[/tex]
đáp án D
CÂU2/ khi vật ở vtcb ta có m.g.sin[tex]\alpha[/tex]=k[tex]\Delta l[/tex]
suy ra [tex]\Delta l[/tex]=0,05(m)   khi kéo vật xuống vị thí lò so dãn 18cm suy ra A=18-5=13
vật dao động đến khi dừng lại ta có S=[tex]\frac{K.A^{2}}{2.m.g.\cos \alpha }[/tex]=97,57 đáp án B