Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: kimlongdinh383 trong 04:39:04 am Ngày 01 Tháng Năm, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=8113



Tiêu đề: bài tập về con lắc cần giúp đỡ
Gửi bởi: kimlongdinh383 trong 04:39:04 am Ngày 01 Tháng Năm, 2012
câu 1:Một toa xe trượt không ma sát trên một đường dốc xuống dưới, góc nghiêng của dốc so với mặt phẳng nằm ngang là α = 300.Treo lên trần toa xe một con lắc đơn gồm dây treo chiều dài l  = 1 m nối với một quả cầu nhỏ. Trong thời gian xe trượt xuống, kích thích cho con lắc dao động điều hoà với biên độ góc nhỏ. Bỏ qua ma sát, lấy g = 10 m/s2
. Chu kì dao động của con lắc là
  A:  2,135 s.  B:  1,849 s.  C:  2,294 s.  D:  1,721 s.

câu2:


Đoạn mạch nối tiếp gồm 3 phần tử: điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C mắc vào mạng điện xoay chiều có tần số f1 
thì cảm kháng là 36  [tex]\Omega[/tex]
  và dung kháng là 144 [tex]\Omega[/tex]
. Nếu mạng điện có tần số f2= 120 Hz thì cường độ dòng điện cùng pha với điện áp ở hai đầu
đoạn mạch. Giá trị f1 là
  A:  240 Hz.  B:  60 Hz.  C:  30 Hz.  D:  480 Hz.

câu 3:

Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a=1,5mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D=1,5m và nguồn sáng phát hai bức xạ có bước sóng λ1=480nm và λ2=640nm. Kích thước vùng giao thoa trên màn là p=2cm (chính giữa vùng giao thoa là vân sáng trung tâm) Số vân sáng quan sát được trên màn là 
 
A: 54. 
B: 72.   
C: 61. 
D: 51. 






Tiêu đề: Trả lời: bài tập về con lắc cần giúp đỡ
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:02:41 am Ngày 01 Tháng Năm, 2012
Đoạn mạch nối tiếp gồm 3 phần tử: điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C mắc vào mạng điện xoay chiều có tần số f1 
thì cảm kháng là 36  [tex]\Omega[/tex]
  và dung kháng là 144 [tex]\Omega[/tex]
. Nếu mạng điện có tần số f2= 120 Hz thì cường độ dòng điện cùng pha với điện áp ở hai đầu
đoạn mạch. Giá trị f1 là
  A:  240 Hz.  B:  60 Hz.  C:  30 Hz.  D:  480 Hz.
HD:
[tex]TH1: ZL/ZC=LC.\omega^2=36/144 ==> \omega^2=36/144LC[/tex]
TH2: Cộng hưởng [tex]==> \omega_0^2=1/LC ==> \omega^2=36\omega_0^2/144[/tex]
Trích dẫn
câu 3:

Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a=1,5mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D=1,5m và nguồn sáng phát hai bức xạ có bước sóng λ1=480nm và λ2=640nm. Kích thước vùng giao thoa trên màn là p=2cm (chính giữa vùng giao thoa là vân sáng trung tâm) Số vân sáng quan sát được trên màn là 
 
A: 54. 
B: 72.   
C: 61. 
D: 51. 
* Tìm số vân sáng bằng CT L/2i (lấy phần nguyên x 2 + 1)
+ Số vân lambda 1:[tex] L/2(\lambda_1.D/a)==> A=41[/tex]
+ Số vân lambda 2:[tex] L/2(\lambda_2.D/a)==>B=31[/tex]
+ Số vân trùng:
* [tex]k1/k2=\lambda2/\lambda1=4:3[/tex]
==> Số vân trùng : [tex]L/2(4.\lambda_1.D/a)==> C=11[/tex]
==> Tổng vân : [tex]A+B-C = 51[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: bài tập về con lắc cần giúp đỡ
Gửi bởi: hiepsi_4mat trong 10:22:25 am Ngày 01 Tháng Năm, 2012
câu 1:Một toa xe trượt không ma sát trên một đường dốc xuống dưới, góc nghiêng của dốc so với mặt phẳng nằm ngang là α = 300.Treo lên trần toa xe một con lắc đơn gồm dây treo chiều dài l  = 1 m nối với một quả cầu nhỏ. Trong thời gian xe trượt xuống, kích thích cho con lắc dao động điều hoà với biên độ góc nhỏ. Bỏ qua ma sát, lấy g = 10 m/s2
. Chu kì dao động của con lắc là
  A:  2,135 s.  B:  1,849 s.  C:  2,294 s.  D:  1,721 s.

