Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: onehitandrun trong 02:37:54 pm Ngày 12 Tháng Năm, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=8528



Tiêu đề: Điện xoay chiều + Sóng ánh sáng
Gửi bởi: onehitandrun trong 02:37:54 pm Ngày 12 Tháng Năm, 2012
1/Cho mạch xoay chiều RLC nối tiếp,giữa AM là R,giữa NB là cuộn dây không thuần cảm,điện trở [tex] R=80\Omega [/tex], [tex] u_{AB}=240\sqrt{2}cos{\omega}t (V) [/tex].Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là [tex] \sqrt{3} A [/tex],biết điện áp 2 đầu MB nhanh pha hơn điện áp 2 đầu AB là [tex] 30^0 [/tex].Điện áp hai đầu AB và AN vuông pha.Tính giá trị cảm kháng:
[tex] A.50\sqrt{3}    B.30\sqrt{23}    C.120\sqrt{3}   D.50\sqrt{23} [/tex]
2/Một mạch điện xoay chiều gồm RLC nối tiếp ( cuộn dây thuần cảm),tụ C biến thiên.Ban đầu giữ điện dung của tụ [tex] C=C_0 [/tex].Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế [tex] u=U\sqrt{2}cos{\omega}t [/tex] thì hiệu điện thế hai đầu cuộn dây là [tex] u_L=U\sqrt{2}cos({\omega}t + \frac{\pi}{3} ) [/tex].Bây giờ muốn mạch xảy ra cộng hưởng phải điều chỉnh điện dung của tụ là ?
[tex] A.\frac{5C_0}{7}                B.\frac{2C_0}{3} [/tex]
[tex] C.\frac{C_0}{2}                 D.\frac{C_0}{2}  [/tex]
3/Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng khe  Iâng,khoảng cách 2 khe a=1mm,khoảng cách 2 khe tới màn D=2m.Chiếu bang92 ánh sáng trắng có bước sóng thõa mãn từ [tex] 0,39.10^{-6}m \to 0,76.10^{-6}m [/tex].Khoảng cách gần nhất từ nơi có 2 vạch màu đơn sắc khác nhau trùng nhau đến vân sáng trung tâm ở trên sàn là:
A.2,32mm    B.2,31mm   C.2,34mm     D.2,3mm
Mong thày cô cùng mấy bạn giải giúp.Em xin chân thành cảm ơn


Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều + Sóng ánh sáng
Gửi bởi: hiepsi_4mat trong 04:00:05 pm Ngày 12 Tháng Năm, 2012
2/Một mạch điện xoay chiều gồm RLC nối tiếp ( cuộn dây thuần cảm),tụ C biến thiên.Ban đầu giữ điện dung của tụ [tex] C=C_0 [/tex].Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế [tex] u=U\sqrt{2}cos{\omega}t [/tex] thì hiệu điện thế hai đầu cuộn dây là [tex] u_L=U\sqrt{2}cos({\omega}t + \frac{\pi}{3} ) [/tex].Bây giờ muốn mạch xảy ra cộng hưởng phải điều chỉnh điện dung của tụ là ?
[tex] A.\frac{5C_0}{7}                B.\frac{2C_0}{3} [/tex]
[tex] C.\frac{C_0}{2}                 D.\frac{C_0}{2}  [/tex]
Từ giả thiết ta có:[tex]u_{AB}[/tex] chậm pha hơn [tex]u_{L}[/tex] một góc [tex]\frac{\pi }{3}[/tex] vậy uAB nhanh pha hơn i góc [tex]\frac{\pi }{6}[/tex]. Ta có:[tex]tan\frac{\pi }{6}=\frac{1}{\sqrt{3}}=\frac{Z_{L}-Z_{C0}}{R}(1)[/tex]
Mặt khác điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm bằng điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch nên:[tex]Z_{L}=\sqrt{R^{2}+\left(Z_{L}-Z_{C} \right)^{2}}\Rightarrow Z^{2}_{L}=R^{2}+\left(Z_{L}-Z_{C} \right)^{2}(2)[/tex]
Từ (1) và (2) ta có:[tex]Z_{L}=\frac{2R}{\sqrt{3}}\Rightarrow Z_{C}=\frac{R}{\sqrt{3}}=\frac{Z_{L}}{2}[/tex]
Vậy để xảy ra cộng hưởng cần điều chỉnh ZC tăng gấp 2 lần tức là C = C0/2





Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều + Sóng ánh sáng
Gửi bởi: hiepsi_4mat trong 04:10:07 pm Ngày 12 Tháng Năm, 2012
Câu 1 và câu 3 không rõ ràng nên rất khó để mình giúp bạn