Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: Cuồng Phong trong 03:22:45 pm Ngày 17 Tháng Ba, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=7090



Tiêu đề: Ánh sáng, điện cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Cuồng Phong trong 03:22:45 pm Ngày 17 Tháng Ba, 2012
Bài 1: Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1, S2 cách nhau 130cm dao động cùng pha. Biết sóng do mỗi nguồn phát ra có tần số f = 5Hz, vận tốc truyền sóng v = 150 cm/s. Gọi M là điểm nằm trên đường thẳng vuông góc với S1S2 tại S1 ở đó dao động với biên độ cực đại. Đoạn S1M có giá trị nhỏ nhất là
A. 10,42cm          B. 9,63cm          C. 12,24cm          D. 15,36cm

Bài 2: Một mạch dao động LC lí tưởng có tần số dao động riêng f0 = 90 MHz. Mạch này nối với một anten để thu sóng điện từ. Giả sử hai sóng điện từ có cùng năng lượng nhưng có tần số tương ứng f1 = 92 MHz, f2 = 95 MHz truyền vào anten. Gọi biên độ dao động của mạch ứng với hai tần số này là I1, I2. Biểu thức đúng là
A. I1 > I2          B. I1 < I2          C. I1 =  I2          D. I1 [tex]\leq[/tex] I2

Bài 3: Hiệu suất của quá trình truyền tải điện năng trên dây dẫn bằng nhôm là 92,0%. Biết điện trở suất của đồng nhỏ hơn điện trở suất của nhôm 1,47 lần, nếu dùng dây dẫn bằng đồng cùng kích thước với dây dẫn bằng nhôm trên để thay dây nhôm truyền tải điện thì hiệu suất truyền tải điện sẽ là
A. 92,5%          B. 93,3%          C. 94,6%          D. 97,5%

Bài 4: Mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp gồm một điện trở thuần R = 100[tex]\Omega[/tex], một tụ điện có điện dung C và một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = [tex]\frac{1}{\pi }(H)[/tex]. Điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu mạch có biểu thức [tex]u = U\sqrt{2}cos2\pi ft[/tex], trong đó U = const còn f thay đổi được. Khi thay đổi tần số f tới giá trị f1 = 50Hz hoặc f2 = 200Hz thì cường độ dòng điện trong mạch có cùng một giá trị hiệu dụng. Điện dung C của tụ điện là
A. [tex]\frac{10^{-4}}{4\pi }(F)[/tex]          B. [tex]\frac{10^{-3}}{2\pi }(F)[/tex]          C. [tex]\frac{10^{-4}}{2\pi }(F)[/tex]          D. [tex]\frac{10^{-3}}{8\pi }(F)[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Ánh sáng, điện cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: mark_bk99 trong 10:46:16 pm Ngày 17 Tháng Ba, 2012
Bài 1: Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1, S2 cách nhau 130cm dao động cùng pha. Biết sóng do mỗi nguồn phát ra có tần số f = 5Hz, vận tốc truyền sóng v = 150 cm/s. Gọi M là điểm nằm trên đường thẳng vuông góc với S1S2 tại S1 ở đó dao động với biên độ cực đại. Đoạn S1M có giá trị nhỏ nhất là
A. 10,42cm          B. 9,63cm          C. 12,24cm          D. 15,36cm


Ta có :lamda=30cm
M dao động với biên độ cực đại -->MS2-MS1=klamda

Xét số cực đại trên S1S2: -S1S2/lamda<K<S1S2/lamda <-->-4,3<k<4,3
-->để MS1 min thì k=4 -->MS2=120+MS1

Dùng pytago cho tam giác MS1S2 --> (120 +MS1) 2=S1S2 2 +MS12
-->240MS1=2500-->MS1=10,42cm


Tiêu đề: Trả lời: Ánh sáng, điện cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: mark_bk99 trong 11:02:31 pm Ngày 17 Tháng Ba, 2012
Bài 4: Mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp gồm một điện trở thuần R = 100[tex]\Omega[/tex], một tụ điện có điện dung C và một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = [tex]\frac{1}{\pi }(H)[/tex]. Điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu mạch có biểu thức [tex]u = U\sqrt{2}cos2\pi ft[/tex], trong đó U = const còn f thay đổi được. Khi thay đổi tần số f tới giá trị f1 = 50Hz hoặc f2 = 200Hz thì cường độ dòng điện trong mạch có cùng một giá trị hiệu dụng. Điện dung C của tụ điện là
A. [tex]\frac{10^{-4}}{4\pi }(F)[/tex]          B. [tex]\frac{10^{-3}}{2\pi }(F)[/tex]          C. [tex]\frac{10^{-4}}{2\pi }(F)[/tex]          D. [tex]\frac{10^{-3}}{8\pi }(F)[/tex]
Thay đổi f để I có cùng giá trị hiệu dụng -->f=[tex]\sqrt{f1f2}[/tex]=100Hz
-->w=200II mà w=1/[tex]\sqrt{LC}[/tex]-->C =10-4/4II



