Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: onehitandrun trong 08:47:54 pm Ngày 10 Tháng Năm, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=8463



Tiêu đề: Điện xoay chiều + sóng dừng
Gửi bởi: onehitandrun trong 08:47:54 pm Ngày 10 Tháng Năm, 2012
1/Một dây đàn hồi có sóng dừng với 3 tần số liên tiếp: f1=75Hz,f2=125Hz,f3=175Hz.Tần số cơ bản của sóng dừng trên dây là:
A.25Hz       B.15Hz       C.50Hz          D.75Hz
2/Đặt một điện áp [tex] u=80cos{\omega}t (v) [/tex] vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm điện trở R,tụ điện C và cuộn dây không thuần cảm thì thấy công suất tiêu thụ của mạch là 40W,điện áp hiệu dụng [tex] U_R=U_L ,U_r=25V,U_C=60V [/tex].Điện trở thuần của cuộn dây bằng?
[tex] A.15\Omega     B.12\Omega       C.20\Omega     D.115\Omega [/tex]
3/Mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm lần lượt 3 phần tử:[tex] R=10\Omega [/tex],cuộn cảm có [tex] r=2\Omega [/tex] và [tex] L=0,2{\pi}H [/tex] ,tụ điện có điện dung [tex] C=\frac{10^{-3}}{\pi} F [/tex].Mắc vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U=120V và có tần số f thay đổi được.Vôn kế mắc vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm và tụ điện sẽ chỉ:
A.Hiệu điện thế tăng lên khi f tăng
B.Hiệu điện thế không đổi là 120V
C.Hiệu điện thế nhỏ nhất là 20V
D.Hiệu điện thế lớn nhất là 20V
 Mong thày cô cùng các bạn giải giúp em xin chân thành cảm on


Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều + sóng dừng
Gửi bởi: Daniel Phung trong 09:06:39 pm Ngày 10 Tháng Năm, 2012
câu 1: Đây là sóng âm do sáo phát ra (1 đầu tự do, 1 đầu cố định)
họa âm thứ n: [tex]f_{n}=n.f_{1}(Với f_{1} là âm cơ bản)[/tex]

75; 125; 175  ta thấy tương đương: 3 nhân 25; 5 nhân 25; 7 nhân 25
Đáp án là A (âm cơ bản là 25)



Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều + sóng dừng
Gửi bởi: Daniel Phung trong 09:42:48 pm Ngày 10 Tháng Năm, 2012
Câu 3: Gọi U(MN) là HĐT giữa 2 đầu cuộn dây và tụ điện
[tex]U_{MN}=\frac{120.\sqrt{2^{2}+(Z_{L}-Z_{C})^{2}}}{\sqrt{12^{2}+((Z_{L}-Z_{C})^{2}}}=\frac{120}{\sqrt{\frac{140}{4+(Z_{L}-Z_{C})^{2}}+1}}[/tex]

Từ biểu thức trên ta thấy khi f tăng thì U(MN) tăng.


Mong các thầy chỉ bảo


Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều + sóng dừng
Gửi bởi: kydhhd trong 10:05:40 pm Ngày 10 Tháng Năm, 2012
1
2/Đặt một điện áp [tex] u=80cos{\omega}t (v) [/tex] vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm điện trở R,tụ điện C và cuộn dây không thuần cảm thì thấy công suất tiêu thụ của mạch là 40W,điện áp hiệu dụng [tex] U_R=U_L ,U_r=25V,U_C=60V [/tex].Điện trở thuần của cuộn dây bằng?
[tex] A.15\Omega     B.12\Omega       C.20\Omega     D.115\Omega [/tex]
[tex]U^{2}=(UR+Ur)^{2}+(Ul-Uc)^{2}\Rightarrow \frac{80^{2}}{2}=(UR+25)^{2}+(UR-60)^{2}\Rightarrow UR=UL=17,7V[/tex]
[tex]P=I^{2}(R+r)=I(Ur+UR)\Rightarrow I=P/(UR+Ur)=40/(25+17,5)\Rightarrow r=\frac{25}{I}=\frac{25}{40}.42,5=26,5625\Omega[/tex]
sao không thấy đáp án


Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều + sóng dừng
Gửi bởi: liensn trong 10:25:26 pm Ngày 10 Tháng Năm, 2012
Câu 3: Gọi U(MN) là HĐT giữa 2 đầu cuộn dây và tụ điện
[tex]U_{MN}=\frac{120.\sqrt{2^{2}+(Z_{L}-Z_{C})^{2}}}{\sqrt{12^{2}+((Z_{L}-Z_{C})^{2}}}=\frac{120}{\sqrt{\frac{140}{4+(Z_{L}-Z_{C})^{2}}+1}}[/tex]

Từ biểu thức trên ta thấy khi f tăng thì U(MN) tăng.


