Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: __Sunny__ trong 11:15:20 pm Ngày 26 Tháng Năm, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=9084



Tiêu đề: Một số bài toán vật lý trong đề thi thử đại học
Gửi bởi: __Sunny__ trong 11:15:20 pm Ngày 26 Tháng Năm, 2012
Trước hết, cho mình xin lỗi vì đã vi phạm nội quy của diễn đàn về việc hỏi quá nhiều câu trong một topic. Thực ra thì mình cũng muốn chia nhỏ ra để hỏi, nhưng vì cần gấp và sợ lại mang tính chất spam nên mình gộp luôn một thể. Dù sao thì mình cũng xin dừng phần "ngụy biện" tại đây và xin phép được hỏi lại. Hì...  :D

1, Năng lượng trong nguyên tử Hidro được xác định theo biểu thức =
; n = 1, 2, 3... Nguyên tử hidro hấp thụ một photon có năng lượng 16eV làm bật electron ra khỏi nguyên tử từ trạng thái cơ bản. Tính động năng của electron khi bật ra khỏi nguyên tử.

2, Biết lực tương tác giữa e và hạt nhân là lực Culong. Tính tốc độ của e trên quỹ đạo K.

3, Một con lắc đơn gồm một quả cầu kim loại nhỏ, khối lượng m = 1g, tích điện dương q = 5,66.C, được treo vào một sợi dây mảnh dài l = 1,4m trong điện trường đều có phương nằm ngang, E = 10000V/m, tại một nơi có gia tốc trọng trường g = 9,79 m/. Con lắc ở vị trí cân bằng khi phương của dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc bao nhiêu?

4, Một con lắc đơn có chiều dài dây treo l, quả nặng có khối lượng m và mang điện tích q. Biết qE<<mg. Khi không có điện trường con lắc dao động điều hòa với chu kì . Nếu cho con lắc dao động điều hòa trong điện trường giữa hai bản tụ điện phẳng có vecto cường độ điện trường  thẳng đứng hướng xuống thì chu kì dao động của con lắc là: (Cho  nếu a << 1.
A.         B.
C.        D.   

5, Một sóng cơ điều hòa lan truyền trong một môi trường có biên độ dao động A và bước sóng  Gọi V và  lần lượt là vận tốc truyền sóng và vận tốc cực đại dao động của các phần tử  trong môi trường. Khi đó:
A. V =  nếu
B. V =  nếu A = 2
C. V =  nếu
D. Không thể xảy ra V =




Tiêu đề: Trả lời: Một số bài toán vật lý trong đề thi thử đại học
Gửi bởi: whitesnow trong 11:22:54 pm Ngày 26 Tháng Năm, 2012
Câu 3:
+Áp dụng công thức: [tex]tan\alpha_o=\frac{F}{P}=\frac{qE}{mg}[/tex]
Bạn tự tính nha...........


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài toán vật lý trong đề thi thử đại học
Gửi bởi: onehitandrun trong 11:26:26 pm Ngày 26 Tháng Năm, 2012




2, Biết lực tương tác giữa e và hạt nhân là lực Culong. Tính tốc độ của e trên quỹ đạo K.



Ta có lực tương tác giữa hạt nhân và electron là [tex] F=K.\frac{e^2}{r^2} [/tex]
Lực hướng tâm: [tex]F=ma=m.\frac{v^2}{r} [/tex]
Mà trong trường hợp này 2 lực đó bằng nhau nên:
[tex] K.\frac{e^2}{r^2}=m.\frac{v^2}{r} [/tex]
[tex] \to v=e.\sqrt{\frac{K}{m.r}} [/tex]
[tex] k=9.10^9; m=9,1.10^{-31};e=1,6.10^{-19} [/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài toán vật lý trong đề thi thử đại học
Gửi bởi: __Sunny__ trong 11:31:16 pm Ngày 26 Tháng Năm, 2012
Mình xin được sửa lại bài viết. Mod ơi, bài tớ sửa diễn đàn báo lỗi không nhận. :((

