Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: Cuồng Phong trong 06:12:47 am Ngày 01 Tháng Tư, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=7360



Tiêu đề: 3 bài sóng điện từ cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Cuồng Phong trong 06:12:47 am Ngày 01 Tháng Tư, 2012
Câu 1: Một mạch dao động LC lý tưởng gồm cuộn thuần cảm có độ tự cảm không thay đổi và 1 tụ điện có hai bản tụ phẳng đặt song song và cách nhau 1 khoảng cố định. Để phát ra sóng điện từ có tần số doa động tăng gấp 2 lần thì điện tích đối diện của bản tụ phải:
A. tăng 4 lần        B. giảm 2  lần      C. giảm 4 lần        D. tăng 2 lần


Câu 2: Mạch dao động LC có tụ phẳng không khí hình tròn bán kính 48cm cách nhau 4cm phát ra sóng điện từ có bước sóng 100m. Nếu đưa vào giữa hai bản tụ một tấm điện môi phẳng song song và cùng kích thước với hai bản có hằng số điện môi [tex]\varepsilon =7[/tex], bề dày 2cm thì phát ra sóng có bước sóng là:
A.100m       B.[tex]100\sqrt{2}m[/tex]m           C.132,29m            D.175m


Câu 3: Mạc dao động điện từ lý tưởng gồm cuộn thuần cảm và hai tụ điện giống nhau mắc nối tiếp.Hai bản của một tụ được nối với nhau bằng một khóa K. Ban đầu khóa K mở,cung cấp năng lượng cho mạch dao động thì điện áp cực đại giữa hai đầu cuộn dây là [tex]8\sqrt{6}V[/tex]. Sau đó đúng vào lúc thời điểm dòng điện qua cuộn dây có cường độ bằng giá trị hiệu dụng thì đóng khóa K. Điện áp cực đại giữa hai đầu cuộn dây sau khi đóng khóa K là:
A. 16V.           B.12V            C. [tex]12\sqrt{3}V[/tex]         D. [tex]14\sqrt{6}V[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: 3 bài sóng điện từ cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 08:02:13 am Ngày 01 Tháng Tư, 2012
Câu 1: Một mạch dao động LC lý tưởng gồm cuộn thuần cảm có độ tự cảm không thay đổi và 1 tụ điện có hai bản tụ phẳng đặt song song và cách nhau 1 khoảng cố định. Để phát ra sóng điện từ có tần số doa động tăng gấp 2 lần thì điện tích đối diện của bản tụ phải:
A. tăng 4 lần        B. giảm 2  lần      C. giảm 4 lần        D. tăng 2 lần

- Tần số [tex]f = \frac{1}{2\Pi \sqrt{LC}}[/tex] ==> f tăng 2 lần khi C giảm 4 lần

- Mặt khác: [tex]C = \frac{\varepsilon _{0}S}{d}[/tex] ==> C giảm 4 lần khi S giảm 4 lần


Tiêu đề: Trả lời: 3 bài sóng điện từ cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 08:19:45 am Ngày 01 Tháng Tư, 2012


Câu 3: Mạc dao động điện từ lý tưởng gồm cuộn thuần cảm và hai tụ điện giống nhau mắc nối tiếp.Hai bản của một tụ được nối với nhau bằng một khóa K. Ban đầu khóa K mở,cung cấp năng lượng cho mạch dao động thì điện áp cực đại giữa hai đầu cuộn dây là [tex]8\sqrt{6}V[/tex]. Sau đó đúng vào lúc thời điểm dòng điện qua cuộn dây có cường độ bằng giá trị hiệu dụng thì đóng khóa K. Điện áp cực đại giữa hai đầu cuộn dây sau khi đóng khóa K là:
A. 16V.           B.12V            C. [tex]12\sqrt{3}V[/tex]         D. [tex]14\sqrt{6}V[/tex]

Tương tự bài này: link (http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5124.msg24538#msg24538)


Tiêu đề: Trả lời: 3 bài sóng điện từ cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 08:32:28 am Ngày 01 Tháng Tư, 2012

Câu 2: Mạch dao động LC có tụ phẳng không khí hình tròn bán kính 48cm cách nhau 4cm phát ra sóng điện từ có bước sóng 100m. Nếu đưa vào giữa hai bản tụ một tấm điện môi phẳng song song và cùng kích thước với hai bản có hằng số điện môi [tex]\varepsilon =7[/tex], bề dày 2cm thì phát ra sóng có bước sóng là:
A.100m       B.[tex]100\sqrt{2}m[/tex]m           C.132,29m            D.175m

- Đưa tấm điện môi vao thành 3 tụ mắc nối tiếp: [tex]C_{x}[/tex], [tex]C_{\varepsilon }[/tex] và [tex]C_{2-x}[/tex]

