Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: Quỷ Lệ. trong 08:42:29 pm Ngày 28 Tháng Tư, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=8070



Tiêu đề: Bài điện xoay chiều cần giải đáp.
Gửi bởi: Quỷ Lệ. trong 08:42:29 pm Ngày 28 Tháng Tư, 2012
2,Cho đoạn mạch gồm điện trở thuần R,cuộn cảm thuần có độ tự cảm [tex]L=\frac{0,4\sqrt{3}}{\pi } (H)[/tex] và tụ điện có điện dung [tex]C=\frac{10^{-3}}{4\pi \sqrt{3}}(F)[/tex] .Đoạn mạch được mắc vào một nguồn điện xoay chiều có tần số góc [tex]\omega[/tex] có thể thay đổi được .Khi cho [tex]\omega[/tex]  biến thiên từ 50pi(rad/s) đến 150pi(rad/s) cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch.
A.Tăng rồi sau đó giảm.
B.Giảm liên tục.
C.Tăng liên tục.
D.Giảm rồi sau đó tăng.

3,Trong một đoạn mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, công suất tiêu thụ trên cả đoạn mạch
A.Chỉ phụ thuộc vào giá trị điện trở thuần R của đoạn mạch.
B.luôn băng tổng công suất tiêu thụ trên các điện trở thuần.
C.Không phụ thuộc gì vào L và C.
D.Không thay đổi nếu ta mắc thêm vào đoạn mạch một tụ điện hoặc một cuộn dây thuần cảm.

4,Đoạn mạch xoay chiều gồm một cuộn dây mắc nối tiếp với một tụ điện.Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây giữa hai bản tụ hai đầu đoạn mạch lần lượt là UL,UC,U.Biết UL=UC.căn2 và U=UC.Nhận xét nào sau đây là đúng với đoạn mạch này?
A.Cuộn dây có điện trở thuần không đáng kể và dòng điện trong mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
B.Cuộn dây có điện trở thuần đáng kể và dòng điện trong mạch vuông pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
C.Cuộn dây có điện trở thuần đáng kể  và dòng điện trong mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
D.Do UL > UC nên ZL > ZC và trong mạch không thể thực hiện được cộng hưởng.

5,Đoạn mạch xoay chiều gồm một cuộn dây mắc nối tiếp với một tụ điện.Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây giữa hai bản tụ hai đầu đoạn mạch lần lượt là Ucd,UC,U.Biết Ucd=UC.căn2 và U=UC.Nhận xét nào sau đây là đúng với đoạn mạch này?
A.Vì Ucd khác UC nên suy ra ZL khác ZC,vậy trong mạch không xảy ra cộng hưởng.
B.Cuộn dây có điện trở thuần không đáng kể.
C.Cuộn dây có điện trở thuần đáng kể ,trong mạch không xảy ra hiện tượng cộng hưởng.
D.Cuộn dây có điện trở thuần đáng kể ,trong mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng.

6,Đặt vào hai đầu một đoạn mạch gồm điện trở thuần R,cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L=0,9/pi (H) và một tụ điện có điện dung thay đổi được mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều [tex]u=U\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{3}) (V)[/tex].Khi cho C thay đổi thì thấy rằng có 2 giá trị của C (C1 và C2) thì mạch tiêu  thụ cùng một công suất.Biết rằng [tex]C_{1}=a\frac{C_{1}}{2}[/tex] .C1 và C2 nhận giá trị nào sau đây?
[tex]A.C_{1}=\frac{10^{-3}}{6\pi };C_{2}=\frac{10^{-3}}{3\pi }      (F) [/tex]
[tex]B.C_{1}=\frac{10^{-3}}{5\pi };C_{2}=\frac{10^{-4}}{\pi }        (F)[/tex]
[tex]C.C_{1}=\frac{10^{-3}}{9\pi };C_{2}=\frac{10^{-3}}{4,5\pi }    (F) [/tex]
[tex]D.C_{1}=\frac{10^{-3}}{8\pi };C_{2}=\frac{10^{-3}}{4\pi }      (F)[/tex]