Trước hết, cho mình xin lỗi vì đã vi phạm nội quy của diễn đàn về việc hỏi quá nhiều câu trong một topic. Thực ra thì mình cũng muốn chia nhỏ ra để hỏi, nhưng vì cần gấp và sợ lại mang tính chất spam nên mình gộp luôn một thể. Dù sao thì mình cũng xin dừng phần "ngụy biện" tại đây và xin phép được hỏi lại. Hì...  :D

1, Năng lượng trong nguyên tử Hidro được xác định theo biểu thức =[tex]E_{n}=\frac{-13.6}{n^{2}}[/tex]

; n = 1, 2, 3... Nguyên tử hidro hấp thụ một photon có năng lượng 16eV làm bật electron ra khỏi nguyên tử từ trạng thái cơ bản. Tính động năng của electron khi bật ra khỏi nguyên tử.

2, Biết lực tương tác giữa e và hạt nhân là lực Culong. Tính tốc độ của e trên quỹ đạo K.

3, Một con lắc đơn gồm một quả cầu kim loại nhỏ, khối lượng m = 1g, tích điện dương q = 5,66.[tex]10^{-7}[/tex]C, được treo vào một sợi dây mảnh dài l = 1,4m trong điện trường đều có phương nằm ngang, E = 10000V/m, tại một nơi có gia tốc trọng trường g = 9,79 m/[tex]s^{2}[/tex]. Con lắc ở vị trí cân bằng khi phương của dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc bao nhiêu?

4, Một con lắc đơn có chiều dài dây treo l, quả nặng có khối lượng m và mang điện tích q. Biết qE<<mg. Khi không có điện trường con lắc dao động điều hòa với chu kì [tex]T_{o}[/tex]. Nếu cho con lắc dao động điều hòa trong điện trường giữa hai bản tụ điện phẳng có vecto cường độ điện trường  thẳng đứng hướng xuống thì chu kì dao động của con lắc là: (Cho [tex](1-a)^{n}=1-na[/tex] nếu a << 1.
A. [tex]T=T_{o}(1+\frac{qE}{mg})[/tex]
B. [tex]T=T_{o}(1+\frac{qE}{2mg})[/tex]
C. [tex]T=T_{o}(1-\frac{qE}{2mg})[/tex]    
D. [tex]T=T_{o}(1-\frac{qE}{mg})[/tex]

5, Một sóng cơ điều hòa lan truyền trong một môi trường có biên độ dao động A và bước sóng [tex]\lambda .[/tex]Gọi V và [tex]V_{max}[/tex] lần lượt là vận tốc truyền sóng và vận tốc cực đại dao động của các phần tử  trong môi trường. Khi đó:
A. V = [tex]V_{max}[/tex] nếu [tex]\lambda =\frac{3A}{2\pi .}[/tex]
B. V = [tex]V_{max}[/tex] nếu A = [tex]2\pi .\zeta[/tex]
C. V = [tex]V_{max}[/tex] nếu [tex]A=\frac{\lambda } {2\pi.}[/tex]
D. Không thể xảy ra V = [tex]V_{max}[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài toán vật lý trong đề thi thử đại học
Gửi bởi: thienhavosodoi trong 11:38:24 pm Ngày 26 Tháng Năm, 2012

4, Một con lắc đơn có chiều dài dây treo l, quả nặng có khối lượng m và mang điện tích q. Biết qE<<mg. Khi không có điện trường con lắc dao động điều hòa với chu kì [tex]T_{o}[/tex]. Nếu cho con lắc dao động điều hòa trong điện trường giữa hai bản tụ điện phẳng có vecto cường độ điện trường  thẳng đứng hướng xuống thì chu kì dao động của con lắc là: (Cho [tex](1-a)^{n}=1-na[/tex] nếu a << 1.
A. [tex]T=T_{o}(1+\frac{qE}{mg})[/tex]
B. [tex]T=T_{o}(1+\frac{qE}{2mg})[/tex]
C. [tex]T=T_{o}(1-\frac{qE}{2mg})[/tex]    
D. [tex]T=T_{o}(1-\frac{qE}{mg})[/tex]

