Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: lequyen94th trong 09:58:11 pm Ngày 13 Tháng Năm, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=8580



Tiêu đề: một số câu trong đề chuyên Nguyễn huệ
Gửi bởi: lequyen94th trong 09:58:11 pm Ngày 13 Tháng Năm, 2012
Câu 13: Chiếu lên bề mặt một tấm kim loại  có công thoát electrôn  là A = 2,1 eV  chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ=0,485μm. Người ta tách ra một chùm hẹp các electrôn quang điện có vận    tốc ban đầu cực đại hướng vào một không gian có cả điện trường đều E  và từ trường đều B. Ba véc tơ v, E,B vuông góc với nhau từng đôi một. Cho B = 5.10-4 T . Để các electrôn vẫn tiếp tục chuyển động thẳng và đều thì cường độ điện trường E có giá trị nào sau đây ?
A. 201,4 V/m.  B. 80544,2 V/m.  C. 40.28 V/m.  D. 402,8 V/m.

14: Chọn câu đúng khi nói về máy phát thanh đơn giản.
A. Sóng mang là sóng điện từ có biên độ lớn do máy phát dao động điện từ duy trì tạo ra.
B. Micro là dụng cụ làm tăng cường độ của sóng âm, làm ta nghe rõ hơn.
C. Trước khi truyền đến anten phát cần phải khuếch đại sóng âm tần.
D. Biến điệu biên độ là làm cho biên độ của sóng cao tần biến đổi với tần số bằng tần số của sóng âm

Câu 39: Một con lắc lò xo có độ cứng  k = 10N/m, khối lượng vật nặng m = 200g, dao động trên mặt
phẳng ngang, được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn 6cm. Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt bàn bằng μ = 0,1. Thời gian chuyển động thẳng của vật m từ lúc thả tay đến lúc vật m đi qua vị trí  lực đàn hồi của lò xo nhỏ nhất lần thứ 1 là :
A. 11,1 s.  B. 0,444 s.  C. 0,222 s.  D. 0,296 s.

Câu  44:  Cho  các  hạt  nhân  sau  :
11/23 Na, 26/56 Fe, 1/2 D,U 92/235.mAl27=26,974u,  mD=2,014u,  mNa=22,984u;
mFe=55,921u; mU235=235,124u mn=1,009u; mp=1,007u; 1u = 931,5 MeV/c2. Hạt bền nhân là :
A. 235/92U  B. 2/1 D       C. 23/11 Na  D. 56/26 Fe

Câu 19: Cho tế bào quang điện có công thoát electron của kim loại làm tế bào quang điện là 3,50eV.  Đặt vào hai đầu anốt và catốt của tế bào quang điện nói trên điện áp xoay chiều 
u AK=3cos(10pi t +pi/3)(V)Chiếu vào catốt của tế bào quang điện bức xạ có bước sóng 0,248μm. Trong khoảng thời gian ∆t=3,25T
tính từ thời điểm t=0 (T là chu kì dao động của điện áp) dòng điện không chạy qua tế bào quang điện
trong khoảng thời gian là
A. 5/24s B. 13/60.  C. 53/120 D. 5  /12

Câu 21: Một đồng hồ quả lắc, con lắc xem như con lắc đơn có chu kì T=2(s), khối lượng 1(kg). Biên độ ban đầu của con lắc là 5độ . Do có lực cản nên con lắc dừng lại sau 40s. Cho g=10m/s2
. Tính lực cản:
A. 0,011(N).  B. 0,11(N).  C. 0,022(N).  D. 0,625(N).

Câu 28: Trên sợi dây thẳng có sóng dừng, khoảng cách giữa một nút và nút thứ 4 bên phải nó là 15 cm. Độ lệch pha giữa hai điểm M, N (M không trùng với nút sóng) trên dây cách nhau 1,875cm có thể có giá trị bằng giá trị nào trong các giá trị sau :
A. π/8 rad.  B. 3π/4 rad.  C. π/2 rad.  D. π rad.   câu này em làm la pi/2 :-t
 nhờ các thầy chỉ bảo giúp ,chỉ còn 1,5 tháng nữa thôi  [-O< [-O<