- Ta có: [tex]\frac{1}{C_{x,2-x}} = \frac{1}{\frac{\varepsilon _{o}S}{x}} + \frac{1}{\frac{\varepsilon _{o}S}{2 - x}} = \frac{1}{\frac{\varepsilon _{o}S}{2}}[/tex] ==> [tex]C_{x,2-x} = \frac{\varepsilon _{o}S}{2}[/tex]

             [tex]C_{\varepsilon } = \frac{\varepsilon \varepsilon _{o}S}{2}[/tex]

- Điện dung bộ tụ: [tex]C_{b} = \frac{C_{\varepsilon }C_{x,2-x}}{C_{\varepsilon } + C_{x,2-x}} = \frac{\varepsilon _{o}\varepsilon S}{\varepsilon + 1}[/tex]

- [tex]\frac{f_{2}}{f_{1}} = \sqrt{\frac{C_{b}}{C} } = ...[/tex]





Tiêu đề: Trả lời: 3 bài sóng điện từ cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Cuồng Phong trong 11:53:51 am Ngày 01 Tháng Tư, 2012


Câu 3: Mạc dao động điện từ lý tưởng gồm cuộn thuần cảm và hai tụ điện giống nhau mắc nối tiếp.Hai bản của một tụ được nối với nhau bằng một khóa K. Ban đầu khóa K mở,cung cấp năng lượng cho mạch dao động thì điện áp cực đại giữa hai đầu cuộn dây là [tex]8\sqrt{6}V[/tex]. Sau đó đúng vào lúc thời điểm dòng điện qua cuộn dây có cường độ bằng giá trị hiệu dụng thì đóng khóa K. Điện áp cực đại giữa hai đầu cuộn dây sau khi đóng khóa K là:
A. 16V.           B.12V            C. [tex]12\sqrt{3}V[/tex]         D. [tex]14\sqrt{6}V[/tex]

Tương tự bài này: link (http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5124.msg24538#msg24538)

Bài 3 có tương tự trong link đâu, ai đó giúp giải chi tiết bài này đi! Cảm ơn nhiều.


Tiêu đề: Trả lời: 3 bài sóng điện từ cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Cuồng Phong trong 12:05:10 pm Ngày 01 Tháng Tư, 2012

Câu 2: Mạch dao động LC có tụ phẳng không khí hình tròn bán kính 48cm cách nhau 4cm phát ra sóng điện từ có bước sóng 100m. Nếu đưa vào giữa hai bản tụ một tấm điện môi phẳng song song và cùng kích thước với hai bản có hằng số điện môi [tex]\varepsilon =7[/tex], bề dày 2cm thì phát ra sóng có bước sóng là:
A.100m       B.[tex]100\sqrt{2}m[/tex]m           C.132,29m            D.175m

- Đưa tấm điện môi vao thành 3 tụ mắc nối tiếp: [tex]C_{x}[/tex], [tex]C_{\varepsilon }[/tex] và [tex]C_{2-x}[/tex]

- Ta có: [tex]\frac{1}{C_{x,2-x}} = \frac{1}{\frac{\varepsilon _{o}S}{x}} + \frac{1}{\frac{\varepsilon _{o}S}{2 - x}} = \frac{1}{\frac{\varepsilon _{o}S}{2}}[/tex] ==> [tex]C_{x,2-x} = \frac{\varepsilon _{o}S}{2}[/tex]

             [tex]C_{\varepsilon } = \frac{\varepsilon \varepsilon _{o}S}{2}[/tex]

- Điện dung bộ tụ: [tex]C_{b} = \frac{C_{\varepsilon }C_{x,2-x}}{C_{\varepsilon } + C_{x,2-x}} = \frac{\varepsilon _{o}\varepsilon S}{\varepsilon + 1}[/tex]

- [tex]\frac{f_{2}}{f_{1}} = \sqrt{\frac{C_{b}}{C} } = ...[/tex]


Mình xem lời giải của Quỷ, chưa rõ nhiều! Giúp giải thích chi tiết hơn nữa các bước làm được không? Từ bước đặt tên các tụ .......


