Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: asama_an32 trong 08:00:50 pm Ngày 16 Tháng Tư, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=7789



Tiêu đề: con lắc lò xo, bài toán va chạm
Gửi bởi: asama_an32 trong 08:00:50 pm Ngày 16 Tháng Tư, 2012
Giúp em bài tập  này với!!!
1. Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang với chu kì T = 2π(s), quả cầu có kl m1. Khi lò xo có độ dài cực đại và vật m1 có gia tốc là -2 cm/s² thì một vật có kl m2 (với m1=2.m2) chuyển động dọc theo trục của lò xo đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với vật m1, có hướng làm cho lò xo nén lại. Biết tốc độ chuyển động của vật m2 ngay trước lúc va chạm là 3√3 cm/s. Quãng đường mà vật m1 đi được từ lúc va chạm đến khi vật m1 đổi chiều chuyển động lần đầu tiên là
A. 4cm B. 6cm C. 6,5cm D. 2cm
2. Con lắc lò xo đặt nằm ngang, ban đầu lò xo chưa bị biến dạng, vật có kl m1=0,5kg, lò xo có độ cứng k=20N/m. Một vật có kl m2=0,5kg chuyển động dọc theo trục của lò xo với tốc (1/5).√22 m/s đến va chạm mềm với vật m1, sau va chạm lò xo bị nén lại. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là 0,1. Lấy g=10m/s². Tốc độ chuyển động của vật sau lần nén thứ 1 là
A. (1/5).√22 m/s
B. 10√30 cm/s
C. 30cm/s
D. 10√30 m/s
(câu 2 này em ko nhớ rõ các phương án)


Tiêu đề: Trả lời: con lắc lò xo, bài toán va chạm
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 08:11:21 pm Ngày 16 Tháng Tư, 2012
Giúp em bài tập  này với!!!
1. Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang với chu kì T = 2π(s), quả cầu có kl m1. Khi lò xo có độ dài cực đại và vật m1 có gia tốc là -2 cm/s² thì một vật có kl m2 (với m1=2.m2) chuyển động dọc theo trục của lò xo đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với vật m1, có hướng làm cho lò xo nén lại. Biết tốc độ chuyển động của vật m2 ngay trước lúc va chạm là 3√3 cm/s. Quãng đường mà vật m1 đi được từ lúc va chạm đến khi vật m1 đổi chiều chuyển động lần đầu tiên là
A. 4cm B. 6cm C. 6,5cm D. 2cm


- Tần số góc: [tex]\omega = 1(rad/s)[/tex]

- Ta có: [tex]-\omega ^{2}A = -2 \Rightarrow A = 2(cm)[/tex]

- Vận tốc của m1 sau vc: [tex]v = \frac{2m_{2}}{m_{1} + m_{2}}v2 = 2\sqrt{3}(cm/s)[/tex]

- Biên độ của m1 sau va chạm: [tex]A' = \sqrt{x^{2} + (\frac{v}{\omega })^{2}} = \sqrt{2^{2} + (\frac{2\sqrt{3}}{1})^{2}} = 4cm[/tex]

- Quang đường đi được: S = x + A' = 2 + 4 = 6cm


Tiêu đề: hỏi: con lắc lò xo. cl đơn
Gửi bởi: asama_an32 trong 10:06:09 pm Ngày 16 Tháng Tư, 2012
3.Hai vật A, B dán liền nhau mB = 2mA = 200g (vật A ở trên vật B). Treo vật vào 1 lx có k = 50N/m. Nâng vật đến vị trí lx có chiều dài tự nhiên lo = 30cm thì buông nhẹ. Vật dao động điều hòa đến vị trí lực đàn hồi của lx có độ lớn cực đại, vật B bị tách ra. Lấy g=10m/s² chiều dài ngắn nhất của lx trong quá trình dao động
A. 28cm B. 32,5cm C. 22cm D. 20cm
4. Một con lắc đơn có vật nặng bằng sắt nặng 10g đang dao động điều hòa. Đặt trên 1 nam châm thì vị trí cân bằng của nó không đổi. Biết lực hút của nam châm tác dụng lên vật là 0,02N. Lấy g=10m/s². Chu kì dao động của con lắc tăng hay giảm bao nhiêu %
A. giảm 11,8%
B. tăng 11,8%
C. tăng 8,7%
D. giảm 8,7%
Mọi người giải giúp em ạ! Còn câu 2 trên kia chắc em chép sai haythiếu đề rồi !!!