Bạn chịu khó vẽ hình nhé! Khi xe xuống dốc nếu ta chọn hệ quy chiếu gắn với xe là hệ quy chiếu phi quán tính. Khi đó Trọng lực hiệu dụng là tổng hợp của hai lực là trọng lực P và lực quán tình Fqt[tex]\vec{P_{hd}}=\vec{P}+\vec{F_{qt}}\Rightarrow P^{2}_{hd}=P^{2}+F^{2}_{qt}+2P.F_{qt}.cos\left(90^{0}-30^{0} \right)[/tex]
Từ đó ta có:[tex]g_{hd}=\sqrt{g^{2}+a^{2}+2.g.a.cos60^{0}}(1)[/tex]
Khi xe xuống dốc nó sẽ có gia tốc a = g.sin 30=5m/s2
Vậy [tex]g_{hd}=\sqrt{175}=5\sqrt{7}m/s^{2}[/tex]
Vậy chu kỳ dao động của con lắc là:[tex]T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g_{hd}}}=1,72s[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: bài tập về con lắc cần giúp đỡ
Gửi bởi: Xuân Yumi trong 10:42:55 am Ngày 01 Tháng Năm, 2012

Bạn chịu khó vẽ hình nhé! Khi xe xuống dốc nếu ta chọn hệ quy chiếu gắn với xe là hệ quy chiếu phi quán tính. Khi đó Trọng lực hiệu dụng là tổng hợp của hai lực là trọng lực P và lực quán tình Fqt[tex]\vec{P_{hd}}=\vec{P}+\vec{F_{qt}}\Rightarrow P^{2}_{hd}=P^{2}+F^{2}_{qt}+2P.F_{qt}.cos\left(90^{0}-30^{0} \right)[/tex]
Từ đó ta có:[tex]g_{hd}=\sqrt{g^{2}+a^{2}+2.g.a.cos60^{0}}(1)[/tex]
Khi xe xuống dốc nó sẽ có gia tốc a = g.sin 30=5m/s2
Vậy [tex]g_{hd}=\sqrt{175}=5\sqrt{7}m/s^{2}[/tex]
Vậy chu kỳ dao động của con lắc là:[tex]T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g_{hd}}}=1,72s[/tex]


em ra khác thầy. em ra gia tốc biểu kiến là [tex]g'=5\sqrt{3}[/tex] cơ ạ. k biết thầy hay em sai nữa. :))


Tiêu đề: Trả lời: bài tập về con lắc cần giúp đỡ
Gửi bởi: hiepsi_4mat trong 10:46:06 am Ngày 01 Tháng Năm, 2012
ôi mình nhầm. Hii dạo này đầu óc chán lắm. Góc hợp giữa trọng lực và lực quán tính là góc 120 độ. Kết quả của bạn đúng đó. Xấu hổ quá ta


Tiêu đề: Trả lời: bài tập về con lắc cần giúp đỡ
Gửi bởi: hiepsi_4mat trong 10:49:40 am Ngày 01 Tháng Năm, 2012
T=2,135s. Xin lỗi nhé!


Tiêu đề: Trả lời: bài tập về con lắc cần giúp đỡ
Gửi bởi: Xuân Yumi trong 10:52:05 am Ngày 01 Tháng Năm, 2012
ôi mình nhầm. Hii dạo này đầu óc chán lắm.a

chưa đến tuổi của các thầy mà em còn tính [tex]T=\frac{2\pi }{f}[/tex] nữa là. thế chưa là gì đâu thầy ạ  :.))  :.))


Tiêu đề: Trả lời: bài tập về con lắc cần giúp đỡ
Gửi bởi: kydhhd trong 10:54:39 am Ngày 01 Tháng Năm, 2012
 =d> yumi, nhièu khi nghĩ 1 kiểu lại gõ 1 kiểu [-O<