5, Một sóng cơ điều hòa lan truyền trong một môi trường có biên độ dao động A và bước sóng [tex]\lambda .[/tex]Gọi V và [tex]V_{max}[/tex] lần lượt là vận tốc truyền sóng và vận tốc cực đại dao động của các phần tử  trong môi trường. Khi đó:
A. V = [tex]V_{max}[/tex] nếu [tex]\lambda =\frac{3A}{2\pi .}[/tex]
B. V = [tex]V_{max}[/tex] nếu A = [tex]2\pi .\zeta[/tex]
C. V = [tex]V_{max}[/tex] nếu [tex]A=\frac{\lambda } {2\pi.}[/tex]
D. Không thể xảy ra V = [tex]V_{max}[/tex]
cả hai câu ý C


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài toán vật lý trong đề thi thử đại học
Gửi bởi: __Sunny__ trong 11:40:48 pm Ngày 26 Tháng Năm, 2012

4, Một con lắc đơn có chiều dài dây treo l, quả nặng có khối lượng m và mang điện tích q. Biết qE<<mg. Khi không có điện trường con lắc dao động điều hòa với chu kì [tex]T_{o}[/tex]. Nếu cho con lắc dao động điều hòa trong điện trường giữa hai bản tụ điện phẳng có vecto cường độ điện trường  thẳng đứng hướng xuống thì chu kì dao động của con lắc là: (Cho [tex](1-a)^{n}=1-na[/tex] nếu a << 1.
A. [tex]T=T_{o}(1+\frac{qE}{mg})[/tex]
B. [tex]T=T_{o}(1+\frac{qE}{2mg})[/tex]
C. [tex]T=T_{o}(1-\frac{qE}{2mg})[/tex]    
D. [tex]T=T_{o}(1-\frac{qE}{mg})[/tex]

5, Một sóng cơ điều hòa lan truyền trong một môi trường có biên độ dao động A và bước sóng [tex]\lambda .[/tex]Gọi V và [tex]V_{max}[/tex] lần lượt là vận tốc truyền sóng và vận tốc cực đại dao động của các phần tử  trong môi trường. Khi đó:
A. V = [tex]V_{max}[/tex] nếu [tex]\lambda =\frac{3A}{2\pi .}[/tex]
B. V = [tex]V_{max}[/tex] nếu A = [tex]2\pi .\zeta[/tex]
C. V = [tex]V_{max}[/tex] nếu [tex]A=\frac{\lambda } {2\pi.}[/tex]
D. Không thể xảy ra V = [tex]V_{max}[/tex]
cả hai câu ý C

Đáp án thì mình cũng biết, cái quan trọng là tại sao lại thế?


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài toán vật lý trong đề thi thử đại học
Gửi bởi: thienhavosodoi trong 11:51:05 pm Ngày 26 Tháng Năm, 2012

4, Một con lắc đơn có chiều dài dây treo l, quả nặng có khối lượng m và mang điện tích q. Biết qE<<mg. Khi không có điện trường con lắc dao động điều hòa với chu kì [tex]T_{o}[/tex]. Nếu cho con lắc dao động điều hòa trong điện trường giữa hai bản tụ điện phẳng có vecto cường độ điện trường  thẳng đứng hướng xuống thì chu kì dao động của con lắc là: (Cho [tex](1-a)^{n}=1-na[/tex] nếu a << 1.
A. [tex]T=T_{o}(1+\frac{qE}{mg})[/tex]
B. [tex]T=T_{o}(1+\frac{qE}{2mg})[/tex]
C. [tex]T=T_{o}(1-\frac{qE}{2mg})[/tex]    
D. [tex]T=T_{o}(1-\frac{qE}{mg})[/tex]

5, Một sóng cơ điều hòa lan truyền trong một môi trường có biên độ dao động A và bước sóng [tex]\lambda .[/tex]Gọi V và [tex]V_{max}[/tex] lần lượt là vận tốc truyền sóng và vận tốc cực đại dao động của các phần tử  trong môi trường. Khi đó:
A. V = [tex]V_{max}[/tex] nếu [tex]\lambda =\frac{3A}{2\pi .}[/tex]
B. V = [tex]V_{max}[/tex] nếu A = [tex]2\pi .\zeta[/tex]
C. V = [tex]V_{max}[/tex] nếu [tex]A=\frac{\lambda } {2\pi.}[/tex]
D. Không thể xảy ra V = [tex]V_{max}[/tex]
cả hai câu ý C

