Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: tiennguyen trong 07:56:16 pm Ngày 14 Tháng Tư, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=7744



Tiêu đề: Trắc nghiệm Hạt nhân
Gửi bởi: tiennguyen trong 07:56:16 pm Ngày 14 Tháng Tư, 2012
Có một số câu trắc nghiệm mà em giải mãi ko ra được đáp án đúng, mong quý Thầy, Cô và các bạn giúp em, " một cách cụ thể", để em có thể hiểu rõ được những vấn đề được đề cập đến trong bài toán: Em cám ơn Thầy, Cô và các bạn rất nhiều ạ.  :D

1. Người ta nhận về phòng thí nghiệm m(g) 1 chất phóng xạ A có chu kỳ bán rã là 192 giờ. Khi lấy ra sử dụng thì khối lượng chất phóng xạ này chì còn bằng 1/64 khối lượng ban đầu. Thời gian kể từ khi bắt đầu nhận chất phóng xạ về đến lúc lấy ra sử dụng là:
A. 24 ngày           B. 48 ngày                 C. 32 ngày                 D. 36 ngày

2. Một chất phóng xạ có hằng số phân rã [tex]\lambda = 1,44.10^{-3} (h^{-1})[/tex]. Trong thời gian bao lâu thì 75% hạt nhân ban đầu sẽ bị phân rạ?
A. 40,1 ngày            B 39,2 ngày           C. 37,4 ngày             D. 36 ngày

3. Phân tích một tượng gỗ cổ ( đồ cổ) người ta thấy rằng độ phóng xạ [tex]\beta ^{-}[/tex] của nó bằng 0,385 lần độ phóng xạ của một khúc gỗi mới chặt có khối lượng gấp đôi khối lượng của tượng gổ đó. Đồng vị [tex]C^{14}[/tex] có chu kỳ bán rã là 5600 năm. Tuổi của tượng gỗ là
A. 15000 năm                B. 13000 năm                   C. 18000 năm        D. 35000 năm.

4. Năng lượng liên kết cho một nuclon trong các hạt nhân Ne ( A= 20, Z= 10), He ( A= 4, Z=2) và C ( A=12, Z= 6) tương ứng bằng 8,03 MeV, 7,07 MeV, 7,68 MeV. Năng lượng cần thiết để tách một hạt nhân Ne thành hai hạt He và một hạt C là
A. 11,9 MeV          B. 10,8 MeV               C. 15,5 MeV                D. 7,2 Mev

5. Một hạt Dơtori D ( A-2, Z=1) được gia tốc trong máy xiclotron với từ trường B = 0,5T và bán kính buồng chân không R=1m. Tính tần số quay của hạt. Cho mD = 2,0136u, 1u=1,66055.10^(-27) , kg=931MeV/c2.
A.2,8 MHz        B. 3,8 MHz             C. 4,8 MHz      D. 1,8 MHz





Tiêu đề: Trả lời: Trắc nghiệm Hạt nhân
Gửi bởi: mark_bk99 trong 08:14:45 pm Ngày 14 Tháng Tư, 2012
Có một số câu trắc nghiệm mà em giải mãi ko ra được đáp án đúng, mong quý Thầy, Cô và các bạn giúp em, " một cách cụ thể", để em có thể hiểu rõ được những vấn đề được đề cập đến trong bài toán: Em cám ơn Thầy, Cô và các bạn rất nhiều ạ.  :D

1. Người ta nhận về phòng thí nghiệm m(g) 1 chất phóng xạ A có chu kỳ bán rã là 192 giờ. Khi lấy ra sử dụng thì khối lượng chất phóng xạ này chì còn bằng 1/64 khối lượng ban đầu. Thời gian kể từ khi bắt đầu nhận chất phóng xạ về đến lúc lấy ra sử dụng là:
A. 24 ngày           B. 48 ngày                 C. 32 ngày                 D. 36 ngày