Tiêu đề: Trả lời: 3 bài sóng điện từ cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 12:10:56 pm Ngày 01 Tháng Tư, 2012


Câu 3: Mạc dao động điện từ lý tưởng gồm cuộn thuần cảm và hai tụ điện giống nhau mắc nối tiếp.Hai bản của một tụ được nối với nhau bằng một khóa K. Ban đầu khóa K mở,cung cấp năng lượng cho mạch dao động thì điện áp cực đại giữa hai đầu cuộn dây là [tex]8\sqrt{6}V[/tex]. Sau đó đúng vào lúc thời điểm dòng điện qua cuộn dây có cường độ bằng giá trị hiệu dụng thì đóng khóa K. Điện áp cực đại giữa hai đầu cuộn dây sau khi đóng khóa K là:
A. 16V.           B.12V            C. [tex]12\sqrt{3}V[/tex]         D. [tex]14\sqrt{6}V[/tex]

Tương tự bài này: link (http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5124.msg24538#msg24538)

Bài 3 có tương tự trong link đâu, ai đó giúp giải chi tiết bài này đi! Cảm ơn nhiều.

Hướng dẫn cho bạn thế này nhé (đói rồi nhác tính lém)

- Từ dữ kiện Uo = [tex]8\sqrt{6}V[/tex] ==> [tex]I_{o} = \sqrt{\frac{Cb}{L}}U_{o}[/tex]

- Khi i bằng I = Io/[tex]\sqrt{2}[/tex]: [tex]\frac{1}{2}CbU_{o}^{2} = \frac{1}{2}L\frac{I_{o}^{2}}{2} + W_{d}[/tex]

==> Wd = ...

Do C giống nhau ==> WdC1 = WdC2 = Wd/2

- Đóng khóa k ==> mất đi phần năng lượng WdC2 = Wd/2

==> [tex]\frac{1}{2}CU_{o}^{2}' = \frac{1}{2}C_{b}U_{o}^{2} - Wd[/tex] ==> Uo'
(với Cb = C/2)


Tiêu đề: Trả lời: 3 bài sóng điện từ cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Cuồng Phong trong 12:14:21 pm Ngày 01 Tháng Tư, 2012
Câu 1: Một mạch dao động LC lý tưởng gồm cuộn thuần cảm có độ tự cảm không thay đổi và 1 tụ điện có hai bản tụ phẳng đặt song song và cách nhau 1 khoảng cố định. Để phát ra sóng điện từ có tần số doa động tăng gấp 2 lần thì điện tích đối diện của bản tụ phải:
A. tăng 4 lần        B. giảm 2  lần      C. giảm 4 lần        D. tăng 2 lần

- Tần số [tex]f = \frac{1}{2\Pi \sqrt{LC}}[/tex] ==> f tăng 2 lần khi C giảm 4 lần

- Mặt khác: [tex]C = \frac{\varepsilon _{0}S}{d}[/tex] ==> C giảm 4 lần khi S giảm 4 lần


Cho mình hỏi điện tích đối diện với bản tụ là thế nào?


Tiêu đề: Trả lời: 3 bài sóng điện từ cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 12:17:12 pm Ngày 01 Tháng Tư, 2012
Câu 1: Một mạch dao động LC lý tưởng gồm cuộn thuần cảm có độ tự cảm không thay đổi và 1 tụ điện có hai bản tụ phẳng đặt song song và cách nhau 1 khoảng cố định. Để phát ra sóng điện từ có tần số doa động tăng gấp 2 lần thì điện tích đối diện của bản tụ phải:
A. tăng 4 lần        B. giảm 2  lần      C. giảm 4 lần        D. tăng 2 lần

- Tần số [tex]f = \frac{1}{2\Pi \sqrt{LC}}[/tex] ==> f tăng 2 lần khi C giảm 4 lần

- Mặt khác: [tex]C = \frac{\varepsilon _{0}S}{d}[/tex] ==> C giảm 4 lần khi S giảm 4 lần


Cho mình hỏi điện tích đối diện với bản tụ là thế nào?

Dòng màu đỏ bạn đánh sai! Phải là diện tích đối diện của bản tụ và chính là S trong công thức tính điện dung đó


Tiêu đề: Trả lời: 3 bài sóng điện từ cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Điền Quang trong 12:20:34 pm Ngày 01 Tháng Tư, 2012

Cho mình hỏi điện tích đối diện với bản tụ là thế nào?


Cái này nên xem lại Lý 11 bài Tụ điện.

Tụ điện được cấu tạo bởi 2 tấm kim loại đặt cách nhau bởi một lớp điện môi (không khí, sứ, giấy,v.v.).

Tụ điện có nhiều loại tụ phẳng (2 tấm kim loại cố định đặt song song nhau), tụ xoay (hai (hay nhiều hơn) các tấm kiam loại đặt song song nhau, nhưng có thể quay quanh một trục, để thay đổi diện tích đối diện hai bản tụ).

Trường hợp bài này có thể hiểu là tụ phẳng. Lấy ví dụ đơn giản, lấy 2 quyển tập bằng nhau, đặt song song. Phần diện tích giao nhau giữa 2 quyển tập chính là diện tích đối diện trong bài.