Đáp án thì mình cũng biết, cái quan trọng là tại sao lại thế?
câu 5 vmax=vsong nên Aomega=lamđa.f ra C
câu 4 không pít đánh công thức đành chịu
 


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài toán vật lý trong đề thi thử đại học
Gửi bởi: mark_bk99 trong 11:53:19 pm Ngày 26 Tháng Năm, 2012

5, Một sóng cơ điều hòa lan truyền trong một môi trường có biên độ dao động A và bước sóng [tex]\lambda .[/tex]Gọi V và [tex]V_{max}[/tex] lần lượt là vận tốc truyền sóng và vận tốc cực đại dao động của các phần tử  trong môi trường. Khi đó:
A. V = [tex]V_{max}[/tex] nếu [tex]\lambda =\frac{3A}{2\pi .}[/tex]
B. V = [tex]V_{max}[/tex] nếu A = [tex]2\pi .\zeta[/tex]
C. V = [tex]V_{max}[/tex] nếu [tex]A=\frac{\lambda } {2\pi.}[/tex]
D. Không thể xảy ra V = [tex]V_{max}[/tex]
Ta có v=[tex]\frac{\lambda }{T}[/tex] và vmax=wA

Để v=vmax<-->[tex]\frac{w\lambda }{2II}[/tex]=wA <--> A=[tex]\frac{\lambda }{2II}[/tex]





Tiêu đề: Trả lời: Một số bài toán vật lý trong đề thi thử đại học
Gửi bởi: mark_bk99 trong 12:09:01 am Ngày 27 Tháng Năm, 2012

1, Năng lượng trong nguyên tử Hidro được xác định theo biểu thức =
; n = 1, 2, 3... Nguyên tử hidro hấp thụ một photon có năng lượng 16eV làm bật electron ra khỏi nguyên tử từ trạng thái cơ bản. Tính động năng của electron khi bật ra khỏi nguyên tử.

Năng lượng tối thiểu e hấp thụ để thoát ra ngoài từ trạng thái cơ bản [tex]\Delta E=E\propto -E1=0-13,6=13,6eV[/tex]
Mà cung cấp cho e một năng lượng 16eV ,phần còn lại biến thành động năng của e
-->Wd=16-13,6=2,4eV


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài toán vật lý trong đề thi thử đại học
Gửi bởi: mark_bk99 trong 12:21:49 am Ngày 27 Tháng Năm, 2012

3, Một con lắc đơn gồm một quả cầu kim loại nhỏ, khối lượng m = 1g, tích điện dương q = 5,66.C, được treo vào một sợi dây mảnh dài l = 1,4m trong điện trường đều có phương nằm ngang, E = 10000V/m, tại một nơi có gia tốc trọng trường g = 9,79 m/. Con lắc ở vị trí cân bằng khi phương của dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc bao nhiêu?

F là lực nằm ngang. Trọng lực biểu kiến P'=P+F hay mg]=mg +F hướng xiên,dây treo một góc [tex]\alpha[/tex] so với phương thẳng đứng .Gia tốc biể kiến g'=g +F/m
Điều kiện cân bằng : P +T+F=0 <--> P=-T (có dấu vecto nhé ,mình định vẽ hình mà sợ vẽ xấu bạn lại chê nên thôi  :D, tự xử phần này nhé ,kiến thức lớp 10 ý )
Vậy [tex]\alpha[/tex]= PO'P' ứng với vị trí cân bằng của con lắc đơn
--->tan[tex]\alpha[/tex]=F/mg   với F=qE

Vậy tan[tex]\alpha[/tex]=566/979 --->[tex]\alpha[/tex]=30*






Tiêu đề: Trả lời: Một số bài toán vật lý trong đề thi thử đại học
Gửi bởi: __Sunny__ trong 12:25:39 am Ngày 27 Tháng Năm, 2012

1, Năng lượng trong nguyên tử Hidro được xác định theo biểu thức =
; n = 1, 2, 3... Nguyên tử hidro hấp thụ một photon có năng lượng 16eV làm bật electron ra khỏi nguyên tử từ trạng thái cơ bản. Tính động năng của electron khi bật ra khỏi nguyên tử.