Tiêu đề: Trả lời: Ánh sáng, điện cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 07:50:03 am Ngày 18 Tháng Ba, 2012

Bài 3: Hiệu suất của quá trình truyền tải điện năng trên dây dẫn bằng nhôm là 92,0%. Biết điện trở suất của đồng nhỏ hơn điện trở suất của nhôm 1,47 lần, nếu dùng dây dẫn bằng đồng cùng kích thước với dây dẫn bằng nhôm trên để thay dây nhôm truyền tải điện thì hiệu suất truyền tải điện sẽ là
A. 92,5%          B. 93,3%          C. 94,6%          D. 97,5%

Điện trở dây được tính bằng công thức : [tex]R=\frac{\rho.l}{s}[/tex]
Hiệu suất truyền tải tính bằng công thức : [tex]H=1-\frac{RP}{U^2}.[/tex]
+ Dây đồng và nhôm có [tex]R_{nhom}=1,47R_{dong}[/tex] (vì điện trở tỷ lệ với điện trở suất)
+ [tex]H_{nhom}=1-\frac{P.R_{nhom}}{U^2} ==> 1-H_{nhom}=\frac{R_{nhom}.P}{U^2}[/tex]
+ Tương tự:  [tex]1-H_{dong}=\frac{R_{dong}.P}{U^2}[/tex]
[tex]==> 1-H_{nhom}=1,47-1,47H_{dong} ==> H_{dong}=94,5578[/tex]%


Tiêu đề: Trả lời: Ánh sáng, điện cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 07:53:55 am Ngày 18 Tháng Ba, 2012
Bài 2: Một mạch dao động LC lí tưởng có tần số dao động riêng f0 = 90 MHz. Mạch này nối với một anten để thu sóng điện từ. Giả sử hai sóng điện từ có cùng năng lượng nhưng có tần số tương ứng f1 = 92 MHz, f2 = 95 MHz truyền vào anten. Gọi biên độ dao động của mạch ứng với hai tần số này là I1, I2. Biểu thức đúng là
A. I1 > I2          B. I1 < I2          C. I1 =  I2          D. I1 [tex]\leq[/tex] I2
Khi f tiến đến gần f_0 khả năng cộng hưởng xảy ra. do vậy với các f lệch f_0 ít nhất thì có biên độ lớn nhất.
f1 lệch ít hơn so với f_0 ==> I1>I2


Tiêu đề: Hỏi bài 1
Gửi bởi: Cuồng Phong trong 11:22:40 am Ngày 18 Tháng Ba, 2012
Bài 1: Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1, S2 cách nhau 130cm dao động cùng pha. Biết sóng do mỗi nguồn phát ra có tần số f = 5Hz, vận tốc truyền sóng v = 150 cm/s. Gọi M là điểm nằm trên đường thẳng vuông góc với S1S2 tại S1 ở đó dao động với biên độ cực đại. Đoạn S1M có giá trị nhỏ nhất là
A. 10,42cm          B. 9,63cm          C. 12,24cm          D. 15,36cm


Ta có :lamda=30cm
M dao động với biên độ cực đại -->MS2-MS1=klamda

Xét số cực đại trên S1S2: -S1S2/lamda<K<S1S2/lamda <-->-4,3<k<4,3
-->để MS1 min thì k=4 -->MS2=120+MS1

Dùng pytago cho tam giác MS1S2 --> (120 +MS1) 2=S1S2 2 +MS12
-->240MS1=2500-->MS1=10,42cm

Cho hỏi tại sao trong biểu thức này: -S1S2/lamda<K<S1S2/lamda <-->-4,3<k<4,3 không có dấu [tex]\leq[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Ánh sáng, điện cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 11:37:58 am Ngày 18 Tháng Ba, 2012
Bài 1: Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1, S2 cách nhau 130cm dao động cùng pha. Biết sóng do mỗi nguồn phát ra có tần số f = 5Hz, vận tốc truyền sóng v = 150 cm/s. Gọi M là điểm nằm trên đường thẳng vuông góc với S1S2 tại S1 ở đó dao động với biên độ cực đại. Đoạn S1M có giá trị nhỏ nhất là
A. 10,42cm          B. 9,63cm          C. 12,24cm          D. 15,36cm


Ta có :lamda=30cm
M dao động với biên độ cực đại -->MS2-MS1=klamda

Xét số cực đại trên S1S2: -S1S2/lamda<K<S1S2/lamda <-->-4,3<k<4,3
-->để MS1 min thì k=4 -->MS2=120+MS1

