Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: bopchip trong 01:54:03 am Ngày 28 Tháng Tư, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=8050



Tiêu đề: Lí thuyết điện xc và sóng cơ
Gửi bởi: bopchip trong 01:54:03 am Ngày 28 Tháng Tư, 2012
Nhờ các thầy giúp cháu hai bài lí thuyết này ạ.
Bài 1
Theo mắc xoen từ trường biến thiên theo thời gian làm xuất hiện điện trường xoáy. Giống với điện trường tĩnh, điện trường xoáy cũng:
A. Có điện thế và hiệu điện thế UMN=VM-VN=[tex]\frac{A_{MN}}{q}[/tex]
B. Có đường sức điện là những đường cong kín.
C. Tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.
D. Có đường sức điện là những đường cong không khép kín.
Đáp án : C. Câu B, C thì cháu đã hiểu. Tại sao chọn câu A? Trong điện trường xoáy giữa hai điểm bất kì có hiệu điện thế không? Nếu có thì biểu thức tính hiệu điện thế đó được tính theo công thức nào ạ? Cháu cảm ơn.
Bài 2
Dao động nào sau đây ko phải là dao động cưỡng bức?
A. Dao động của các phần tử trên mặt nước hồ khi vận động viên nhảy xuống.
B. Dao động của không khí trong bầu đàn.
C. Dao động của cầu Nghèn khi có ôtô nặng chạy qua.
D. Dao động của cường độ dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch R,L,C
- Giải thích giúp cháu câu A? Câu C, cầu Nghèn chắc là tên riêng của cây cầu nào đó trong Hà TĨnh thì phải.


Tiêu đề: Trả lời: Lí thuyết điện xc và sóng cơ
Gửi bởi: Quang Dương trong 07:07:26 am Ngày 28 Tháng Tư, 2012
Nhờ các thầy giúp cháu hai bài lí thuyết này ạ.
Bài 1
Theo mắc xoen từ trường biến thiên theo thời gian làm xuất hiện điện trường xoáy. Giống với điện trường tĩnh, điện trường xoáy cũng:
A. Có điện thế và hiệu điện thế UMN=VM-VN=[tex]\frac{A_{MN}}{q}[/tex]
B. Có đường sức điện là những đường cong kín.
C. Tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.
D. Có đường sức điện là những đường cong không khép kín.
Đáp án : C. Câu B, C thì cháu đã hiểu. Tại sao chọn câu A? Trong điện trường xoáy giữa hai điểm bất kì có hiệu điện thế không? Nếu có thì biểu thức tính hiệu điện thế đó được tính theo công thức nào ạ? Cháu cảm ơn.
Bài 2
Dao động nào sau đây ko phải là dao động cưỡng bức?
A. Dao động của các phần tử trên mặt nước hồ khi vận động viên nhảy xuống.
B. Dao động của không khí trong bầu đàn.
C. Dao động của cầu Nghèn khi có ôtô nặng chạy qua.
D. Dao động của cường độ dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch R,L,C
- Giải thích giúp cháu câu A? Câu C, cầu Nghèn chắc là tên riêng của cây cầu nào đó trong Hà TĨnh thì phải.


Hướng dẫn cho em nhé !

Câu 1.
Đáp án A là một đáp án không đúng ! Chỉ khi nào từ trường biến thiên đều theo thời gian thì mới đúng. Đây là kiến thức của ĐH không nằm trong chương trình PT

Câu 2.

Ở đáp án A : Việc va chạm giữa vđv với mặt nước đóng vai trò kích thích ban đầu ( giống như truyền một vận tốc ban đầu cho con lắc ) ; với điều kiện vđv sau đó không cử động thêm trong một thời gian đủ dài ! Các phần tử nước sau cú va chạm đâu tiên sẽ dao động tự do nếu bỏ qua mọi ma sát !

Đáp án C : Dao động của cầu Nghèn ( hoặc bất kì một cây cầu nào ) khi có ôtô nặng chạy qua cũng là dao động cưỡng bức do ôtô gây ra khi gặp chỗ gập gềnh !