Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: onehitandrun trong 03:09:57 pm Ngày 24 Tháng Tư, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=7972



Tiêu đề: 3 bài tập trong đề thi thử
Gửi bởi: onehitandrun trong 03:09:57 pm Ngày 24 Tháng Tư, 2012
1/Cho con lắc lò xo nằm ngang với vật m,k=100N/m,m=400g.Khi m đang dao động qua VTCB với vận tốc v=157 cm/s thì người ta đặt lên m một khối lượng bằng 200g thì hệ dao động điều hòa với biên độ A1.Mặt khác cũng với hệ lò xò trên khi m đang dao động qua vị trí vận tốc v=157cm/s khi qua biên người ta đặt lên m một khối lượng 200g thì hệ dao động điều hòa với biên độ A2.Hỏi tỉ số giữa A1 và A2?
2/Trong thí nghiệm Young,2 khe S1S2 cách nhau khoảng a=0,5mm,khoảng cách từ khe sáng sơ cấp tới mặt phảng chứa 2 khe thứ cấp là S1S2 d=50cm.Khe S phát ra ánh sáng đơn sắc có [tex] /lambda=0,5/mu.m [/tex] thì trên màn có hiện tượng giao thoa,nếu ta mở rộng dần khi S.hãy tính độ rộng tối thiểu để hệ vân biến mất ?
3/Cho mạnh điện xoay chiều không phân nhánh RLC có tần số dòng điện thay đổi được.Gọi [tex] f_0,f_1,f_2 [/tex] lần lượt là các giá trị tần số dòng điện làm cho [tex] U_Rmax,U_Lmax,U_cmax [/tex].Mối liên hệ giữa [tex] f_0,f_1,f_2 [/tex] là ?
  Kính mong nhận được sự giúp đỡ của quí thầy cô cùng các bạn.Em xin chân thành cảm ơn!


Tiêu đề: Trả lời: 3 bài tập trong đề thi thử
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 03:28:32 pm Ngày 24 Tháng Tư, 2012
3/Cho mạnh điện xoay chiều không phân nhánh RLC có tần số dòng điện thay đổi được.Gọi [tex] f_0,f_1,f_2 [/tex] lần lượt là các giá trị tần số dòng điện làm cho [tex] U_Rmax,U_Lmax,U_cmax [/tex].Mối liên hệ giữa [tex] f_0,f_1,f_2 [/tex] là ?

khi f( hay [tex]\omega[/tex]) thay đổi để [tex]U_L_m_a_x[/tex] thì

[tex]\omega _L = \frac{1}{C}\sqrt{\frac{1}{\frac{L}{C}-R^2/2}}[/tex]  (1)

( khai triển [tex]U_L = I.Z_L[/tex], sau đó lấy đạo hàm khảo sát [tex]U_L[/tex] theo [tex]\omega[/tex])

tương tự, khi f( hay [tex]\omega[/tex]) thay đổi để [tex]U_C_m_a_x[/tex] thì

[tex]\omega _C = \frac{1}{L}\sqrt{\frac{L/C - R^2/2}{1}}[/tex]  (2)

thay đổi f để [tex]U_R_m_a_x[/tex]: cộng hưởng  [tex]\omega _0 = \frac{1}{\sqrt{LC}}[/tex]  (3)

từ (1), (2), (3): [tex]f_0^2 = f_1.f_2[/tex]









Tiêu đề: Trả lời: 3 bài tập trong đề thi thử
Gửi bởi: Hoang_Huyen trong 01:52:47 pm Ngày 27 Tháng Tư, 2012
1/Cho con lắc lò xo nằm ngang với vật m,k=100N/m,m=400g.Khi m đang dao động qua VTCB với vận tốc v=157 cm/s thì người ta đặt lên m một khối lượng bằng 200g thì hệ dao động điều hòa với biên độ A1.Mặt khác cũng với hệ lò xò trên khi m đang dao động qua vị trí vận tốc v=157cm/s khi qua biên người ta đặt lên m một khối lượng 200g thì hệ dao động điều hòa với biên độ A2.Hỏi tỉ số giữa A1 và A2?
2/Trong thí nghiệm Young,2 khe S1S2 cách nhau khoảng a=0,5mm,khoảng cách từ khe sáng sơ cấp tới mặt phảng chứa 2 khe thứ cấp là S1S2 d=50cm.Khe S phát ra ánh sáng đơn sắc có [tex] /lambda=0,5/mu.m [/tex] thì trên màn có hiện tượng giao thoa,nếu ta mở rộng dần khi S.hãy tính độ rộng tối thiểu để hệ vân biến mất ?
3/Cho mạnh điện xoay chiều không phân nhánh RLC có tần số dòng điện thay đổi được.Gọi [tex] f_0,f_1,f_2 [/tex] lần lượt là các giá trị tần số dòng điện làm cho [tex] U_Rmax,U_Lmax,U_cmax [/tex].Mối liên hệ giữa [tex] f_0,f_1,f_2 [/tex] là ?
  Kính mong nhận được sự giúp đỡ của quí thầy cô cùng các bạn.Em xin chân thành cảm ơn!
xét khi đặt [tex]{m}_{2}=200g[/tex] lúc [tex]{m}_{1}[/tex] qua vị trí cân bằng:
[tex]P={m}_{1}.{v}_{1}=({m}_{1}+{m}_{2}).{v}_{2}[/tex]
thế số => [tex]{v}_{2}=\frac{2}{3}{v}_{1} => w'.{A}_{2}=w.{A}_{1}=> ({A}_{2})=\frac{2\sqrt{6}}{9} {A}_{1}[/tex]
xét khi đặt vật [tex]{m}_{2}=200g[/tex] lúc [tex]{m}_{1}[/tex] qua biên độ cực đại thì:
[tex]F=ma={m}_{1}.{w}^{2}.{A}{1}= ({m}_{1}+{m}_{2}).{w'}^{2}.{A}_{3}[/tex]
thế số => [tex]{A}_{3}=\frac{4}{9}.{A}_{1}[/tex]
=> đáp án [tex]C :1,23[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: 3 bài tập trong đề thi thử
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 04:24:38 pm Ngày 27 Tháng Tư, 2012
?
2/Trong thí nghiệm Young,2 khe S1S2 cách nhau khoảng a=0,5mm,khoảng cách từ khe sáng sơ cấp tới mặt phảng chứa 2 khe thứ cấp là S1S2 d=50cm.Khe S phát ra ánh sáng đơn sắc có [tex] /lambda=0,5/mu.m [/tex] thì trên màn có hiện tượng giao thoa,nếu ta mở rộng dần khi S.hãy tính độ rộng tối thiểu để hệ vân biến mất ?
em xem link : http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=4508.0; (http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=4508.0;)