Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: gmvd trong 06:24:28 pm Ngày 12 Tháng Năm, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=8535



Tiêu đề: bài tập sóng cần giúp đỡ
Gửi bởi: gmvd trong 06:24:28 pm Ngày 12 Tháng Năm, 2012

Hai  nguồn  sóng  S1 ,S2   trên  bề  mặt  của  một  chất  lỏng,  cách  nhau  20cm dao  động  với  phương trình: u1 = 3cos(30[tex]\pi[/tex]t +[tex]\pi[/tex]/6 ) mm; u2 = 3sin(30[tex]\pi[/tex]t + [tex]\pi[/tex]/6 ) mm. Tốc độ truyền sóng trên bề mặt chất lỏng là 90cm/s. Coi biên độ của các sóng không thay đổi khi lan truyền. Tính khoảng cách giữa cách giữa hai điểm dao động với biên độ 3mm trên đoạn S1 S2 và nằm trong khoảng giữa hai điểm dao động với biên độ cực đại liên tiếp?
A. 2cm.   B. 3cm.   C. 0cm.   D. 1cm.

các  bạn giải giúp mình bài nay. tk


Tiêu đề: Trả lời: bài tập sóng cần giúp đỡ
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 09:37:33 pm Ngày 12 Tháng Năm, 2012

Hai  nguồn  sóng  S1 ,S2   trên  bề  mặt  của  một  chất  lỏng,  cách  nhau  20cm dao  động  với  phương trình: u1 = 3cos(30[tex]\pi[/tex]t +[tex]\pi[/tex]/6 ) mm; u2 = 3sin(30[tex]\pi[/tex]t + [tex]\pi[/tex]/6 ) mm. Tốc độ truyền sóng trên bề mặt chất lỏng là 90cm/s. Coi biên độ của các sóng không thay đổi khi lan truyền. Tính khoảng cách giữa cách giữa hai điểm dao động với biên độ 3mm trên đoạn S1 S2 và nằm trong khoảng giữa hai điểm dao động với biên độ cực đại liên tiếp?
A. 2cm.   B. 3cm.   C. 0cm.   D. 1cm.

các  bạn giải giúp mình bài nay. tk
Cách 1: Dùng T/C sóng dừng.
+ [tex]\lambda=v/f=6cm[/tex], Cực tiểu có biên độ 0 (coi như nút), cực đại có biên độ 6 (coi như bụng)
Nhận xét khoảng cách 2 điểm nằm trong koảng giữ 2 điểm cực đại liên tiếp ==> 2 điểm này đối xứng qua nút (cực tiểu)
+Gọi M là vị trí có biên độ 3cm
Áp dụng CT tính biên độ sóng dừng:
[tex]aM=Abung.sin(2\pi.d/\lambda) ==> 3=6.sin(2\pi.d/\lambda)=1/2 [/tex]
[tex]==> d=0,5cm[/tex](d khoảng cách từ M đến nút gần nó nhất). Lấy điểm N đối xứng M qua nút
==> MN=1cm
Cách 2: Tính thông qua biên độ tổng hợp.
Gọi O là trung điểm S1S2
+ Độ lệch pha hai sóng tới : [tex]\Delta \varphi=\frac{2\pi(d2-d1)}{\lambda}+\varphi_1-\varphi_2[/tex]
+ Công thức tính biên độ tổng hợp : [tex]A^2=A1^2+A2^2+2A1A2cos(\Delta \varphi)[/tex]
* Gọi M vị trí gần đường TT nhất có biên độ 3cm ==> [tex]\Delta \varphi=2\pi/3[/tex]
[tex]==> d_2-d_1=(\frac{1}{12})\lambda=2MO ==> MO=0,25cm[/tex]
* Gọi N vị trí cực tiểu gần đường TT nhất [tex]==> \Delta \varphi=\pi[/tex]
[tex]==> d2-d1=(\frac{1}{4})\lambda=2NO ==> NO=0,75cm [/tex]
==> Khỏang cách từ MN=0,5cm
* Lấy M' đối xứng M qua N [tex]==> MM'=1cm[/tex]