2. Một chất phóng xạ có hằng số phân rã [tex]\lambda = 1,44.10^{-3} (h^{-1})[/tex]. Trong thời gian bao lâu thì 75% hạt nhân ban đầu sẽ bị phân rạ?
A. 40,1 ngày            B 39,2 ngày           C. 37,4 ngày             D. 36 ngày

Câu1. Khối lượng còn lại =1/64 kl ban đầu -->m=mo/64=mo2-t/T<-->t/T=6--t=1152 giờ =48 ngày

Câu2. Số hạt nhân bị phân rã =75% <-->0,75=1-2-t/T
Mà T=ln/lamda-->T=481,35h
thế vào công thức -->t=40,1 ngày


Tiêu đề: Trả lời: Trắc nghiệm Hạt nhân
Gửi bởi: tiennguyen trong 08:54:46 pm Ngày 14 Tháng Tư, 2012
6. Một hạt Dơtori D ( A=3, Z=1), được gia tốc trong máy xiclo6tron với từ trường B- 0,5T vá bán kính buống chân không R=1m. Tính động năng của hạt khi quỹ đạo có bán kính R. Cho mD = 2,0136u, 1u = 1,66055.10^(-27) kg= 931MeV/c2.
A. 5,98 MeV      B. 5,28Mev           C. 5,54 MeV       D. 4,02Mev

7. Hạt proton chuyển động đến va chạm vào một hạt nhân liti T ( A=7, Z=3) đứng yên. Sau va chạm xuất hiện hai hạt nhân X giống nhau bay với vận tốc có cùng độ lớn nhưng hợp nhau một góc [tex]\phi[/tex]. Biết động năng của hạt proton và X lần lượt là [tex]W_{H}= 8.006 Mev, W_{X}= 2.016 MeV[/tex]. Khới lượng của chúng là mH= 1.008u, mX = 4,003u. Tính góc [tex]\phi[/tex].
A. 30 độ       B. 60 độ            C. 90 Độ             D. 120 độ.

8. Hạt nhân phóng xạ Poloni Po ( A= 210, Z= 84) đứng yên phát ta tia anpha và sinh ra hạt nhân con X. Biết ra92ng mỗi phản ứng phân rã anpha của Po giải phóng một năng lượng dental E = 2,6MeV. Lấy gần đúng khối lượng các hạt nhân theo số khôi A bằng đơn vị u. Động năng của hạt anpha có giá trị
A. 2,15MeV      B. 2,55MeV            C. 2,75Mev              D. 2,89MeV




Tiêu đề: Trả lời: Trắc nghiệm Hạt nhân
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 09:50:45 pm Ngày 14 Tháng Tư, 2012
8. Hạt nhân phóng xạ Poloni Po ( A= 210, Z= 84) đứng yên phát ta tia anpha và sinh ra hạt nhân con X. Biết ra92ng mỗi phản ứng phân rã anpha của Po giải phóng một năng lượng dental E = 2,6MeV. Lấy gần đúng khối lượng các hạt nhân theo số khôi A bằng đơn vị u. Động năng của hạt anpha có giá trị
A. 2,15MeV      B. 2,55MeV            C. 2,75Mev              D. 2,89MeV
X chính là Pb có số khối 206.
bảo toàn động lượng:
[tex]\vec{P_P_O}=\vec{P_\alpha }+\vec{P_X}[/tex]
động lượng của Po bằng 0,chuyển vế và bình phương ta có:
[tex]m_\alpha .K_\alpha =m_X.K_X (1)[/tex]
và: [tex]\Delta E = K_\alpha +K_X (2)[/tex]
từ (1) và (2) bấm giải được [tex]K_\alpha = 2,55Mev[/tex]




