Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: mark_bk99 trong 04:05:57 pm Ngày 25 Tháng Năm, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=9024



Tiêu đề: Một số câu CK Học mãi nhờ MN!!
Gửi bởi: mark_bk99 trong 04:05:57 pm Ngày 25 Tháng Năm, 2012
1.Chiếu một tia sáng màu lục từ thủy tinh tới mặt phân cách của nó với môi trường không khí, người ta thấy tia ló đi là là mặt phân cách giữa hai môi trường. Thay tia sáng lục bằng một chùm tia sáng đa sắc song song, hẹp (chứa đồng thời bốn ánh sáng đơn sắc: màu đỏ, màu vàng, màu lam và màu tím) chiếu tới mặt phân cách trên theo đúng hướng cũ thì chùm tia sáng ló ra ngoài không khí là
A. ba chùm tia sáng: màu vàng, màu lam và màu tím.
 B. hai chùm tia sáng: màu đỏ và màu vàng.
C. bốn chùm tia sáng: màu đỏ, màu vàng, màu lam và màu tím.
 D. hai chùm tia sáng: màu lam và màu tím.

Phần LÝ thuyết này ở trường em ko được học,hoặc liên quan đến kiến thức cũ ( lớp 11) ,các thầy có thể giải đáp chi tiết và phần tài liệu có nội dung ngắn gọn xúc tích về phần này được ko ạ .

Câu2.Một cuộn dây không thuần cảm nối tiếp với tụ điện C thay đổi được trong mạch điện xoay chiều có điện áp u=Uocos(wt)V . Ban đầu dung kháng ZC, tổng trở cuộn dây ZLr và tổng trở Z toàn mạch bằng nhau và đều bằng 100 . Giảm điện dung một lượng [tex]\Delta C=\frac{0,125.10^{-3}}{II}[/tex]F thì tần số góc dao động riêng của mạch này khi đó là 80π rad/s. Tần số ω của nguồn điện xoay chiều bằng
 A. 100π rad/s.      B. 80π rad/s.                C. 50π rad/s.                    D. 40π rad/s.

Câu3.Một ống Rơn-ghen hoạt động dưới điện áp U = 50000 V. Khi đó cường độ dòng điện qua ống Rơn-ghen là I = 5 mA. Giả thiết 1% năng lượng của chïm electron được chuyển hóa thành năng lượng của tia X và năng lượng trung bình của các tia X sinh ra bằng 75% năng lượng của tia có bước sóng ngắn nhất. Biết electron phát ra khỏi catot với vận tôc bằng 0. Tính số photon của tia X phát ra trong 1 giây?
A. 4,2.1014                     B. 4,2.1015 .           C. 3,125.1015 .    D. 3,125.1016 .

Câu4.Cho đoạn mạch RLC mắc nối tiếp, với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch luôn ổn định. Cho L thay đổi. Khi L = L1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện có giá trị lớn nhất, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R bằng 220 V. Khi L = L2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm có giá trị lớn nhất và bằng 275V, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở bằng 132 V. Lúc này điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện là:
 A. 96 V               B. 99 V                   C. 451 V.                       D. 457 V.

Câu5.Một đoạn mạch AB gồm cuộn cảm thuần độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C thay đổi được theo thứ tự đó mắc nối tiếp. M và N lần lượt là điểm nối giữa L và R; giữa R và C . Đặt vào hai đầu AB điện áp xoay chiều có biểu thức  (với U và ω không đổi). Điện trở thuần R có giá trị bằng [tex]\sqrt{2}[/tex] lần cảm kháng. Điều chỉnh để C = C1 thì điện áp tức thời giữa hai điểm AN lệch pha π/2 so với điện áp tức thời giữa hai điểm MB. Khi C = C2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai điểm AM đạt cực đại. Hệ thức liên hệ giữa C1 và C2 là:
A.C1=[tex]\sqrt{2}[/tex]C2           B. C1 = 2C2.         C.C1=C2/[tex]\sqrt{2}[/tex]    D. C1=C2/2


