Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: KSH_Blow trong 02:48:55 pm Ngày 16 Tháng Ba, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=7079



Tiêu đề: Đề thi Hải Dương
Gửi bởi: KSH_Blow trong 02:48:55 pm Ngày 16 Tháng Ba, 2012
Mọi người giúp em làm vài bài thi thử.

Câu 4: Cho một vật dao động điều hoà với phương trình là x = 10cos( pi/3t -pi/3   ) cm. Tốc độ trung bình lớn nhất mà vật đạt được trong thời gian 10 s là
A. 5 cm/s   B. 7 cm/s   C. 14 cm/s   D. 10 cm/s

Câu 7: Điện áp xoay chiều ở phòng thực hành có giá trị hiệu dụng 24V tần số 50Hz. Một học sinh cần phải quấn một máy biến áp để từ điện áp nói trên tạo ra được điện áp hiệu dụng bằng 12V ở hai đầu cuộn thứ cấp khi để hở. Sau khi quấn máy một thời gian, học sinh này quên mất số vòng dây của các cuộn dây.

Để tạo ra được máy biến áp theo đúng yêu cầu học sinh này đã nối cuộn sơ cấp của máy với điện áp của phòng thực hành sau đó dùng vôn kế có điện trở rất lớn để đo điện áp ở cuộn thứ cấp để hở. Ban đầu kết quả đo được là 8,4V. Sau khi quấn thêm 55 vòng dây vào cuộn thứ cấp thì kết quả đo được là 15V. Bỏ qua mọi hao phí ở máy biến áp. Để tạo ra được máy biến áp theo đúng yêu cầu học sinh này cần phải tiếp tục giảm bao nhiêu vòng dây của cuộn thứ cấp?
A. 15 vòng            B. 40 vòng               C. 20 vòng         D. 25 vòng.

Câu này em tính ra 25 vòng mà đáp án là 40

Câu 8: Một vật dao động điều hoà với phương trình x=4cos(9pit+pi/3) ( t tính bằng giây ). Số lần vật đi qua vị trí có động năng bằng 8 lần thế năng từ thời điểm t1 = 1/6s đến thời điểm t2 = 13/3 là:
A. 8 lần   B. 9 lần    C. 10 lần    D. 11 lần

Câu 18: Đặt điện áp xoay chiều có biểu thức   ( trong đó U và omega không đổi) vào hai đầu AB của một đoạn mạch gồm đoạn mạch AM nối tiếp với đoạn mạch MB. Đoạn mạch AM có cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và biến trở R mắc nối tiếp, đoạn mạch MB chỉ có tụ điện có điện dung C. Biết rằng omega bang 1/can2LC. Khi thay đổi biến trở đến các giá trị R1=50, R2=100 và R3= 150 thì điện áp hiệu dụng giữa hai điểm AM có giá trị lần lượt là U1, U2, U3. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. U1<U2<U3.   B. U1>U2>U3   C. U1=U3 >U2.   D. U1=U2=U3.

Câu 26: Một động cơ điện xoay chiều khi hoạt động bình thường với điện áp hiệu dụng 220V thì sản ra công suất cơ học 72,8W. Biết điện trở thuần của động cơ bằng 40om và hệ số công suất của động cơ là 0,9. Cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua động cơ là
A. 4,55A           B. 0,4 A            C. 0,2 A                D. 0,4A


Tiêu đề: Trả lời: Đề thi Hải Dương
Gửi bởi: mark_bk99 trong 08:26:44 pm Ngày 16 Tháng Ba, 2012
Câu 4: Cho một vật dao động điều hoà với phương trình là x = 10cos( pi/3t -pi/3   ) cm. Tốc độ trung bình lớn nhất mà vật đạt được trong thời gian 10 s là
A. 5 cm/s   B. 7 cm/s   C. 14 cm/s   D. 10 cm/s

Tốc độ trung bình lớn nhất=smax/dentat
T=6s -->dentat=10>T/2 phân tích dentat=1+9 với 0<dentat'<T/2
-->Trong 9s ->t=T+T/2=4A+2A=6A=60cm
 TA có :denta[tex]\varphi[/tex]=dentat'*w=II/3
-->sindenta[tex]\varphi[/tex]/2=1/2
-->Smax=s +2Asindenta[tex]\varphi[/tex]/2 = 60+10=70
-->vmax=smax/dentat=7cm/s





Tiêu đề: Trả lời: Đề thi Hải Dương
Gửi bởi: Điền Quang trong 10:28:00 pm Ngày 16 Tháng Ba, 2012

Câu 7: Điện áp xoay chiều ở phòng thực hành có giá trị hiệu dụng 24V tần số 50Hz. Một học sinh cần phải quấn một máy biến áp để từ điện áp nói trên tạo ra được điện áp hiệu dụng bằng 12V ở hai đầu cuộn thứ cấp khi để hở. Sau khi quấn máy một thời gian, học sinh này quên mất số vòng dây của các cuộn dây.