Tiêu đề: Trả lời: một số câu trong đề chuyên Nguyễn huệ
Gửi bởi: hiepsi_4mat trong 10:19:30 pm Ngày 13 Tháng Năm, 2012
Câu 13: Chiếu lên bề mặt một tấm kim loại  có công thoát electrôn  là A = 2,1 eV  chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ=0,485μm. Người ta tách ra một chùm hẹp các electrôn quang điện có vận    tốc ban đầu cực đại hướng vào một không gian có cả điện trường đều E  và từ trường đều B. Ba véc tơ v, E,B vuông góc với nhau từng đôi một. Cho B = 5.10-4 T . Để các electrôn vẫn tiếp tục chuyển động thẳng và đều thì cường độ điện trường E có giá trị nào sau đây ?
A. 201,4 V/m.  B. 80544,2 V/m.  C. 40.28 V/m.  D. 402,8 V/m.
Trước tiên ta áp dụng hệ thức:[tex]\frac{hc}{\lambda }=A+\frac{1}{2}mv^{2}\Rightarrow v=\sqrt{\frac{2hc}{m\lambda }-\frac{2A}{m}}=0,4027.10^{6}m/s[/tex]
Để electron chuyển động thẳng thì lực từ phải cân bằng lực Lorenxo:[tex]\left|q \right|.v.B=\left|q \right|.E\Rightarrow E=v.B=0,4027.10^{6}.5.10^{-4}=201,4V/m[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: một số câu trong đề chuyên Nguyễn huệ
Gửi bởi: hiepsi_4mat trong 10:26:58 pm Ngày 13 Tháng Năm, 2012
14: Chọn câu đúng khi nói về máy phát thanh đơn giản.
A. Sóng mang là sóng điện từ có biên độ lớn do máy phát dao động điện từ duy trì tạo ra.
B. Micro là dụng cụ làm tăng cường độ của sóng âm, làm ta nghe rõ hơn.
C. Trước khi truyền đến anten phát cần phải khuếch đại sóng âm tần.
D. Biến điệu biên độ là làm cho biên độ của sóng cao tần biến đổi với tần số bằng tần số của sóng âm

Câu  44:  Cho  các  hạt  nhân  sau  :
11/23 Na, 26/56 Fe, 1/2 D,U 92/235.mAl27=26,974u,  mD=2,014u,  mNa=22,984u;
mFe=55,921u; mU235=235,124u mn=1,009u; mp=1,007u; 1u = 931,5 MeV/c2. Hạt bền nhân là :
A. 235/92U  B. 2/1 D       C. 23/11 Na  D. 56/26 Fe



Tiêu đề: Trả lời: một số câu trong đề chuyên Nguyễn huệ
Gửi bởi: lequyen94th trong 06:04:06 pm Ngày 14 Tháng Năm, 2012
câu 39 đi ạ ,em làm không ra kết quả


Tiêu đề: Trả lời: một số câu trong đề chuyên Nguyễn huệ
Gửi bởi: Fc Barcelona trong 03:02:17 am Ngày 15 Tháng Năm, 2012
câu 39 đi ạ ,em làm không ra kết quả
Cái này nhờ các thầy vẽ hình giúp đi
lực đàn hồi nhỏ nhất bằng 0
do vật dao động tắt dần nên trong 1/2 chu kì nó dao động điêu hòa và trong 1/2 chu kì đầu tiên dao động với biên độ A'=(A-[tex]\frac{\mu mg}{k}[/tex])=4 cm => t=T/4+T/12=T/3=>0,296


Tiêu đề: Trả lời: một số câu trong đề chuyên Nguyễn huệ
Gửi bởi: Quang Dương trong 07:01:46 am Ngày 15 Tháng Năm, 2012

Câu 39: Một con lắc lò xo có độ cứng  k = 10N/m, khối lượng vật nặng m = 200g, dao động trên mặt
phẳng ngang, được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn 6cm. Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt bàn bằng μ = 0,1. Thời gian chuyển động thẳng của vật m từ lúc thả tay đến lúc vật m đi qua vị trí  lực đàn hồi của lò xo nhỏ nhất lần thứ 1 là :
A. 11,1 s.  B. 0,444 s.  C. 0,222 s.  D. 0,296 s.


Em cố gắng tuân thủ nối qui của diễn đàn thì được giúp nhanh hơn !

Dưới tác dụng của lực ma sát , trong mỗi giai đoạn con lắc chuyển động theo một chiều tuân theo quy luật :

[tex]x = Acos(\omega t+\varphi )[/tex] Với và gốc tọa độ là vị trí lực đàn hồi cân bằng với lực ma sát Tại vị trí này độ dãn của lò xo  là :

[tex]\Delta l_0 = \frac{\mu mg}{k} = 2cm[/tex]

Do đó : [tex]A = \Delta l - \Delta l_{0}= 6 - 2 = 4(cm)[/tex]

Tại vị trí lực đàn hồi của lò xo nhỏ nhất lần thứ 1 ( lò xo không biến dạng ), ta có : [tex] x_1 = - \Delta l_{0}[/tex]

Dùng vecto quay ta tính được thời gian đi từ vị trí : [tex]x_{0} = A[/tex] đến vị trí : [tex]x_{1} =  - \Delta l_{0}[/tex]

[tex]\Delta t = \frac{T}{4} + \frac{T}{12} = \frac{T}{3} = 0,296 s[/tex]






Tiêu đề: Trả lời: một số câu trong đề chuyên Nguyễn huệ
Gửi bởi: lequyen94th trong 01:52:32 pm Ngày 15 Tháng Năm, 2012
Câu 21: Một đồng hồ quả lắc, con lắc xem như con lắc đơn có chu kì T=2(s), khối lượng 1(kg). Biên độ ban đầu của con lắc là 5độ . Do có lực cản nên con lắc dừng lại sau 40s. Cho g=10m/s2
. Tính lực cản:
A. 0,011(N).  B. 0,11(N).  C. 0,022(N).  D. 0,625(N).
câu này phải dùng công thức gì thưa thầy, :-\ em chỉ biết ct của con lắc lò xo thôi