Dùng pytago cho tam giác MS1S2 --> (120 +MS1) 2=S1S2 2 +MS12
-->240MS1=2500-->MS1=10,42cm

Cho hỏi tại sao trong biểu thức này: -S1S2/lamda<K<S1S2/lamda <-->-4,3<k<4,3 không có dấu [tex]\leq[/tex]

Khi đếm trên khoảng S1S2 thì  lấy thêm dấu =. Khi đếm trên khoảng S1S2 thì ko lấy dấu =
Với kết quả đã tính trên thì có thêm dấu bằng hay ko cũng chả quan trọng vì: [tex]\frac{S1S2}{\lambda }[/tex] ko phải là số nguyên ==> S1 và S2 ko phải là cực đại


Tiêu đề: Hỏi bài 1
Gửi bởi: Cuồng Phong trong 11:46:25 am Ngày 18 Tháng Ba, 2012
Cho hỏi tại sao trong biểu thức này: -S1S2/lamda<K<S1S2/lamda <-->-4,3<k<4,3 không có dấu [tex]\leq[/tex]

Khi đếm trên khoảng S1S2 thì  lấy thêm dấu =. Khi đếm trên khoảng S1S2 thì ko lấy dấu =
Với kết quả đã tính trên thì có thêm dấu bằng hay ko cũng chả quan trọng vì: [tex]\frac{S1S2}{\lambda }[/tex] ko phải là số nguyên ==> S1 và S2 ko phải là cực đại


Kỳ vậy, phần bôi đen chẳng thấy khác gì cả?


Tiêu đề: Trả lời: Ánh sáng, điện cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Xuân Yumi trong 11:50:17 am Ngày 18 Tháng Ba, 2012
anh quan tâm câu thứ 2 ý.
anh @ga có nhầm đoạn với khoảng k vậy


Tiêu đề: Trả lời: Ánh sáng, điện cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 12:15:26 pm Ngày 18 Tháng Ba, 2012
Nhầm trên đoạn lấy thêm dấu =, còn trên khoảng thì ko lấy dấu bằng sr và sr


Tiêu đề: Trả lời: Ánh sáng, điện cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 02:46:37 pm Ngày 18 Tháng Ba, 2012
Nhầm trên đoạn lấy thêm dấu =, còn trên khoảng thì ko lấy dấu bằng sr và sr
S1 và S2 là nguồn cưỡng bức không phải kết quả giao thoa nên đếm trên khoảng hay đoạn đều phải bỏ nó ra.


Tiêu đề: Trả lời: Ánh sáng, điện cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Cuồng Phong trong 03:51:50 pm Ngày 18 Tháng Ba, 2012
Nhầm trên đoạn lấy thêm dấu =, còn trên khoảng thì ko lấy dấu bằng sr và sr
S1 và S2 là nguồn cưỡng bức không phải kết quả giao thoa nên đếm trên khoảng hay đoạn đều phải bỏ nó ra.

Tại sao lại có điều trên: S1 và S2 là nguồn cưỡng bức không phải kết quả giao thoa nên đếm trên khoảng hay đoạn đều phải bỏ nó ra.? Các thầy, các bạn giải thích giúp.


Tiêu đề: Trả lời: Ánh sáng, điện cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 10:43:35 pm Ngày 18 Tháng Ba, 2012
Nhầm trên đoạn lấy thêm dấu =, còn trên khoảng thì ko lấy dấu bằng sr và sr
S1 và S2 là nguồn cưỡng bức không phải kết quả giao thoa nên đếm trên khoảng hay đoạn đều phải bỏ nó ra.

Tại sao lại có điều trên: S1 và S2 là nguồn cưỡng bức không phải kết quả giao thoa nên đếm trên khoảng hay đoạn đều phải bỏ nó ra.? Các thầy, các bạn giải thích giúp.
Vì biên độ nguồn phụ thuộc vào nguồn gây sóng chứ biên độ của nó không phải do giao thoa mà có


Tiêu đề: Trả lời: Ánh sáng, điện cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Cuồng Phong trong 11:01:12 pm Ngày 18 Tháng Ba, 2012

Tại sao lại có điều trên: S1 và S2 là nguồn cưỡng bức không phải kết quả giao thoa nên đếm trên khoảng hay đoạn đều phải bỏ nó ra.? Các thầy, các bạn giải thích giúp.
Vì biên độ nguồn phụ thuộc vào nguồn gây sóng chứ biên độ của nó không phải do giao thoa mà có
[/quote]

Thầy à, khó hiểu quá, sao dấu [tex]\leq[/tex] hay < là để tính số điểm cực đại, cực tiểu chứ có liên quan gì đến biên độ nguồn đâu?