Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: mark_bk99 trong 11:52:48 am Ngày 27 Tháng Tư, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=8033



Tiêu đề: Chuyên PBC nhờ MN
Gửi bởi: mark_bk99 trong 11:52:48 am Ngày 27 Tháng Tư, 2012
Câu1. M,N là 2 điểm trên cùng phương truyền sóng của sóng mặt nước MN=5,75[tex]\lambda[/tex].Tại một thời điểm nào đó M và N đang có li độ uM=3mm,uN=-4mm,mặt thoáng ở N đang đi lên.Coi biên độ là không đổi.Biên độ sóng tại M và chiều truyền sóng là:
A.A=7mm từ N đến M   B.A=5mm từ N đến M   C.A=7mm từ M đến N    D.A=5mm từ M đến N

Câu2.Một nguồn O dao động với f=50Hz,tạo ra sóng trên mặt nước có biên độ 3cm(coi như không đổi khi sóng truyền đi).Biết khoảng cách giữa 7 gợn lồi liên tiếp là 9cm.Điểm M nằm trên mặt nước cách nguồn 0 đoạn bằng 5cm.Chọn t=0 là lúc phần tử  nước tại 0 đi qua VTCB theo chiều dương.Tại thời điểm t1 ly độ dao động tại M bằng 2cm.Ly độ dao động tại M vào  thờit2 =(t1 +2,01)s bằng:
A.2cm             B.-2cm         C.0cm       D.-1,5cm

Câu3.Bước sóng dài nhất trong ba dãy phổ của Hidro là : Dãy Laiman:[tex]\lambda 1[/tex],dãy banme [tex]\lambda 2[/tex],dãy Pasen[tex]\lambda 3[/tex].Bước sóng ngắn nhất có thể tìm được trong 3 bức xạ này là:
A.[tex]\lambdamin=\frac{\lambda 1+\lambda 2+\lambda 3}{\lambda 1\lambda 2\lambda 3}[/tex]   B.[tex]\lambdamin=\frac{\lambda 1\lambda 2\lambda 3}{\lambda 1+\lambda 2+\lambda 3}[/tex]  C.[tex]\lambdamin=\frac{\lambda 1\lambda 2\lambda 3}{\lambda 1\lambda 2+\lambda 2\lambda   3+\lambda 1\lambda 3}[/tex]   D.[tex]\frac{\lambda 1\lambda 3}{\lambda 1+\lambda 3}[/tex]

Câu4.Đoạn mạch AB  gồm điện trở R  mắc nối tiếp với  tụ điện C,được nối tiếp vào hai cực của một máy phát điện  xoay chiều 1 pha.Bỏ qua  điện trở dây nối  và cuộn dây máy phát.Khi roto quay đều tốc độ n vòng/phút thì tụ điện có dung kháng Zc1 và cường độ dòng điện hiệu dụng là [tex]\sqrt{3}[/tex]A.Khi roto quay 3n vòng/phút thì cường độ  dòng điện hiệu dụng là 9A và dung kháng Zc2.Nếu roto quay 2n vòng/phút thì tổng trở của đoạn mạch là:
A.[tex]\sqrt{3}[/tex]Zc2         B.3Zc2/2     C.[tex]\sqrt{21}[/tex]Zc2/2         D.[tex]\sqrt{2}[/tex]Zc2








Tiêu đề: Trả lời: Chuyên PBC nhờ MN
Gửi bởi: Quang Dương trong 12:54:04 pm Ngày 27 Tháng Tư, 2012
Câu1. M,N là 2 điểm trên cùng phương truyền sóng của sóng mặt nước MN=5,75[tex]\lambda[/tex].Tại một thời điểm nào đó M và N đang có li độ uM=3mm,uN=-4mm,mặt thoáng ở N đang đi lên.Coi biên độ là không đổi.Biên độ sóng tại M và chiều truyền sóng là:
A.A=7mm từ N đến M   B.A=5mm từ N đến M   C.A=7mm từ M đến N    D.A=5mm từ M đến N

MN lệch pha nhau 3pi/2.