Tiêu đề: Trả lời: Bài điện xoay chiều cần giải đáp.
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 10:14:06 pm Ngày 28 Tháng Tư, 2012
2,Cho đoạn mạch gồm điện trở thuần R,cuộn cảm thuần có độ tự cảm [tex]L=\frac{0,4\sqrt{3}}{\pi } (H)[/tex] và tụ điện có điện dung [tex]C=\frac{10^{-3}}{4\pi \sqrt{3}}(F)[/tex] .Đoạn mạch được mắc vào một nguồn điện xoay chiều có tần số góc [tex]\omega[/tex] có thể thay đổi được .Khi cho [tex]\omega[/tex]  biến thiên từ 50pi(rad/s) đến 150pi(rad/s) cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch.
A.Tăng rồi sau đó giảm.
B.Giảm liên tục.
C.Tăng liên tục.
D.Giảm rồi sau đó tăng.


[tex]\omega = 50\pi : Z_L = 20\sqrt{3}\Omega , Z_C = 80\sqrt{3}\Omega[/tex]

[tex]\Rightarrow Z_L < Z_C[/tex]

tần số khi cộng hưởng: [tex]\omega _0 = \frac{1}{LC} = 100\pi[/tex]

vậy khi thay đổi [tex]\omega[/tex] từ 50pi đến 100pi thì I tăng đến giá trị cực đại rồi giảm. đáp án A



Tiêu đề: Trả lời: Bài điện xoay chiều cần giải đáp.
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 10:30:04 pm Ngày 28 Tháng Tư, 2012
4,Đoạn mạch xoay chiều gồm một cuộn dây mắc nối tiếp với một tụ điện.Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây giữa hai bản tụ hai đầu đoạn mạch lần lượt là UL,UC,U.Biết UL=UC.căn2 và U=UC.Nhận xét nào sau đây là đúng với đoạn mạch này?
A.Cuộn dây có điện trở thuần không đáng kể và dòng điện trong mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
B.Cuộn dây có điện trở thuần đáng kể và dòng điện trong mạch vuông pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
C.Cuộn dây có điện trở thuần đáng kể  và dòng điện trong mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
D.Do UL > UC nên ZL > ZC và trong mạch không thể thực hiện được cộng hưởng.

nếu cuộn dây thuần cảm thì [tex]U = \left|U_L - U_C \right| = 0[/tex] (!). vậy cuộn dây có r

[tex]U_d^2 = U_r^2 + U_L^2 = 2U_C^2[/tex] (1)

[tex]U^2 = U_r^2 + (U_L - U_C)^2[/tex] (2)

[tex]U = U_C[/tex] (3)

(1),(2),(3) [tex]\Rightarrow U_L = U_C[/tex] => cộng hưởng. đáp án C

( mình gọi điện áp 2 đầu cuộn dây là [tex]U_d[/tex] để dễ nhìn tí :D)









Tiêu đề: Trả lời: Bài điện xoay chiều cần giải đáp.
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 10:33:58 pm Ngày 28 Tháng Tư, 2012
2,Cho đoạn mạch gồm điện trở thuần R,cuộn cảm thuần có độ tự cảm [tex]L=\frac{0,4\sqrt{3}}{\pi } (H)[/tex] và tụ điện có điện dung [tex]C=\frac{10^{-3}}{4\pi \sqrt{3}}(F)[/tex] .Đoạn mạch được mắc vào một nguồn điện xoay chiều có tần số góc [tex]\omega[/tex] có thể thay đổi được .Khi cho [tex]\omega[/tex]  biến thiên từ 50pi(rad/s) đến 150pi(rad/s) cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch.
A.Tăng rồi sau đó giảm.
B.Giảm liên tục.
C.Tăng liên tục.
D.Giảm rồi sau đó tăng.

mình nhằm tính omega khi cộng hưởng thiếu căn, đã chỉnh lại

[tex]\omega = 50\pi : Z_L = 20\sqrt{3}\Omega , Z_C = 80\sqrt{3}\Omega[/tex]

[tex]\Rightarrow Z_L < Z_C[/tex]

tần số khi cộng hưởng: [tex]\omega _0 = \frac{1}{\sqrt{LC}} = 100\pi[/tex]


vậy khi thay đổi [tex]\omega[/tex] từ 50pi đến 100pi thì I tăng đến giá trị cực đại rồi giảm. đáp án A


Tiêu đề: Trả lời: Bài điện xoay chiều cần giải đáp.
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 10:39:06 pm Ngày 28 Tháng Tư, 2012