Năng lượng tối thiểu e hấp thụ để thoát ra ngoài từ trạng thái cơ bản [tex]\Delta E=E\propto -E1=0-13,6=13,6eV[/tex]
Mà cung cấp cho e một năng lượng 16eV ,phần còn lại biến thành động năng của e
-->Wd=16-13,6=2,4eV
Mình cũng làm ra vậy nhưng đáp án là 2,78


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài toán vật lý trong đề thi thử đại học
Gửi bởi: mark_bk99 trong 12:33:05 am Ngày 27 Tháng Năm, 2012
4, Một con lắc đơn có chiều dài dây treo l, quả nặng có khối lượng m và mang điện tích q. Biết qE<<mg. Khi không có điện trường con lắc dao động điều hòa với chu kì [tex]T_{o}[/tex]. Nếu cho con lắc dao động điều hòa trong điện trường giữa hai bản tụ điện phẳng có vecto cường độ điện trường  thẳng đứng hướng xuống thì chu kì dao động của con lắc là: (Cho [tex](1-a)^{n}=1-na[/tex] nếu a << 1.
A. [tex]T=T_{o}(1+\frac{qE}{mg})[/tex]
B. [tex]T=T_{o}(1+\frac{qE}{2mg})[/tex]
C. [tex]T=T_{o}(1-\frac{qE}{2mg})[/tex]    
D. [tex]T=T_{o}(1-\frac{qE}{mg})[/tex]


Ban đầu ta có : T=[tex]2II\sqrt{\frac{l}{g}}[/tex] sau đó T'=[tex]2II\sqrt{\frac{l}{g'}}[/tex]
Với g' là gia tốc biểu kiến
Vì F hướng xuống nên F và P cùng hướng ---> g'=g+qE/m

Chu ki mới :T'=[tex]2II\sqrt{\frac{l}{g(1+\frac{qE}{mg})}}[/tex]

Lập tỷ số : [tex]\frac{T'}{T}=\sqrt{\frac{1}{1+\frac{qE}{mg}}}[/tex] =[tex](1+\frac{qE}{mg})^{-1/2}[/tex] =1-[tex]\frac{qE}{2mg}[/tex]
=======>T'=T[tex](1-\frac{qE}{2mg})[/tex]

Cô nương xí ngàu qué kè kè  8-x




Tiêu đề: Trả lời: Một số bài toán vật lý trong đề thi thử đại học
Gửi bởi: vietvu494 trong 12:45:57 am Ngày 27 Tháng Năm, 2012

1, Năng lượng trong nguyên tử Hidro được xác định theo biểu thức =
; n = 1, 2, 3... Nguyên tử hidro hấp thụ một photon có năng lượng 16eV làm bật electron ra khỏi nguyên tử từ trạng thái cơ bản. Tính động năng của electron khi bật ra khỏi nguyên tử.

Năng lượng tối thiểu e hấp thụ để thoát ra ngoài từ trạng thái cơ bản [tex]\Delta E=E\propto -E1=0-13,6=13,6eV[/tex]
Mà cung cấp cho e một năng lượng 16eV ,phần còn lại biến thành động năng của e
-->Wd=16-13,6=2,4eV


đáp án 2,4eV đúng rồi đó em
Mình cũng làm ra vậy nhưng đáp án là 2,78


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài toán vật lý trong đề thi thử đại học
Gửi bởi: __Sunny__ trong 09:17:24 pm Ngày 28 Tháng Năm, 2012
Một số câu hỏi tiếp theo, mọi người lại giúp đỡ nha!!! :D
 
6. Một đoạn mạch RLC nối tiếp, L = 2/[tex]\pi .[/tex](H), điện áp hai đầu đoạn mạch là u = [tex]100\sqrt{2}cos100\pi t[/tex](V). Mạch tiêu thụ công suất 100W. Nếu mắc vào hai đầu L một ampe kế nhiệt có điện trở không đáng kể thì công suất tiêu thụ của mạch không đổi. Giá trị của R và C là?