Vẽ vecto quay ta thấy M sớm pha hơn N . Nghĩa là sóng truyền M đến N

Biên độ dao động : [tex]A=\sqrt{u_{M}^{2} + u_{N}^{2}} = 5mm[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Chuyên PBC nhờ MN
Gửi bởi: Quang Dương trong 02:54:03 pm Ngày 27 Tháng Tư, 2012

Câu4.Đoạn mạch AB  gồm điện trở R  mắc nối tiếp với  tụ điện C,được nối tiếp vào hai cực của một máy phát điện  xoay chiều 1 pha.Bỏ qua  điện trở dây nối  và cuộn dây máy phát.Khi roto quay đều tốc độ n vòng/phút thì tụ điện có dung kháng Zc1 và cường độ dòng điện hiệu dụng là [tex]\sqrt{3}[/tex]A.Khi roto quay 3n vòng/phút thì cường độ  dòng điện hiệu dụng là 9A và dung kháng Zc2.Nếu roto quay 2n vòng/phút thì tổng trở của đoạn mạch là:
A.[tex]\sqrt{3}[/tex]Zc2         B.3Zc2/2     C.[tex]\sqrt{21}[/tex]Zc2/2         D.[tex]\sqrt{2}[/tex]Zc2

+ Khi roto quay đều tốc độ n vòng/phút : [tex]\sqrt{3}=\frac{kn}{\sqrt{R^{2}+Z_{C1}^{2}}}[/tex]

+ Khi roto quay đều tốc độ 2n vòng/phút :[tex]9 = \frac{3kn}{\sqrt{R^{2}+Z_{C1}^{2}/9}}[/tex]

Lập tỉ số ta suy ra : [tex]Z_{C1} = R\sqrt{3} \Rightarrow Z_{C2} = \frac{R\sqrt{3}}{3}[/tex]

Nếu roto quay 2n vòng/phút thì tổng trở của đoạn mạch là:[tex]Z = \sqrt{R^{2}+Z_{C1}^{2}/4} = R\sqrt{7}/2 = Z_{C2}\sqrt{21}/2[/tex]





Tiêu đề: Trả lời: Chuyên PBC nhờ MN
Gửi bởi: mark_bk99 trong 03:01:56 pm Ngày 27 Tháng Tư, 2012
Câu1. M,N là 2 điểm trên cùng phương truyền sóng của sóng mặt nước MN=5,75[tex]\lambda[/tex].Tại một thời điểm nào đó M và N đang có li độ uM=3mm,uN=-4mm,mặt thoáng ở N đang đi lên.Coi biên độ là không đổi.Biên độ sóng tại M và chiều truyền sóng là:
A.A=7mm từ N đến M   B.A=5mm từ N đến M   C.A=7mm từ M đến N    D.A=5mm từ M đến N

MN lệch pha nhau pi/2.

Vẽ vecto quay ta thấy M sớm pha hơn N . Nghĩa là sóng truyền M đến N

Biên độ dao động : [tex]A=\sqrt{u_{M}^{2} + u_{N}^{2}} = 5mm[/tex]

                           
Bài này giống như DAo động tổng hợp phải không thầy. Nếu tính 2 nguồn cùng pha ,lệch pha ,lệch nhau 1 góc bất kỳ thì dùng CTTQ ợ: A[tex]A^{2}=A1^{2}+A^{2}+2A1A2cos\Delta \varphi[/tex]
Với [tex]\Delta \varphi[/tex]=2IIx/lamda ,thay A1=uM,A2=uN .Thanks thầy ạ ^-^ ^-^