5,Đoạn mạch xoay chiều gồm một cuộn dây mắc nối tiếp với một tụ điện.Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây giữa hai bản tụ hai đầu đoạn mạch lần lượt là Ucd,UC,U.Biết Ucd=UC.căn2 và U=UC.Nhận xét nào sau đây là đúng với đoạn mạch này?
A.Vì Ucd khác UC nên suy ra ZL khác ZC,vậy trong mạch không xảy ra cộng hưởng.
B.Cuộn dây có điện trở thuần không đáng kể.
C.Cuộn dây có điện trở thuần đáng kể ,trong mạch không xảy ra hiện tượng cộng hưởng.
D.Cuộn dây có điện trở thuần đáng kể ,trong mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng.

trùng với câu 4 rồi. ^-^


Tiêu đề: Trả lời: Bài điện xoay chiều cần giải đáp.
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 10:42:35 pm Ngày 28 Tháng Tư, 2012
3,Trong một đoạn mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, công suất tiêu thụ trên cả đoạn mạch
A.Chỉ phụ thuộc vào giá trị điện trở thuần R của đoạn mạch.
B.luôn băng tổng công suất tiêu thụ trên các điện trở thuần.
C.Không phụ thuộc gì vào L và C.
D.Không thay đổi nếu ta mắc thêm vào đoạn mạch một tụ điện hoặc một cuộn dây thuần cảm.

5,Đoạn mạch xoay chiều gồm một cuộn dây mắc nối tiếp với một tụ điện.Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây giữa hai bản tụ hai đầu đoạn mạch lần lượt là Ucd,UC,U.Biết Ucd=UC.căn2 và U=UC.Nhận xét nào sau đây là đúng với đoạn mạch này?
A.Vì Ucd khác UC nên suy ra ZL khác ZC,vậy trong mạch không xảy ra cộng hưởng.
B.Cuộn dây có điện trở thuần không đáng kể.
C.Cuộn dây có điện trở thuần đáng kể ,trong mạch không xảy ra hiện tượng cộng hưởng.
D.Cuộn dây có điện trở thuần đáng kể ,trong mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng.


Tiêu đề: Trả lời: Bài điện xoay chiều cần giải đáp.
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 10:47:19 pm Ngày 28 Tháng Tư, 2012
6,Đặt vào hai đầu một đoạn mạch gồm điện trở thuần R,cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L=0,9/pi (H) và một tụ điện có điện dung thay đổi được mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều [tex]u=U\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{3}) (V)[/tex].Khi cho C thay đổi thì thấy rằng có 2 giá trị của C (C1 và C2) thì mạch tiêu  thụ cùng một công suất.Biết rằng [tex]C_{1}=a\frac{C_{1}}{2}[/tex] .C1 và C2 nhận giá trị nào sau đây?
[tex]A.C_{1}=\frac{10^{-3}}{6\pi };C_{2}=\frac{10^{-3}}{3\pi }      (F) [/tex]
[tex]B.C_{1}=\frac{10^{-3}}{5\pi };C_{2}=\frac{10^{-4}}{\pi }        (F)[/tex]
[tex]C.C_{1}=\frac{10^{-3}}{9\pi };C_{2}=\frac{10^{-3}}{4,5\pi }    (F) [/tex]
[tex]D.C_{1}=\frac{10^{-3}}{8\pi };C_{2}=\frac{10^{-3}}{4\pi }      (F)[/tex]
C1,C2 cho cùng công suất ==> cho cùng I [tex]==> Z1=Z2 ==> ZL=\frac{ZC1+ZC2}{2}[/tex]
mà [tex]C1=C2/2 ==> ZC1=2ZC2 ==> ZL=3ZC2/2 ==> ZC2,ZC1[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Bài điện xoay chiều cần giải đáp.
Gửi bởi: Xuân Yumi trong 11:01:53 pm Ngày 28 Tháng Tư, 2012
 thầy TrieuBeo có  1 CT : [tex]ZL=\frac{ZC1+ZC2}{2}[/tex]
từ công thức này và nhìn qua đáp án thì bạn cũng có thể chọn đáp án đúng.

Nhưng sao em k thấy Đ.án nào thỏa mãn vậy thầy TrieuBeo ơi