Tiêu đề: Trả lời: hỏi: con lắc lò xo. cl đơn
Gửi bởi: kokomi trong 01:38:43 am Ngày 17 Tháng Tư, 2012
3.Hai vật A, B dán liền nhau mB = 2mA = 200g (vật A ở trên vật B). Treo vật vào 1 lx có k = 50N/m. Nâng vật đến vị trí lx có chiều dài tự nhiên lo = 30cm thì buông nhẹ. Vật dao động điều hòa đến vị trí lực đàn hồi của lx có độ lớn cực đại, vật B bị tách ra. Lấy g=10m/s² chiều dài ngắn nhất của lx trong quá trình dao động
A. 28cm B. 32,5cm C. 22cm D. 20cm

- Hệ AB ở VTCB O thì: [tex](m_{A}+m_{B})g = k\Delta l_{0}\Rightarrow \Delta l_{0} = 6cm[/tex]
- Nâng AB đến vị trí lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ nên A = 6cm----> Lmax = 42cm
- Tại vị trí Lmax B dời A, sau đó A dao động điều hòa quanh VTCB O' có: [tex]m_{A}g = k\Delta l_{0}'\Rightarrow \Delta l_{0}' = 2cm[/tex] do đó biên độ A' = 10cm
- Vậy [tex]l_{min}=l_{0}+\Delta l_{0}'- A' = 22cm[/tex]---> Đáp án C

4. Một con lắc đơn có vật nặng bằng sắt nặng 10g đang dao động điều hòa. Đặt trên 1 nam châm thì vị trí cân bằng của nó không đổi. Biết lực hút của nam châm tác dụng lên vật là 0,02N. Lấy g=10m/s². Chu kì dao động của con lắc tăng hay giảm bao nhiêu %
A. giảm 11,8%
B. tăng 11,8%
C. tăng 8,7%
D. giảm 8,7%

+ Đặt trên một nam châm mà VTCB không đổi thì lực F do nam châm hút vật hướng lên
+ g' = g - F/m
+ [tex]\frac{T'}{T}= \sqrt{\frac{g}{g'}}[/tex]---> Đáp án B

 


Tiêu đề: Trả lời: hỏi: con lắc lò xo. cl đơn
Gửi bởi: asama_an32 trong 08:02:14 pm Ngày 17 Tháng Tư, 2012



+ Đặt trên một nam châm mà VTCB không đổi thì lực F do nam châm hút vật hướng lên


 

mình nghĩ clđ đặt phía trên nc thì lực hút phải hướng xuống. vậy thì g' = g + f/m, ra đáp án D
Dẫu sao cũng thank bạn nhiều vì đã nhắc lại công thức!!!


Tiêu đề: câu 5
Gửi bởi: asama_an32 trong 08:32:53 pm Ngày 17 Tháng Tư, 2012
giúp mình thêm câu này với.

Câu 5: Hai vật A và B có cùng khối lượng 1 kg và có kích thước nhỏ đc nối với nhau bởi sợi dây mảnh nhẹ dài 10cm, hai vật đc treo vào lò xo có độ cúng k=100N/m tại nơi có gia tốc trọng trường g= 10m/s². Lấy pi² = 10. Khi hệ vật và lò xo đang ở vtcb đủ cao so với mặt đất, người ta đốt sợi dây nối hai vật và vật B sẽ rơi tự do còn vật A sẽ dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Lần đầu tiên vật A lên đến vị trí cao nhất thì khoảng cách giữa hai vật bằng
A. 80cm B. 20cm C. 70cm D. 50cm


Tiêu đề: Trả lời: hỏi: con lắc lò xo. cl đơn
Gửi bởi: kokomi trong 10:50:42 am Ngày 18 Tháng Tư, 2012
 :o



+ Đặt trên một nam châm mà VTCB không đổi thì lực F do nam châm hút vật hướng lên


 

mình nghĩ clđ đặt phía trên nc thì lực hút phải hướng xuống. vậy thì g' = g + f/m, ra đáp án D
Dẫu sao cũng thank bạn nhiều vì đã nhắc lại công thức!!!
Tại đầu bài viết đặt trên một nam châm nên mình hiểu là nam châm đặt trên con lắc đơn
Câu 5.
Tại VTCB O của AB lò xo dãn [tex]\Delta l_{0}: (m_{A}+m_{B})g=k\Delta l_{0}[/tex]
Sau khi dây đứt, VTCB O' cuả A lò xo dãn [tex]\Delta l_{0}': m_{A}g=k\Delta l_{0}'[/tex]
Biên độ dao động của vật A là: [tex]A= \Delta l_{0}-\Delta l_{0}'[/tex]
Tại thời điểm đốt dây vật A đang ở vị trí biên dưới, sau khoảng thời gian [tex]T_{A}/2[/tex] vật A lên đến biên trên là vị trí cao nhất, do đó [tex]S_{A}=2A[/tex]
Cũng trong khoảng thời gian t = [tex]T_{A}/2[/tex] vật B rơi được [tex]S_{B}=\frac{gt^{2}}{2}[/tex]
Vậy khoảng cách giữa A và B là [tex]L = S_{A}+ l + S_{_{B}}[/tex]