Câu 28: Trên sợi dây thẳng có sóng dừng, khoảng cách giữa một nút và nút thứ 4 bên phải nó là 15 cm. Độ lệch pha giữa hai điểm M, N (M không trùng với nút sóng) trên dây cách nhau 1,875cm có thể có giá trị bằng giá trị nào trong các giá trị sau :
A. π/8 rad.  B. 3π/4 rad.  C. π/2 rad.  D. π rad.   
câu này em làm phi =2pi*d/lamđa=pi/2 nhưng đáp án là pi  ,thầy có thể giải thích hộ em dc ko ạ


Tiêu đề: Trả lời: một số câu trong đề chuyên Nguyễn huệ
Gửi bởi: Quang Dương trong 05:03:16 pm Ngày 15 Tháng Năm, 2012

Câu 28: Trên sợi dây thẳng có sóng dừng, khoảng cách giữa một nút và nút thứ 4 bên phải nó là 15 cm. Độ lệch pha giữa hai điểm M, N (M không trùng với nút sóng) trên dây cách nhau 1,875cm có thể có giá trị bằng giá trị nào trong các giá trị sau :
A. π/8 rad.  B. 3π/4 rad.  C. π/2 rad.  D. π rad.  
câu này em làm phi =2pi*d/lamđa=pi/2 nhưng đáp án là pi  ,thầy có thể giải thích hộ em dc ko ạ

Khoảng cách giữa một nút và nút thứ 4 bên phải nó là 4[tex]\frac{\lambda}{2}[/tex] = 15 cm [tex]\Rightarrow \lambda =\frac{15}{2} = 7,5 cm[/tex]

Chiều dài của một bó sóng : [tex]\frac{\lambda}{2} = 3,75cm[/tex]

Nghĩa là hai điểm M và N hoặc nằm ở trong cùng một bó sóng nên chúng dao động cùng pha ; hoặc nằm ở hai bó sóng liền kề nhau nên chúng dao động ngược pha . Vậy đáp án có thể thừa nhận được là D

Em chỉ có thể sử dụng phi =2pi*d/lamđa khi chỉ có một sóng lan truyền


Tiêu đề: Trả lời: một số câu trong đề chuyên Nguyễn huệ
Gửi bởi: Quang Dương trong 05:07:09 pm Ngày 15 Tháng Năm, 2012
Câu 21: Một đồng hồ quả lắc, con lắc xem như con lắc đơn có chu kì T=2(s), khối lượng 1(kg). Biên độ ban đầu của con lắc là 5độ . Do có lực cản nên con lắc dừng lại sau 40s. Cho g=10m/s2
. Tính lực cản:
A. 0,011(N).  B. 0,11(N).  C. 0,022(N).  D. 0,625(N).
câu này phải dùng công thức gì thưa thầy, :-\ em chỉ biết ct của con lắc lò xo thôi


Phương pháp giải quyết câu này tương tự như trong : bài này (http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5047.0) , nhưng vị trí cuối cùng của vật là VTCB


Tiêu đề: Trả lời: một số câu trong đề chuyên Nguyễn huệ
Gửi bởi: builinh2112 trong 05:22:19 pm Ngày 15 Tháng Năm, 2012
thầy Dương giải thích chỗ :
Khoảng cach giữa một nút và nút thứ tư bên phài nó là 4lamda
theo em nghi thì là 1,5 lamda chứ nhỉ? đây là song dừng mà???


Tiêu đề: Trả lời: một số câu trong đề chuyên Nguyễn huệ
Gửi bởi: Hoàng Anh Tài trong 09:46:30 pm Ngày 15 Tháng Năm, 2012
Câu 21: Một đồng hồ quả lắc, con lắc xem như con lắc đơn có chu kì T=2(s), khối lượng 1(kg). Biên độ ban đầu của con lắc là 5độ . Do có lực cản nên con lắc dừng lại sau 40s. Cho g=10m/s2
. Tính lực cản:
A. 0,011(N).  B. 0,11(N).  C. 0,022(N).  D. 0,625(N).
câu này phải dùng công thức gì thưa thầy, :-\ em chỉ biết ct của con lắc lò xo thôi


Phương pháp giải quyếc câu này tương tự như trong : bài này (http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5047.0) , nhưng vị trí cuối cùng của vật là VTCB
thầy ơi ,nhưng đây là con lắc đơn ,em tính rồi ,ra đáp số 0,625N ,đáp án lại là 0,011N thầy ạ ,nhờ thầy giải hộ em cái ạ

- Độ giảm biên độ sau 1 chu kì: [tex]\alpha _o-\alpha _1=\frac{4Fc}{mg}[/tex]

==> Độ giảm biên độ sau N chu kì: [tex]\alpha _o-\alpha _N=\frac{N.4Fc}{mg}[/tex]

- Khi con lắc dừng lại: [tex]\alpha _N=0\Rightarrow F_c=\frac{mg\alpha _o}{4N}=\frac{mg\alpha _o}{4\frac{t}{T}} = \frac{1.10.\frac{5\Pi }{180}}{4.\frac{40}{2}} = 0,010908307[/tex]