7, Phản ứng  [tex]_{.3}^{6}Li+n\rightarrow _{.1}^{3}T+\alpha.[/tex]
 tỏa ra Q = 4,8 MeV. Giả sử động năng ban đầu không đáng kể. Động năng hạt [tex]\alpha .[/tex] là?

8. Chiếu ánh sáng có bước sóng [tex]\lambda =0,4 (\mu m)[/tex] vào catot của một tế bào quang điện có công thoát e quang điện là A = 2(eV). Khi hiệu điện thế giữa anot và catot là [tex]U_{AK}=5(V)[/tex] thì vận tốc cực đại của e quang điện khi nó tới anot là bao nhiêu?

9, Hai điểm A và B trên mặt chất lỏng dao động cùng phương trình  u = 2cos100[tex]\pi t[/tex](cm), biết AB = 18cm. Gọi điểm I thuộc trung trực của AB là điểm gần O nhất dao động ngược pha với O, tìm khoảng cách OI biết O là trung điểm AB, bước sóng 4cm.

10, Khi cho một tia sáng đi từ nước vào một môi trường trng suốt nào đó, người ta nhận thấy vận tốc truyền của ánh sáng bị giảm đi một lượng [tex]\Delta v=10^{8}m/s[/tex]. Chiết suất tuyệt đối của môi trường này bằng bao nhiêu?


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài toán vật lý trong đề thi thử đại học
Gửi bởi: SH.No1 trong 09:55:03 pm Ngày 28 Tháng Năm, 2012
Một số câu hỏi tiếp theo, mọi người lại giúp đỡ nha!!! :D
 

10, Khi cho một tia sáng đi từ nước vào một môi trường trng suốt nào đó, người ta nhận thấy vận tốc truyền của ánh sáng bị giảm đi một lượng [tex]\Delta v=10^{8}m/s[/tex]. Chiết suất tuyệt đối của môi trường này bằng bao nhiêu?


đề thiếu chiết suất ????????????????? n=???


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài toán vật lý trong đề thi thử đại học
Gửi bởi: onehitandrun trong 10:07:10 pm Ngày 28 Tháng Năm, 2012

10, Khi cho một tia sáng đi từ nước vào một môi trường trng suốt nào đó, người ta nhận thấy vận tốc truyền của ánh sáng bị giảm đi một lượng [tex]\Delta v=10^{8}m/s[/tex]. Chiết suất tuyệt đối của môi trường này bằng bao nhiêu?

[tex] {\Delta}v=|\frac{c}{1}-\frac{c}{n}|=10^8 [/tex]
[tex] \to n=... [/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài toán vật lý trong đề thi thử đại học
Gửi bởi: missyou266 trong 10:10:19 pm Ngày 28 Tháng Năm, 2012
Một số câu hỏi tiếp theo, mọi người lại giúp đỡ nha!!! :D
  


7, Phản ứng  [tex]_{.3}^{6}Li+n\rightarrow _{.1}^{3}T+\alpha.[/tex]
 tỏa ra Q = 4,8 MeV. Giả sử động năng ban đầu không đáng kể. Động năng hạt [tex]\alpha .[/tex] là?

câu 7 :  W[tex]\alpha .[/tex] = mT.Q/(mT+m[tex]\alpha .[/tex])= 2,05 MeV


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài toán vật lý trong đề thi thử đại học
Gửi bởi: hvt_vl trong 11:13:21 pm Ngày 28 Tháng Năm, 2012

10, Khi cho một tia sáng đi từ nước vào một môi trường trng suốt nào đó, người ta nhận thấy vận tốc truyền của ánh sáng bị giảm đi một lượng [tex]\Delta v=10^{8}m/s[/tex]. Chiết suất tuyệt đối của môi trường này bằng bao nhiêu?

[tex] {\Delta}v=|\frac{c}{1}-\frac{c}{n}|=10^8 [/tex]
[tex] \to n=... [/tex]
truyền trong nước thì v ko bằng c được. đề này có lẽ thiếu chiết suất của nác.