Mong các thầy chỉ bảo

e chưa hỉeu c̉ong thức n`ay lắm
cac bạn có th̉ể nói ro  hon kh̉ong
cam on nhieu


Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều + sóng dừng
Gửi bởi: Daniel Phung trong 11:25:10 pm Ngày 10 Tháng Năm, 2012
Câu 3: Gọi U(MN) là HĐT giữa 2 đầu cuộn dây và tụ điện
[tex]U_{MN}=\frac{120.\sqrt{2^{2}+(Z_{L}-Z_{C})^{2}}}{\sqrt{12^{2}+((Z_{L}-Z_{C})^{2}}}=\frac{120}{\sqrt{\frac{140}{4+(Z_{L}-Z_{C})^{2}}+1}}[/tex]

Từ biểu thức trên ta thấy khi f tăng thì U(MN) tăng.


Mong các thầy chỉ bảo

e chưa hỉeu c̉ong thức n`ay lắm
cac bạn có th̉ể nói ro  hon kh̉ong
cam on nhieu

Ùh thì do mình cũng suy nghĩ đại thôi: [tex]U_{MN}=I.Z_{MN}=\frac{U}{Z}.Z_{MN}[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều + sóng dừng
Gửi bởi: Daniel Phung trong 06:23:42 pm Ngày 11 Tháng Năm, 2012
Câu 3: Gọi U(MN) là HĐT giữa 2 đầu cuộn dây và tụ điện
[tex]U_{MN}=\frac{120.\sqrt{2^{2}+(Z_{L}-Z_{C})^{2}}}{\sqrt{12^{2}+((Z_{L}-Z_{C})^{2}}}=\frac{120}{\sqrt{\frac{140}{4+(Z_{L}-Z_{C})^{2}}+1}}[/tex]

Từ biểu thức trên ta thấy khi f tăng thì U(MN) tăng.


Mong các thầy chỉ bảo

e chưa hỉeu c̉ong thức n`ay lắm
cac bạn có th̉ể nói ro  hon kh̉ong
cam on nhieu

Ùh thì do mình cũng suy nghĩ đại thôi: [tex]U_{MN}=I.Z_{MN}=\frac{U}{Z}.Z_{MN}[/tex]


Xin lỗi các thầy, em giải nhầm câu này mất rồi ạh
khi f tăng ta chưa thể kết luận vội về giá trị của [tex]\mid Z_{L}-Z_{C}\mid ,[/tex]
nên cách lập luận trước của em là không chính xác.
Từ biểu thức U(MN), ta thấy giá trị nhỏ nhất của U (MN) là 20 V. Khi Z(L) = Z(C)


Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều + sóng dừng
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:36:10 pm Ngày 11 Tháng Năm, 2012
1/Một dây đàn hồi có sóng dừng với 3 tần số liên tiếp: f1=75Hz,f2=125Hz,f3=175Hz.Tần số cơ bản của sóng dừng trên dây là:
A.25Hz       B.15Hz       C.50Hz          D.75Hz
làm sao biết đây là dây có mấy đầu cố định khi biết 2 tần số liên tiếp gây sóng dừng
f2:f1:a:b
a,b lệch 2 đơn vị là dây có 1 đầu cố định ==> f_{min}=(f1-f2)/2
a,b lệch 1 đơn vị là dây có 2 đầu cố định ==> f_{min}=f1-f2
***********************************************************************
Mánh: lấy f2:f1=5:3 lệch 2 đơn vị ==> dây 1 đầu cố định
[tex]f_{min}=\frac{f_2-f_1}{2}=25Hz[/tex]