Tiêu đề: Trả lời: Một số câu CK Học mãi nhờ MN!!
Gửi bởi: Quang Dương trong 05:35:41 pm Ngày 25 Tháng Năm, 2012
1.Chiếu một tia sáng màu lục từ thủy tinh tới mặt phân cách của nó với môi trường không khí, người ta thấy tia ló đi là là mặt phân cách giữa hai môi trường. Thay tia sáng lục bằng một chùm tia sáng đa sắc song song, hẹp (chứa đồng thời bốn ánh sáng đơn sắc: màu đỏ, màu vàng, màu lam và màu tím) chiếu tới mặt phân cách trên theo đúng hướng cũ thì chùm tia sáng ló ra ngoài không khí là
A. ba chùm tia sáng: màu vàng, màu lam và màu tím.
 B. hai chùm tia sáng: màu đỏ và màu vàng.
C. bốn chùm tia sáng: màu đỏ, màu vàng, màu lam và màu tím.
 D. hai chùm tia sáng: màu lam và màu tím.


Khi ánh sáng đi từ mt có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ thì sẽ bị PXTP tại mặt phân cách nếu góc tới thỏa ĐK : [tex]i \geq i_{gh} \Leftrightarrow sni \geq sini_{gh} = \frac{1}{n}[/tex]

Ứng với ánh sáng có chiết suất càng lớn thì [tex]i_{gh}[/tex] càng nhỏ nên sẽ bị PXTP trước !

Theo giả thiết ánh sáng lục bắt đầu PXTP nên các thành phần lam và tím đã PXTP còn các thành phần chưa PXTP. Đáp án B



Tiêu đề: Trả lời: Một số câu CK Học mãi nhờ MN!!
Gửi bởi: mark_bk99 trong 05:53:02 pm Ngày 25 Tháng Năm, 2012
Thanks thầy Dương nhiều ạ ,xem trên Youtube phần luyện thi ĐH của thầy Long em cũng hiểu thêm nhiều rồi 
Bạn nào còn khó khăn về phần này thì xem tại đây nhé  :D http://www.youtube.com/watch?v=y_hfGboDFWshttp://


Tiêu đề: Trả lời: Một số câu CK Học mãi nhờ MN!!
Gửi bởi: kydhhd trong 06:15:57 pm Ngày 25 Tháng Năm, 2012


Câu2.Một cuộn dây không thuần cảm nối tiếp với tụ điện C thay đổi được trong mạch điện xoay chiều có điện áp u=Uocos(wt)V . Ban đầu dung kháng ZC, tổng trở cuộn dây ZLr và tổng trở Z toàn mạch bằng nhau và đều bằng 100 . Giảm điện dung một lượng [tex]\Delta C=\frac{0,125.10^{-3}}{II}[/tex]F thì tần số góc dao động riêng của mạch này khi đó là 80π rad/s. Tần số ω của nguồn điện xoay chiều bằng
 A. 100π rad/s.      B. 80π rad/s.                C. 50π rad/s.                    D. 40π rad/s.


Từ ĐK đầu bài ta có: [tex]Zc^{2}=r^{2}+Zl^{2}=r^{2}+(Zl-Zc)^{2}\Rightarrow Zc=2Zl=100\Rightarrow \omega ^{2}=\frac{1}{2LC}[/tex]
tần số dao động riwwng của mạch là:[tex](80\Pi )^{2}=\frac{1}{L(C-\Delta C)}\Rightarrow L.C-L\Delta C=\frac{1}{80^{2}.10}\Rightarrow \frac{1}{2\omega^{2}}-\frac{50}{\omega }.\frac{0,125.10^{-3}}{\Pi }=\frac{1}{80^{2}.10}[/tex]
giải phương trình bâc 2 này ra ta được: [tex]\omega =40\Pi[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Một số câu CK Học mãi nhờ MN!!
Gửi bởi: kydhhd trong 10:46:54 pm Ngày 25 Tháng Năm, 2012


Câu4.Cho đoạn mạch RLC mắc nối tiếp, với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch luôn ổn định. Cho L thay đổi. Khi L = L1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện có giá trị lớn nhất, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R bằng 220 V. Khi L = L2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm có giá trị lớn nhất và bằng 275V, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở bằng 132 V. Lúc này điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện là:
 A. 96 V               B. 99 V                   C. 451 V.                       D. 457 V.