Tiêu đề: Trả lời: Chuyên PBC nhờ MN
Gửi bởi: Quang Dương trong 03:20:23 pm Ngày 27 Tháng Tư, 2012
Câu1. M,N là 2 điểm trên cùng phương truyền sóng của sóng mặt nước MN=5,75[tex]\lambda[/tex].Tại một thời điểm nào đó M và N đang có li độ uM=3mm,uN=-4mm,mặt thoáng ở N đang đi lên.Coi biên độ là không đổi.Biên độ sóng tại M và chiều truyền sóng là:
A.A=7mm từ N đến M   B.A=5mm từ N đến M   C.A=7mm từ M đến N    D.A=5mm từ M đến N

MN lệch pha nhau pi/2.

Vẽ vecto quay ta thấy M sớm pha hơn N . Nghĩa là sóng truyền M đến N

Biên độ dao động : [tex]A=\sqrt{u_{M}^{2} + u_{N}^{2}} = 5mm[/tex]

                           
Bài này giống như DAo động tổng hợp phải không thầy. Nếu tính 2 nguồn cùng pha ,lệch pha ,lệch nhau 1 góc bất kỳ thì dùng CTTQ ợ: A[tex]A^{2}=A1^{2}+A^{2}+2A1A2cos\Delta \varphi[/tex]
Với [tex]\Delta \varphi[/tex]=2IIx/lamda ,thay A1=uM,A2=uN .Thanks thầy ạ ^-^ ^-^


Đây không phải là dao động tổng hợp , mà nhờ tính chất lượng giác !

Vào thời điểm đang xét [tex]\vec{u}_{M}[/tex] biểu diễn cho dao động tại M vuông góc với [tex]\vec{u}_{N}[/tex] (biểu diễn cho dao động tại N). Nên hình chiếu của chúng lần lượt được tính bởi :

[tex]u_{M} = A cos\alpha[/tex]    [tex]u_{N} = A sin\alpha[/tex]

[tex]\Rightarrow u_{M}^{2} + u_{N}^{2} = A^{2}[/tex]




Tiêu đề: Trả lời: Chuyên PBC nhờ MN
Gửi bởi: Quang Dương trong 07:27:15 am Ngày 28 Tháng Tư, 2012

Câu3.Bước sóng dài nhất trong ba dãy phổ của Hidro là : Dãy Laiman:[tex]\lambda 1[/tex],dãy banme [tex]\lambda 2[/tex],dãy Pasen[tex]\lambda 3[/tex].Bước sóng ngắn nhất có thể tìm được trong 3 bức xạ này là:
A.[tex]\lambdamin=\frac{\lambda 1+\lambda 2+\lambda 3}{\lambda 1\lambda 2\lambda 3}[/tex]   B.[tex]\lambdamin=\frac{\lambda 1\lambda 2\lambda 3}{\lambda 1+\lambda 2+\lambda 3}[/tex]  C.[tex]\lambdamin=\frac{\lambda 1\lambda 2\lambda 3}{\lambda 1\lambda 2+\lambda 2\lambda   3+\lambda 1\lambda 3}[/tex]   D.[tex]\frac{\lambda 1\lambda 3}{\lambda 1+\lambda 3}[/tex]


Nếu yêu cầu bài toán chính xác là Bước sóng ngắn nhất có thể tìm được trong 3 bức xạ này là: [tex]\lambda 1[/tex] !?
Dạ YCBT chính xác là:Bước sóng ngắn nhất có thể tìm được TỪ 3 bức xạ ạ. ^-^ (LÀ do em đổi từ)

Quả thật ý đồ của người ra đề quá khó hiểu ! Vì nếu YCBT chính xác là:Bước sóng ngắn nhất có thể tìm được TỪ 3 bức xạ thì cũng chỉ là [tex]\lambda 1[/tex] !

Ví dụ trong ánh sáng trắng có vô số ánh sáng đơn sắc với bước sóng khác nhau , nhưng ta không thể tìm ra thêm được bước sóng nào có giá trị khác với các bước sóng ban đầu vốn có của nó !


