Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: mark_bk99 trong 03:56:05 pm Ngày 23 Tháng Tư, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=7951



Tiêu đề: ĐXC nhờ Giúp!!!
Gửi bởi: mark_bk99 trong 03:56:05 pm Ngày 23 Tháng Tư, 2012
Câu1. Đặt điện áp xoay chiều ổn định vào hai đầu đoạn mạch AB nối tiếp  gồm : điện trở R,cuộn dây và tụ điện.Khi đó đoạn mạch AB tiêu thụ công suất bằng 320W và có hệ số công suất bằng 0,8.Nếu nối tắt hai đầu tụ điện thì điện áp hai đầu điện trở và cuộn dây có cùng giá trị hiệu dụng nhưng lệch pha nhau II/3.Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch AB trong trường hợp này bằng
A.75W    B.375W           C90W       D 180W

Câu2.Cho đoạn mạch MN theo thứ tự gồm điện trở R mắc nối tiếp với cuộn cảm  thuần L nối tiếp với tụ điện có điện dung C thay đổi được.A là điểm nối L với C.Đặt vào 2 đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều uMN =100căn2cos(100IIt + phi) .Thay đổi C để điện áp hiệu dụng trên đoạn MA cực đại thì biểu thức điện áp trên đó là uMA=200căn2cos100IIt V.Giá trị của phi là . A-II/6         B.II/6     C.II/3   D.-II/3

Câu3.Mạch điện xoay chiều AB nối tiếp gồm các phần tử như điện trở thuần,cuộn cảm và tụ điện.Đoạn mahj AB gồm hai đoạn mạch AM và MB nối tiếp.Đoạn AM gồm điện trở thuần 50 ôm mắc nối tiếp với tụ điện có dung kháng 50 ôm.Biết biểu thức điện áp trên đoạn AM và trên đoạn MB lần lượt là:uAM=80cos100IIt và uMB=100cos(100IIt+ II/2).Hệ số công suất của đoạn mạch AB là:
A.0,86      B.0,84             C.0,95           D,0,99

Câu4.Một mạch điện xoay chiều gồm tụ C ,một cuộn cảm thuần L và một biến trở R mắc nối tiếp.Khi R lần lượt  bằng 19, 20 , 22, 26 , 5,27 ,32 thì công suất tiêu thụ trên đoạn mạch lần lượt là P1,P2,P3,P4,P5 và P6.Nếu P1=P6 thì trong các giá trị công suất nói trên giá trị lớn nhất là
A.P4       B.P3                 C.P2             D.P5


Tiêu đề: Trả lời: ĐXC nhờ Giúp!!!
Gửi bởi: Huỳnh Phước Tuấn trong 04:51:02 pm Ngày 23 Tháng Tư, 2012
Câu1. Đặt điện áp xoay chiều ổn định vào hai đầu đoạn mạch AB nối tiếp  gồm : điện trở R,cuộn dây và tụ điện.Khi đó đoạn mạch AB tiêu thụ công suất bằng 320W và có hệ số công suất bằng 0,8.Nếu nối tắt hai đầu tụ điện thì điện áp hai đầu điện trở và cuộn dây có cùng giá trị hiệu dụng nhưng lệch pha nhau II/3.Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch AB trong trường hợp này bằng
A.75W    B.375W           C90W       D 180W
Vì phid = pi/3 nên cuộn có r.
P1 = (r+R)U bình/Z bình, mà cos(phiAB) = R+r/Z = 0,8 suy ra R+r/0,8 = Z
Suy ra P1 = 0,64U bình/R+r = 320W.
Khi nối tắt tụ (bỏ tụ) dùng giản đồ vec tơ suy ra được Phi'AB = pi/6
Và P2 = (R+r)U bình/Z' bình, với tan(phi'AB) = ZL/R+r = 1/căn 3
Do đó: P2 = 3U bình/4(R+r)
P2/P1 = 3/4.0,64 hay P2 = 375W, đáp án B
Máy tôi sao gõ công thức không hiển thị nút dán vào vậy các mod?


Tiêu đề: Trả lời: ĐXC nhờ Giúp!!!
Gửi bởi: Huỳnh Phước Tuấn trong 05:00:59 pm Ngày 23 Tháng Tư, 2012
Câu3.Mạch điện xoay chiều AB nối tiếp gồm các phần tử như điện trở thuần,cuộn cảm và tụ điện.Đoạn mahj AB gồm hai đoạn mạch AM và MB nối tiếp.Đoạn AM gồm điện trở thuần 50 ôm mắc nối tiếp với tụ điện có dung kháng 50 ôm.Biết biểu thức điện áp trên đoạn AM và trên đoạn MB lần lượt là:uAM=80cos100IIt và uMB=100cos(100IIt+ II/2).Hệ số công suất của đoạn mạch AB là:
A.0,86      B.0,84             C.0,95           D,0,99
Câu này sao giống đề năm 2011 vậy? Giải thử cách khác nhé!
Dùng máy tính tìm uAB = uAM +uMB (tự bấm nhé - không có máy tính ở đây), ta có được biểu thức uAB (tức có phi(uAB))
Ta có: phiAM = -pi/4
Mà PhiAB - PhiAM = phi(uAB) - Phi(uAM)
Suy ra được PhiAB thì có cos(phiAB)


Tiêu đề: Trả lời: ĐXC nhờ Giúp!!!
Gửi bởi: Huỳnh Phước Tuấn trong 05:10:34 pm Ngày 23 Tháng Tư, 2012
Câu2.Cho đoạn mạch MN theo thứ tự gồm điện trở R mắc nối tiếp với cuộn cảm  thuần L nối tiếp với tụ điện có điện dung C thay đổi được.A là điểm nối L với C.Đặt vào 2 đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều uMN =100căn2cos(100IIt + phi) .Thay đổi C để điện áp hiệu dụng trên đoạn MA cực đại thì biểu thức điện áp trên đó là uMA=200căn2cos100IIt V.Giá trị của phi là .
A-II/6         B.II/6     C.II/3   D.-II/3
Thay đổi C để điện áp hiệu dụng trên đoạn MA cực đại nên cộng hưởng điện. Do đó i = Io cos(100IIt + phi)
Biểu thức uAM = UoAM cos((00IIt + phi+phiAM)
Theo giả thuyết, PhiuAM = 0 nên phi = - Phi AM.
Ta có: UoMAmax = UoMN.Căn(R bình +Zl bình)/R = 200căn2
Suy ra Zl = Rcăn3 hay phiMA = Pi/3
Do đó: Phi = - Pi/3 (Đa D)


Tiêu đề: Trả lời: ĐXC nhờ Giúp!!!
Gửi bởi: Huỳnh Phước Tuấn trong 05:19:08 pm Ngày 23 Tháng Tư, 2012
Câu4.Một mạch điện xoay chiều gồm tụ C ,một cuộn cảm thuần L và một biến trở R mắc nối tiếp.Khi R lần lượt  bằng 19, 20 , 22, 26 , 5,27 ,32 thì công suất tiêu thụ trên đoạn mạch lần lượt là P1,P2,P3,P4,P5 và P6.Nếu P1=P6 thì trong các giá trị công suất nói trên giá trị lớn nhất là
A.P4       B.P3                 C.P2             D.P5
Do P1 = P6 nên R1.R6 = (Zl -Zc)bình
Để Pmax thì R = Căn (R1.R6) = 6,4.
Trong các giá trị của R chỉ có giá trị R5 = 5 là gần giá trị của R để Pmax nhất. P5 là lớn nhất