Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: arsenal2011 trong 06:09:29 pm Ngày 18 Tháng Năm, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=8771



Tiêu đề: Dao động cơ và lăng kính cần giúp đỡ
Gửi bởi: arsenal2011 trong 06:09:29 pm Ngày 18 Tháng Năm, 2012
Câu 1:   Con lắc lò xo thẳng đứng, lò xo có độ cứng [tex]k=100N/m[/tex], vật nặng có khối lượng  [tex]m=1kg[/tex]. Nâng vật lên cho lò xo có chiều dài tự nhiên rồi thả nhẹ để con lắc dao động. Bỏ qua mọi lực cản. Khi vật m tới vị trí thấp nhất thì nó tự động được gắn thêm vật  [tex]m_{0}=500g[/tex] một cách nhẹ nhàng. Chọn gốc thế năng là vị trí cân bằng. Lấy [tex]g=10m/s^{2}[/tex]. Hỏi năng lượng dao động của hệ thay đổi một lượng bằng bao nhiêu?
A. Giảm 0,375J   
B. Tăng 0,125J   
C. Giảm 0,25J   
D. Tăng 0,25J

Câu 2:   Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng [tex]\alpha =30^{0}[/tex]. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng thay đổi cùng với sự tăng khoảng cách x tính từ đỉnh mặt phẳng nghiêng theo qui luật [tex]\mu =0,1x[/tex]. Vật dừng lại trước khi đến chân mặt phẳng nghiêng. Lấy [tex]g=10m/s^{2}[/tex]. Thời gian kể từ lúc vật bắt đầu trượt cho tới khi dừng lại là.
A. t = 2,675s   
B. t = 3,375s   
C. t = 5,356s   
D. t = 4,378s

Câu 3:   Lăng kính có tiết diện là tam giác cân ABC, góc chiết quang [tex]A=120^{0}[/tex], chiết suất của lăng kính đối với mọi loại ánh sáng đều lớn hơn [tex]\sqrt{2}[/tex]. Chiếu tia sáng trắng tới mặt bên AB của lăng kính theo phương song song với BC sao cho toàn bộ chùm khúc xạ ở mặt AB truyền xuống BC. Tại BC chùm sáng sẽ:
A. Một phần phần chùm sáng phản xạ và một phần khúc xạ.
B. Phản xạ toàn phần lên AC rồi ló ra ngoài theo phương song song BC
C. Ló ra ngoài theo phương song song AB
D. Ló ra ngoài theo phương song song AC


Tiêu đề: Trả lời: Dao động cơ và lăng kính cần giúp đỡ
Gửi bởi: Hoàng Anh Tài trong 10:11:09 pm Ngày 18 Tháng Năm, 2012

Câu 2:   Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng [tex]\alpha =30^{0}[/tex]. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng thay đổi cùng với sự tăng khoảng cách x tính từ đỉnh mặt phẳng nghiêng theo qui luật [tex]\mu =0,1x[/tex]. Vật dừng lại trước khi đến chân mặt phẳng nghiêng. Lấy [tex]g=10m/s^{2}[/tex]. Thời gian kể từ lúc vật bắt đầu trượt cho tới khi dừng lại là.
A. t = 2,675s   
B. t = 3,375s   
C. t = 5,356s   
D. t = 4,378s

Bài này chắc không thi đại học rồi!

- Xét khi vật ở vị trí cách đỉnh dốc khoảng x:
+ Phương trình định luật II cho vật: [tex]mgsin\alpha -\mu mgcos\alpha =mx''[/tex]

==> [tex]gsin\alpha -0,1gcos\alpha .x=x''[/tex] ==> [tex]x'' + 0,1gcos\alpha (x-10tan\alpha)=0[/tex] (1)

+ Đặt [tex]X=x-10tan\alpha \Rightarrow X''=x''[/tex]
(1) trở thành: [tex]X'' + (0,1gcos\alpha )X=0[/tex] (2)
- Như vậy Khi đi từ đỉnh dôc đến lúc dừng lại X biến thiên điều hòa! Thời gian từ đỉnh dôc đến lúc dừng lại = thời gian giữa hai lần liên tiếp v = 0 và bằng T/2

[tex]t=\frac{T}{2}=\frac{1}{2}\frac{2\Pi}{\sqrt{0,1gcos\alpha }} = 3,37581004s[/tex]






Tiêu đề: Trả lời: Dao động cơ và lăng kính cần giúp đỡ
Gửi bởi: arsenal2011 trong 12:17:57 am Ngày 19 Tháng Năm, 2012
Giúp mình nốt 2 câu còn lại với mọi người


Tiêu đề: Trả lời: Dao động cơ và lăng kính cần giúp đỡ
Gửi bởi: Điền Quang trong 01:20:46 pm Ngày 19 Tháng Năm, 2012

Câu 2:   Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng [tex]\alpha =30^{0}[/tex]. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng thay đổi cùng với sự tăng khoảng cách x tính từ đỉnh mặt phẳng nghiêng theo qui luật [tex]\mu =0,1x[/tex]. Vật dừng lại trước khi đến chân mặt phẳng nghiêng. Lấy [tex]g=10m/s^{2}[/tex]. Thời gian kể từ lúc vật bắt đầu trượt cho tới khi dừng lại là.
A. t = 2,675s   
B. t = 3,375s   
C. t = 5,356s   
D. t = 4,378s


Bài này hồi xưa có trao đổi với thầy Ngulau rồi, Arsenal xem tại đây (http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=605.0)