Tiêu đề: Trả lời: Chuyên PBC nhờ MN
Gửi bởi: kị sĩ tài ba trong 12:56:49 pm Ngày 06 Tháng Năm, 2012
thưa thầy đáp án là sóng truyền từ N đến M


Tiêu đề: Trả lời: Chuyên PBC nhờ MN
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 03:49:04 pm Ngày 06 Tháng Năm, 2012
Câu2.Một nguồn O dao động với f=50Hz,tạo ra sóng trên mặt nước có biên độ 3cm(coi như không đổi khi sóng truyền đi).Biết khoảng cách giữa 7 gợn lồi liên tiếp là 9cm.Điểm M nằm trên mặt nước cách nguồn 0 đoạn bằng 5cm.Chọn t=0 là lúc phần tử  nước tại 0 đi qua VTCB theo chiều dương.Tại thời điểm t1 ly độ dao động tại M bằng 2cm.Ly độ dao động tại M vào  thờit2 =(t1 +2,01)s bằng:
A.2cm             B.-2cm         C.0cm       D.-1,5cm

T = 1/f = 0,02
 ta có: 2,01/T = 100,5 => 2,01s = 100,5 T = 100T + T/2

sau t1 100T thì li độ của M vẫn là 2cm, tiếp sau đó T/2 nữa thì li độ M là -2cm ( dùng đường tròn rất dễ thấy) => đáp án B


Tiêu đề: Trả lời: Chuyên PBC nhờ MN
Gửi bởi: Nguyễn Bá Linh trong 11:23:16 am Ngày 31 Tháng Năm, 2012
Cách khác của bài 1.
- Nhận xét thấy dao động tại M và N là vuông pha nhau.
- Theo đề bài, ở thời điểm t : [tex]u_{N}=-4 cm[/tex] và [tex]v_{N} > 0[/tex]
- Ta có hình vẽ sau
Từ đó : + Sóng sẽ truyền từ N tới M.
            + có hệ 4 = Acos [tex]\alpha[/tex] và 3 = A cos [tex]\beta[/tex] = Acos(90 - [tex]\alpha[/tex])  = Asin [tex]\alpha[/tex]
Từ đó tính được [tex]tan \alpha =\frac{3}{4} \rightarrow cos \alpha = 0,8[/tex]
Vậy A = 5cm.





Tiêu đề: Trả lời: Chuyên PBC nhờ MN
Gửi bởi: langtuvl trong 12:04:33 pm Ngày 20 Tháng Sáu, 2014
Cách khác của bài 1.
- Nhận xét thấy dao động tại M và N là vuông pha nhau.
- Theo đề bài, ở thời điểm t : [tex]u_{N}=-4 cm[/tex] và [tex]v_{N} > 0[/tex]
- Ta có hình vẽ sau
Từ đó : + Sóng sẽ truyền từ N tới M.
            + có hệ 4 = Acos [tex]\alpha[/tex] và 3 = A cos [tex]\beta[/tex] = Acos(90 - [tex]\alpha[/tex])  = Asin [tex]\alpha[/tex]
Từ đó tính được [tex]tan \alpha =\frac{3}{4} \rightarrow cos \alpha = 0,8[/tex]
Vậy A = 5cm.





Theo em đề ra không chọn chiều dương hướng lên nên không thể kết luận [tex]v_{N}\succ 0[/tex] được thầy Bá Linh ạ!


Tiêu đề: Trả lời: Chuyên PBC nhờ MN
Gửi bởi: langtuvl trong 04:06:15 pm Ngày 23 Tháng Sáu, 2014
Thầy Dương giải đáp án sóng truyền từ M đến N, thầy Linh thì giải [tex]v_{N}[/tex]>0. vậy cuối cùng bài này là như thế nào vậy mấy thầy nhỉ? Hay đáp án của tác giả bị sai?