Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: tiennguyen trong 10:28:58 pm Ngày 16 Tháng Ba, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=7082



Tiêu đề: Thuyết tương đối hẹp
Gửi bởi: tiennguyen trong 10:28:58 pm Ngày 16 Tháng Ba, 2012
Em có bài toán này, nhờ các Thầy/ Cô và các bạn xem giúp em giảii như vậy có đúng ko, mà sao em ko ra được đáp số đúng.
1. Một hạt có động năng bằng năng lượng nghỉ của nó sẽ có tốc độ bằng:
2. Tốc độ của hạt có động lượng tương đối tính gấp hai lần động lượng tính theo cơ học Niuton
A. 1,525.10^8m/s             B. 2,458.10^8m/s              C. 2,434.10^8m/s            D/ 2,598.10^8m/s
( 2 câu chung đáp án)

Giải:
1. Ta có động năng bằng năng lượng nghỉ
hay Wđ = E0 hay 1/2(m0.v^2) = m0.c^2
suy ra v^2 = 2.c^2 = 2. (3.10^8)^2 = 1,8.10^17
->> v= 4,242.10^8 m/s
2. Em chưa giải được.!!!



Tiêu đề: Trả lời: Thuyết tương đối hẹp
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 10:34:03 pm Ngày 16 Tháng Ba, 2012
Câu 1 bạn giải sai!
Động năng của hạt phải được tính theo thuyết tương đối Wd = (m - mo)c^2
Với [tex]m = \frac{mo}{\sqrt{1 - (\frac{v}{c})^{2}}}[/tex] (mo là khối lượng nghỉ)


Tiêu đề: Trả lời: Thuyết tương đối hẹp
Gửi bởi: Điền Quang trong 10:41:02 pm Ngày 16 Tháng Ba, 2012
Em có bài toán này, nhờ các Thầy/ Cô và các bạn xem giúp em giảii như vậy có đúng ko, mà sao em ko ra được đáp số đúng.
1. Một hạt có động năng bằng năng lượng nghỉ của nó sẽ có tốc độ bằng:
2. Tốc độ của hạt có động lượng tương đối tính gấp hai lần động lượng tính theo cơ học Niuton
A. 1,525.10^8m/s             B. 2,458.10^8m/s              C. 2,434.10^8m/s            D/ 2,598.10^8m/s
( 2 câu chung đáp án)

Giải:
1. Ta có động năng bằng năng lượng nghỉ
hay Wđ = E0 hay 1/2(m0.v^2) = m0.c^2
suy ra v^2 = 2.c^2 = 2. (3.10^8)^2 = 1,8.10^17
->> v= 4,242.10^8 m/s
2. Em chưa giải được.!!!


 ~O) Theo thuyết tương đối:

1) Một vật có khối lượng nghỉ [tex]m_{0}[/tex] chuyển động với tốc độ v thì sẽ có động năng:

[tex]W_{d}=mc^{2}-m_{0}c^{2}[/tex]

hay [tex]W_{d}=m_{0}c^{2}\left<\frac{1}{\sqrt{1-\frac{v^{2}}{c^{2}}}}-1 \right>[/tex]

2) Năng lượng nghỉ: [tex]E_{0}=m_{0}c^{2}[/tex]

3) Động lượng tương đối tính: p =mv

Trong đó: [tex]m = \frac{m_{0}}{\sqrt{1-\frac{v^{2}}{c^{2}}}}[/tex] gọi là khối lượng tương đối tính.

 ~O) Theo cơ học Newton:

Động lượng: p = mv

Ở cơ học Newton thì m bằng với khối lượng nghỉ [tex]m_{0}[/tex] của cơ học tương đối tính (tức là trong Thuyết tương đối đó).

 ~O) Em tự giải lại xem sao.