Tiêu đề: Trả lời: Trắc nghiệm Hạt nhân
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 09:57:22 pm Ngày 14 Tháng Tư, 2012
7. Hạt proton chuyển động đến va chạm vào một hạt nhân liti T ( A=7, Z=3) đứng yên. Sau va chạm xuất hiện hai hạt nhân X giống nhau bay với vận tốc có cùng độ lớn nhưng hợp nhau một góc [tex]\phi[/tex]. Biết động năng của hạt proton và X lần lượt là [tex]W_{H}= 8.006 Mev, W_{X}= 2.016 MeV[/tex]. Khới lượng của chúng là mH= 1.008u, mX = 4,003u. Tính góc [tex]\phi[/tex].
A. 30 độ       B. 60 độ            C. 90 Độ             D. 120 độ.
dùng bảo toàn động lượng:
[tex]\vec{P_p}=\vec{P_X}+\vec{P_X}[/tex]
bình phương 2 vế:
[tex](P_p)^2 = 2.(P_X)^2 + 2.P_X.P_X.cos\phi[/tex]
với công thức [tex]P^2 = 2mK[/tex], thay lần lượt vào pt và tìm được [tex]\phi[/tex]





Tiêu đề: Trả lời: Trắc nghiệm Hạt nhân
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 03:55:04 pm Ngày 15 Tháng Tư, 2012
3. Phân tích một tượng gỗ cổ ( đồ cổ) người ta thấy rằng độ phóng xạ [tex]\beta ^{-}[/tex] của nó bằng 0,385 lần độ phóng xạ của một khúc gỗi mới chặt có khối lượng gấp đôi khối lượng của tượng gổ đó. Đồng vị [tex]C^{14}[/tex] có chu kỳ bán rã là 5600 năm. Tuổi của tượng gỗ là
A. 15000 năm                B. 13000 năm                   C. 18000 năm        D. 35000 năm.
ta có công thức độ phóng xạ [tex]H=\lambda .\frac{m}{A}.N_A[/tex]
độ phóng xạ tỉ lệ thuận với m. vậy với khúc gỗ mới chặt có khối lượng bằng khối lượng gỗ cỗ thì độ phóng xạ của gỗ cỗ bằng 0,385.2 = 0,77 gỗ mới chặt.
[tex]H=H_0.2^(\frac{-t}{T})=0,77H_0[/tex]
suy ra t = 2111,59 năm.



Tiêu đề: Trả lời: Trắc nghiệm Hạt nhân
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 04:18:49 pm Ngày 15 Tháng Tư, 2012
4. Năng lượng liên kết cho một nuclon trong các hạt nhân Ne ( A= 20, Z= 10), He ( A= 4, Z=2) và C ( A=12, Z= 6) tương ứng bằng 8,03 MeV, 7,07 MeV, 7,68 MeV. Năng lượng cần thiết để tách một hạt nhân Ne thành hai hạt He và một hạt C là
A. 11,9 MeV          B. 10,8 MeV               C. 15,5 MeV                D. 7,2 Mev
Ne==> 2He + C
[tex]W=|\Delta E| = |2WlkHe+WlkC-WlkNe|[/tex]
[tex]==>W= |2.WlkrHe*4+WlkrC*12-WlkrNe*20|=11,88MeV[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Trắc nghiệm Hạt nhân
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 04:28:16 pm Ngày 15 Tháng Tư, 2012
5. Một hạt Dơtori D ( A-2, Z=1) được gia tốc trong máy xiclotron với từ trường B = 0,5T và bán kính buồng chân không R=1m. Tính tần số quay của hạt. Cho mD = 2,0136u, 1u=1,66055.10^(-27) , kg=931MeV/c2.
A.2,8 MHz        B. 3,8 MHz             C. 4,8 MHz      D. 1,8 MHz
Công thức tính bán kính điện tích trong máy xiclotron là :
[tex]R=\frac{q.B}{mv} ==> v=\frac{qB}{mR}=23925709,62m/s[/tex]
[tex]==> \omega=2\pi.f=v/R=23925709,62 ==> f=3,8MHz[/tex]