Tiêu đề: Trả lời: con lắc lò xo, bài toán va chạm
Gửi bởi: shawnita112 trong 01:18:52 pm Ngày 19 Tháng Tư, 2012
Mọi người cho mình hỏi phần này có thi đại học năm nay không?


Tiêu đề: Hỏi câu 6: con lắc lò xo, dao động tắt dần
Gửi bởi: asama_an32 trong 04:55:50 pm Ngày 20 Tháng Tư, 2012
Câu 6: Một cllx gồm vật nhỏ kl 50g và lx có độ cứng 5N/m. Vật nhỏ đc đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục của lx. Hệ số ma sát giữa vật và mp nằm ngang là 0,1. Ban đầu vật đc đưa đến vị trí sao cho lx dãn 10cm rồi thả nhẹ để cl dao động tắt dần. Lấy g=10m/s². Mốc thế năng tại VTCB. Khi vật đạt tốc độ lớn nhất thì năng lượng của hệ còn lại
A. 68% B. 92% C. 88% D. 82%
Giúp mình câu này với, mình nhớ đáp án hình như là D


Tiêu đề: Trả lời: Hỏi câu 6: con lắc lò xo, dao động tắt dần
Gửi bởi: Quang Dương trong 05:08:54 pm Ngày 20 Tháng Tư, 2012
Câu 6: Một cllx gồm vật nhỏ kl 50g và lx có độ cứng 5N/m. Vật nhỏ đc đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục của lx. Hệ số ma sát giữa vật và mp nằm ngang là 0,1. Ban đầu vật đc đưa đến vị trí sao cho lx dãn 10cm rồi thả nhẹ để cl dao động tắt dần. Lấy g=10m/s². Mốc thế năng tại VTCB. Khi vật đạt tốc độ lớn nhất thì năng lượng của hệ còn lại
A. 68% B. 92% C. 88% D. 82%
Giúp mình câu này với, mình nhớ đáp án hình như là D

Khi về đến VTCB ( nơi tổng lực bằng không ) lần thứ nhất vật đạt tốc độ lớn nhất .

Độ dãn của lò xo lúc này : [tex]k\Delta l = \mu mg \Rightarrow \Delta l= \frac{\mu mg }{k}[/tex]

Độ giảm năng lượng của hệ chính là độ lớn công của lực ma sát : [tex]\Delta E = \mu mg (A-\Delta l)[/tex]

Phần trăm năng lượng cần tìm : [tex]\frac{\Delta E}{E} = \frac{\mu mg (A-\Delta l)}{kA^{2}/2}=\Delta l \frac{2(A-\Delta l)}{A^{2}}[/tex]





Tiêu đề: Câu 7: con lắc đơn, dây treo vướng đinh
Gửi bởi: asama_an32 trong 06:39:08 pm Ngày 20 Tháng Tư, 2012
Mọi người giúp em câu này
Câu 7: Một clđ treo thẳng đứng có kl m=0,2kg dao động điều hòa với biên độ A=5cm và tần số góc w=4 rad/s. Khi cl dao động qua VTCB của nó thì dây treo vướng phải đinh (đinh cách điểm treo của sợi dây là 0,225m), cho g=10 m/s². Lực căng của sợi dây ngay sau khi vướng đinh là
A. 2N B. 2,02N C. 2,04N D. 2,06N


Tiêu đề: Trả lời: Câu 7: con lắc đơn, dây treo vướng đinh
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 06:54:10 pm Ngày 20 Tháng Tư, 2012
Mọi người giúp em câu này
Câu 7: Một clđ treo thẳng đứng có kl m=0,2kg dao động điều hòa với biên độ A=5cm và tần số góc w=4 rad/s. Khi cl dao động qua VTCB của nó thì dây treo vướng phải đinh (đinh cách điểm treo của sợi dây là 0,225m), cho g=10 m/s². Lực căng của sợi dây ngay sau khi vướng đinh là
A. 2N B. 2,02N C. 2,04N D. 2,06N

