Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: Yennhi10594 trong 06:17:34 pm Ngày 19 Tháng Tư, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=7856



Tiêu đề: 02.Hỏi tiếp bài phóng xạ nữa.Cần giải đáp
Gửi bởi: Yennhi10594 trong 06:17:34 pm Ngày 19 Tháng Tư, 2012
C1. Để đo chu kỳ bán rã của chất phhóng xạ,người ta dùng máy đếm xung.Bắt đầu đếm từ to=0 đến t1=2h,máy đếm được X1 xung,đến t2=6h máy đếm được X2=2,3X1.Chu kỳ bán rã của chất phóng xạ đó là?
A.4h 30phút 9s
B.4h 2phút 33s
C.4h 42phút 33s
D.4h 12phút 3s

(http://i1061.photobucket.com/albums/t468/huunam1993/b4.jpg)

(Mình học hơi kém phần này.mong các bạn giải thích chi tiết cho mình dễ hiểu nhé


Tiêu đề: Trả lời: 02.Hỏi tiếp bài phóng xạ nữa.Cần giải đáp
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 07:01:20 pm Ngày 19 Tháng Tư, 2012
C1. Để đo chu kỳ bán rã của chất phhóng xạ,người ta dùng máy đếm xung.Bắt đầu đếm từ to=0 đến t1=2h,máy đếm được X1 xung,đến t2=6h máy đếm được X2=2,3X1.Chu kỳ bán rã của chất phóng xạ đó là?
A.4h 30phút 9s
B.4h 2phút 33s
C.4h 42phút 33s
D.4h 12phút 3s
cứ 1 hạt nhân phóng xạ, máy sẽ ghi nhận 1 xung
[tex]==> x1=N0(1-2^{-2/T})[/tex] và [tex]x2=N0(1-2^{-6/T})[/tex]
GT [tex]x2=2,3x1 ==> 1-2^{-6/T}=2,3-2,3.2^{-2/T}[/tex]
[tex]x=2^{-2/T}[/tex]
[tex]==> 1-x^3=2,3-2,3x ==> x=0,7449[/tex] ==> t=4,7072h~4h42p
Bài 2 : dùng CT
[tex]N_{Mg}=\Delta_{Na}=\frac{m_{Mg}.N_A}{A_{Mg}} ==> \Delta_{mNa} = A_{Na}.\Delta_{Na}/N_A[/tex]
[tex]\Delta mNa=m_0-m ==> m ==>H=\frac{Ln2}{T}.\frac{m.N_A}{A}[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: 02.Hỏi tiếp bài phóng xạ nữa.Cần giải đáp
Gửi bởi: Yennhi10594 trong 07:41:47 pm Ngày 19 Tháng Tư, 2012
với phóng xạ Beta thi denta mX=mY.(X--->Y
vậy với phóng xạ anpha có ap dug ct như trên dc khôg thầy?


Tiêu đề: Trả lời: 02.Hỏi tiếp bài phóng xạ nữa.Cần giải đáp
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 10:42:29 pm Ngày 19 Tháng Tư, 2012
với phóng xạ Beta thi denta mX=mY.(X--->Y
vậy với phóng xạ anpha có ap dug ct như trên dc khôg thầy?
phóng xạ beta không làm thay đổi số khối, thường thì M lấy gần bằng A ==> Mx=My còn mX=mY thì cái này không có đâu em nhé.