Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: huyngo trong 10:47:47 am Ngày 02 Tháng Tư, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=7393



Tiêu đề: Bài tập dao động cơ cần giúp đỡ gấp
Gửi bởi: huyngo trong 10:47:47 am Ngày 02 Tháng Tư, 2012
 Cho hai con lắc lò xo A và B dao động điều hòa trên hai đường thẳng song song với nhau. Ban đầu kéo vật nặng của hai con lắc về cùng một phía một đoạn bằng nhau rồi buông nhẹ cùng một lúc. Con lắc B dao động nhanh hơn con lắc A và sau 5 phút 14 giây người ta mới quan sát thấy hai vật nặng lại trùng nhau ở vị trí ban đầu. Biết độ cứng của hai con lắc lò xo bằng nhau, chu kì dao động của con lắc A là 0,2  (s). Tỉ số khối lượng vật nặng B với vật nặng A là:
 A. 0,986       B. 0,998       C. 0,988        D.0,996 ho:)


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập dao động cơ cần giúp đỡ gấp
Gửi bởi: Huỳnh Phước Tuấn trong 10:58:36 am Ngày 02 Tháng Tư, 2012
Cho hai con lắc lò xo A và B dao động điều hòa trên hai đường thẳng song song với nhau. Ban đầu kéo vật nặng của hai con lắc về cùng một phía một đoạn bằng nhau rồi buông nhẹ cùng một lúc. Con lắc B dao động nhanh hơn con lắc A và sau 5 phút 14 giây người ta mới quan sát thấy hai vật nặng lại trùng nhau ở vị trí ban đầu. Biết độ cứng của hai con lắc lò xo bằng nhau, chu kì dao động của con lắc A là 0,2  (s). Tỉ số khối lượng vật nặng B với vật nặng A là:
 A. 0,986       B. 0,998       C. 0,988        D.0,996 ho:)
Đây là bài toán con lắc trùng phùng
Con lắc B dao động nhanh hơn con lắc A nên Ta>TB
Gọi n là số lần dao động đến khi gặp nhau, ta có thời gian gặp nhau:t = nTB = (n-1)Ta = 314s
Do đó n= 1571 suy ra TB = 314/1571
[tex]TB/TA=\sqrt{mB/mA}[/tex]
hay [tex]mB/mA =(TB/TA)^{2}=0,998[/tex]. Đáp án B


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập dao động cơ cần giúp đỡ gấp
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 11:02:41 am Ngày 02 Tháng Tư, 2012
Xin góp thêm để bạn hiểu rõ :D

Cho hai con lắc lò xo A và B dao động điều hòa trên hai đường thẳng song song với nhau. Ban đầu kéo vật nặng của hai con lắc về cùng một phía một đoạn bằng nhau rồi buông nhẹ cùng một lúc. Con lắc B dao động nhanh hơn con lắc A và sau 5 phút 14 giây người ta mới quan sát thấy hai vật nặng lại trùng nhau ở vị trí ban đầu. Biết độ cứng của hai con lắc lò xo bằng nhau, chu kì dao động của con lắc A là 0,2  (s). Tỉ số khối lượng vật nặng B với vật nặng A là:
 A. 0,986       B. 0,998       C. 0,988        D.0,996 ho:)

Sau lần dao động thứ nhất của con lắc T1, con lắc T2 sẽ cần thêm một khoảng thời gian là (T2 - T1) để trở về vị trí xuất phát của nó. Nghĩa là con lắc T2 bị trễ so với con lắc T1 một khoảng thời gian là (T2 - T1) .
(Thời gian trễ của con lắc T2 so với T1 : (T2 - T1)
             Sau n lần dao động của con lắc T1, khoảng thời gian trễ này sẽ được nhân lên n lần, nghĩa là n*(T2 - T1).
             Để hai vật gặp nhau: 2 con lắc đến vị trí xuất phát tại cùng một thời điểm thì khoảng thời gian trễ ở trên phải bằng đúng 1 chu kỳ của con lắc T1.          
             Nghĩa là: n.(T2 - T1)  = T1
             Hay   n.T2 = (n+1).T1 = t ( t Thời gian ngắn nhất để hai con lắc gặp nhau)  (1)
   ==> [tex]n = \frac{t}{T2}[/tex]
Thay lại vào (1) ta có: [tex]\frac{T1}{T2} = \frac{n}{n + 1} = \frac{\frac{t}{T2}}{\frac{t}{T2} + 1} = \sqrt{\frac{m2}{m1}}[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập dao động cơ cần giúp đỡ gấp
Gửi bởi: Quang Dương trong 11:17:17 am Ngày 02 Tháng Tư, 2012
Cho hai con lắc lò xo A và B dao động điều hòa trên hai đường thẳng song song với nhau. Ban đầu kéo vật nặng của hai con lắc về cùng một phía một đoạn bằng nhau rồi buông nhẹ cùng một lúc. Con lắc B dao động nhanh hơn con lắc A và sau 5 phút 14 giây người ta mới quan sát thấy hai vật nặng lại trùng nhau ở vị trí ban đầu. Biết độ cứng của hai con lắc lò xo bằng nhau, chu kì dao động của con lắc A là 0,2  (s). Tỉ số khối lượng vật nặng B với vật nặng A là:
 A. 0,986       B. 0,998       C. 0,988        D.0,996 ho:)

Thật ra bài này giải chính xác phải có hai trường hợp :

+ Hai vật trùng nhau ở vị trí ban đầu và chuyển động cùng chiều

+ Hai vật trùng nhau ở vị trí ban đầu và chuyển động ngược chiều

Vậy tổng quát ta phải xét thêm trường hợp  : [tex]nT_{A} = nT_{B}+\frac{T_{B}}{2}[/tex]

Trước đây trong các bài toán về con lắc trùng phùng , người ta có thêm giả thiết :

+ Chu kì của hai con lắc xấp xỉ nhau
+  sau thời gian denta t chúng lại đồng thời qua VTCB theo chiều cũ