- Tốc độ vật ở VTCB: [tex]v_{o} = A\omega[/tex]

- Chiều dài con lắc khi chưa vướng đinh:  [tex]l = \frac{g}{\omega ^{2}}[/tex]; Sau khi vướng đinh: [tex]l' = \frac{g}{\omega ^{2}} - 0,225[/tex]

- Ta có: [tex]v_{o} = A'.\omega ' = l'.\alpha '.\sqrt{\frac{g}{\frac{g}{\omega ^{2}} - 0,225}}[/tex]

==> [tex]\alpha ' = 0,1(rad)[/tex]

- Lực căng: [tex]T'_{max} = mg(1 + \alpha '^{2}) = 2,02N[/tex]




Tiêu đề: Trả lời: con lắc lò xo, bài toán va chạm
Gửi bởi: OBAMA trong 09:00:54 pm Ngày 20 Tháng Tư, 2012
- vận tốc của m1 sau vc: [tex]v = \frac{2m_{2}}{m_{1} + m_{2}}v2 = 2\sqrt{3}(cm/s)[/tex]
quỷ kiến sầu giải thích dùm mình chỗ này với. định luật bảo toàn trong va chạm đàn hồi mình bị mù, với lại có nhiều dạng va chạm đàn hồi quá, bạn có thể giúp mình phân biệt đc không  [-O<


Tiêu đề: Trả lời: con lắc lò xo, bài toán va chạm
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 09:29:56 pm Ngày 20 Tháng Tư, 2012
- vận tốc của m1 sau vc: [tex]v = \frac{2m_{2}}{m_{1} + m_{2}}v2 = 2\sqrt{3}(cm/s)[/tex]
quỷ kiến sầu giải thích dùm mình chỗ này với. định luật bảo toàn trong va chạm đàn hồi mình bị mù, với lại có nhiều dạng va chạm đàn hồi quá, bạn có thể giúp mình phân biệt đc không  [-O<
Va chạm xuyên tâm đàn hồi (cùng phương):
+ Bảo toàn động lượng: [tex]m_{1}v_{1} + m_{2}v_{2} = m_{1}v_{1}' + m_{2}v_{2}'[/tex]

+ Bảo toàn động năng: [tex]\frac{1}{2}m_{1}v_{1}^{2} + \frac{1}{2}m_{2}v_{2}^{2} = \frac{1}{2}m_{1}v_{1}'^{2} + \frac{1}{2}m_{2}v_{2}'^{2}[/tex]

Giải hệ trên ta được: [tex]v_{1}' = \frac{(m_{1} - m_{2})v_{1} + 2m_{2}v_{2}}{m_{1} + m_{2}}[/tex]

và [tex]v_{2}' = \frac{(m_{2} - m_{1})v_{1} + 2m_{1}v_{1}}{m_{1} + m_{2}}[/tex] (1)

Bạn nhớ ct (1) là được :D. Các v lấy giá trị đại số nhé




Tiêu đề: bai dao dong co kho
Gửi bởi: 9xradoihaha trong 09:18:20 am Ngày 18 Tháng Hai, 2015
moi nguoi giai giup cau 7 va 9


Tiêu đề: Trả lời: bai dao dong co kho
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 10:56:37 am Ngày 18 Tháng Hai, 2015
moi nguoi giai giup cau 7 va 9
em coi lại quy định nhé, cuối năm xí xóa nhé.
7/ em làm như sau.
+ vỊ TRÍ VẬT RỜI : P - Fdh - N=m.a vời DK N=0 ( vừa rời) ==> k.DeltaL=P-m.a=m(g-a)=8 ==> DeltaL
+ vận tốc của nó lúc rời là : S=DeltaL ==> v^2=2.a.DeltaL ==> v (đây là vận tốc khi vẫn còn gia tốc)
+ tọa độ lúc rời : x = deltaL - DeltaL0
+ Dùng CT doc lap sẽ ra A


Tiêu đề: Trả lời: bai dao dong co kho
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 11:02:45 am Ngày 18 Tháng Hai, 2015
moi nguoi giai giup cau 7 va 9
bài 9:
lúc đầu chưa dính vật : A=DeeltaLo
Tới vị trí thấp v=0 , do gắn nhẹ ==> vận tốc hệ lúc này cũng bằng 0 hay v=0
+ Độ dời vị trí cân bằng : O1O2=mog/k ==> vị trí va chạm : x = A - O1O2
+ Dùng CTĐL sẽ tìm được A'
==> w'/w=A'^2/A^2