[tex]Uc=\frac{U}{\sqrt{R^{2}+(Zl-Zc)^{2}}}Zc\Rightarrow Ucmax\Rightarrow Zl=Zc\Rightarrow U=U_{R}=220V[/tex]
+[tex]220^{2}=132^{2}+(275-Uc')^{2}\Rightarrow Uc'=99V[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Một số câu CK Học mãi nhờ MN!!
Gửi bởi: kydhhd trong 10:56:08 pm Ngày 25 Tháng Năm, 2012

Câu5.Một đoạn mạch AB gồm cuộn cảm thuần độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C thay đổi được theo thứ tự đó mắc nối tiếp. M và N lần lượt là điểm nối giữa L và R; giữa R và C . Đặt vào hai đầu AB điện áp xoay chiều có biểu thức  (với U và ω không đổi). Điện trở thuần R có giá trị bằng  lần cảm kháng. Điều chỉnh để C = C1 thì điện áp tức thời giữa hai điểm AN lệch pha π/2 so với điện áp tức thời giữa hai điểm MB. Khi C = C2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai điểm AM đạt cực đại. Hệ thức liên hệ giữa C1 và C2 là:
A.C1=[tex]\sqrt{2}[/tex]C2           B. C1 = 2C2.         C.C1=C2/[tex]\sqrt{2}[/tex]    D. C1=C2/2
bạn xem lại chổ màu đỏ R bằng bao nhiêu lần Zl


Tiêu đề: Trả lời: Một số câu CK Học mãi nhờ MN!!
Gửi bởi: mark_bk99 trong 11:23:53 pm Ngày 25 Tháng Năm, 2012

Câu5.Một đoạn mạch AB gồm cuộn cảm thuần độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C thay đổi được theo thứ tự đó mắc nối tiếp. M và N lần lượt là điểm nối giữa L và R; giữa R và C . Đặt vào hai đầu AB điện áp xoay chiều có biểu thức  (với U và ω không đổi). Điện trở thuần R có giá trị bằng  lần cảm kháng. Điều chỉnh để C = C1 thì điện áp tức thời giữa hai điểm AN lệch pha π/2 so với điện áp tức thời giữa hai điểm MB. Khi C = C2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai điểm AM đạt cực đại. Hệ thức liên hệ giữa C1 và C2 là:
A.C1=[tex]\sqrt{2}[/tex]C2           B. C1 = 2C2.         C.C1=C2/[tex]\sqrt{2}[/tex]    D. C1=C2/2
bạn xem lại chổ màu đỏ R bằng bao nhiêu lần Zl
Sr R=[tex]\sqrt{2}ZL[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Một số câu CK Học mãi nhờ MN!!
Gửi bởi: kydhhd trong 12:20:47 am Ngày 26 Tháng Năm, 2012

Câu5.Một đoạn mạch AB gồm cuộn cảm thuần độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C thay đổi được theo thứ tự đó mắc nối tiếp. M và N lần lượt là điểm nối giữa L và R; giữa R và C . Đặt vào hai đầu AB điện áp xoay chiều có biểu thức  (với U và ω không đổi). Điện trở thuần R có giá trị bằng  lần cảm kháng. Điều chỉnh để C = C1 thì điện áp tức thời giữa hai điểm AN lệch pha π/2 so với điện áp tức thời giữa hai điểm MB. Khi C = C2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai điểm AM đạt cực đại. Hệ thức liên hệ giữa C1 và C2 là:
A.C1=[tex]\sqrt{2}[/tex]C2           B. C1 = 2C2.         C.C1=C2/[tex]\sqrt{2}[/tex]    D. C1=C2/2
bạn xem lại chổ màu đỏ R bằng bao nhiêu lần Zl
Sr R=[tex]\sqrt{2}ZL[/tex]

Uan vuông pha với Umb thì
[tex]\frac{Zl}{R}=\frac{R}{Zc1}\Rightarrow Zc1=\frac{R^{2}}{Zl}=2Zl[/tex]
Để Uam cực đại thì Zl=Zc2(công hưởng)
[tex]Zc1=2Zc2\Rightarrow c1=\frac{c2}{2}[/tex]