Tiêu đề: Trả lời: 3 bài sóng điện từ cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Cuồng Phong trong 12:25:42 pm Ngày 01 Tháng Tư, 2012

Câu 2: Mạch dao động LC có tụ phẳng không khí hình tròn bán kính 48cm cách nhau 4cm phát ra sóng điện từ có bước sóng 100m. Nếu đưa vào giữa hai bản tụ một tấm điện môi phẳng song song và cùng kích thước với hai bản có hằng số điện môi [tex]\varepsilon =7[/tex], bề dày 2cm thì phát ra sóng có bước sóng là:
A.100m       B.[tex]100\sqrt{2}m[/tex]m           C.132,29m            D.175m

- Đưa tấm điện môi vao thành 3 tụ mắc nối tiếp: [tex]C_{x}[/tex], [tex]C_{\varepsilon }[/tex] và [tex]C_{2-x}[/tex]

- Ta có: [tex]\frac{1}{C_{x,2-x}} = \frac{1}{\frac{\varepsilon _{o}S}{x}} + \frac{1}{\frac{\varepsilon _{o}S}{2 - x}} = \frac{1}{\frac{\varepsilon _{o}S}{2}}[/tex] ==> [tex]C_{x,2-x} = \frac{\varepsilon _{o}S}{2}[/tex]

             [tex]C_{\varepsilon } = \frac{\varepsilon \varepsilon _{o}S}{2}[/tex]

- Điện dung bộ tụ: [tex]C_{b} = \frac{C_{\varepsilon }C_{x,2-x}}{C_{\varepsilon } + C_{x,2-x}} = \frac{\varepsilon _{o}\varepsilon S}{\varepsilon + 1}[/tex]

- [tex]\frac{f_{2}}{f_{1}} = \sqrt{\frac{C_{b}}{C} } = ...[/tex]


Mình xem lời giải của Quỷ, chưa rõ nhiều! Giúp giải thích chi tiết hơn nữa các bước làm được không? Từ bước đặt tên các tụ .......

Có ai có cách giải khác không, cho mình xin với! Nhìn cách của Quỷ chưa hiểu lắm.


Tiêu đề: Trả lời: 3 bài sóng điện từ cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 12:57:04 pm Ngày 01 Tháng Tư, 2012
(http://nk7.upanh.com/b5.s16.d1/3d253228c6515911b96b1d875c9374d2_42819497.1.jpg)

- Đưa tấm điện môi vao thành 3 tụ mắc nối tiếp: [tex]C_{x}[/tex], [tex]C_{\varepsilon }[/tex] và [tex]C_{2-x}[/tex]

([tex]C_{x}[/tex]: điện dung tụ có khoảng cách x, [tex]C_{\varepsilon }[/tex] điện dung tụ có điện môi [tex]\varepsilon[/tex], [tex]C_{2-x}[/tex]: điện dung tụ có khoảng cách 4 - 2 - x = 2 - x, phần màu đen. Xem trên hình vẽ)


- Cx nối tiếp với C2-x: [tex]\frac{1}{C_{x,2-x}} = \frac{1}{\frac{\varepsilon _{o}S}{x}} + \frac{1}{\frac{\varepsilon _{o}S}{2 - x}} = \frac{2}{\varepsilon _{o}S}[/tex] ==> [tex]C_{x,2-x} = \frac{\varepsilon _{o}S}{2}[/tex]

             [tex]C_{\varepsilon } = \frac{\varepsilon \varepsilon _{o}S}{2}[/tex]

- Điện dung bộ tụ: [tex]C_{\varepsilon } nt C_{x,2-x}[/tex])

[tex]C_{b} = \frac{C_{\varepsilon }C_{x,2-x}}{C_{\varepsilon } + C_{x,2-x}} = \frac{\varepsilon _{o}\varepsilon S}{2(\varepsilon + 1)}[/tex]

- [tex]\frac{\lambda_{2}}{\lambda_{1}} = \sqrt{\frac{C_{b}}{C} } = \sqrt{\frac{\frac{\varepsilon _{o}\varepsilon S}{2(\varepsilon + 1)}}{\frac{\varepsilon _{o}S}{4}}} = \sqrt{\frac{2\varepsilon }{\varepsilon + 1}}[/tex]

(vì [tex]\lambda = 2\Pi .3.10^{8}\sqrt{LC}[/tex])


==> [tex]\lambda 2 = \lambda 1\sqrt{\frac{2\varepsilon }{\varepsilon + 1}} = 132,2875656m[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: 3 bài sóng điện từ cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Cuồng Phong trong 01:21:00 pm Ngày 01 Tháng Tư, 2012
Giờ thì mình hiểu rõ rồi, cảm ơn thầy Điền Quang và Quỷ nha!  =d> =d>