Để tạo ra được máy biến áp theo đúng yêu cầu học sinh này đã nối cuộn sơ cấp của máy với điện áp của phòng thực hành sau đó dùng vôn kế có điện trở rất lớn để đo điện áp ở cuộn thứ cấp để hở. Ban đầu kết quả đo được là 8,4V. Sau khi quấn thêm 55 vòng dây vào cuộn thứ cấp thì kết quả đo được là 15V. Bỏ qua mọi hao phí ở máy biến áp. Để tạo ra được máy biến áp theo đúng yêu cầu học sinh này cần phải tiếp tục giảm bao nhiêu vòng dây của cuộn thứ cấp?
A. 15 vòng            B. 40 vòng               C. 20 vòng         D. 25 vòng.

Câu này em tính ra 25 vòng mà đáp án là 40


Lần sau em hãy cố gắng dành thời gian mà đánh bài ra đi, đừng có chơi copy + paste, bài lỗi tè le. Và nhìn rối cả mắt.

Bài này ra đáp án A (25 vòng) là đúng rồi, nó giống một câu trong đề Đại học 2011. (câu 28 trong link dưới)

Xem Bài Giải Đề ĐH 2011 (http://thuvienvatly.com/home/index2.php?option=com_remository&func=xemtruoc&Itemid=215&id=12553)

Khi điện áp hai đầu cuộn thứ cấp là 15V thì cuộn thứ cấp đã có 125 vòng. Kể từ đây, để điện áp cuộn thứ cấp chỉ còn 12V (tức là chỉ có 100 vòng) thì ta phải bớt đi ở cuộn này 25 vòng.


Tiêu đề: Trả lời: Đề thi Hải Dương
Gửi bởi: KSH_Blow trong 11:51:42 pm Ngày 16 Tháng Ba, 2012
Cho em xin lỗi. Cho em ghi nốt bài 16 là u có biểu thức Ucan2cos(omega t)


Tiêu đề: Trả lời: Đề thi Hải Dương
Gửi bởi: KSH_Blow trong 12:01:31 am Ngày 17 Tháng Ba, 2012
Giúp mình thêm vài câu nữa
Câu 24: Cho một vật dao động điều hoà với biên độ A = 5 cm. Cho biết khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi quãng đường 25 cm là  7/3 s. Lấy pi2 = 10. Độ lớn gia tốc của vật khi đi qua vị trí có động năng gấp 3 lần thế năng là
A. 0,5 m/s2   B. 0,25 m/s2   C. 1 m/s2      D. 2 m/s2
Câu 27: Trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn kết hợp A và B đặt cách nhau 20 cm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình lần lượt là: uA = Acos(50πt) (cm) và uB = Acos(50πt + π) (cm). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 2 m/s. Gọi C và D là hai điểm thuộc mặt nước sao cho ABCD là hình chữ nhật với BC = 15 cm. Số vân cực đại có trong khoảng AC là
A. 2   B. 4   C. 3   D. 6
Câu 29: Một đoạn mạch gồm cuộn cảm có độ tự cảm L và điện trở thuần r mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U và tần số  không đổi. Khi điều chỉnh để điện dung của tụ điện có giá trị C=C1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện và hai đầu cuộn cảm có cùng giá trị và bằng U, cường độ dòng điện trong mạch khi đó có biểu thức i1=2can6cos(100pit+pi/4)  . Khi điều chỉnh để điện dung của tụ điện có giá trị C=C2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện đạt giá trị cực đại. Cường độ dòng điện tức thời trong mạch khi đó có biểu thức là
DA i2=2can2cos(100pit+5pi/12)
Câu 30: Cho hai vật dao động điều hoà trên cùng một trục toạ độ Ox, có cùng vị trí cân bằng là gốc O và có cùng biên độ và với chu kì lần lượt là T1 = 1 s và T2 = 2 s. Tại thời điểm ban đầu, hai vật đều ở miền có gia tốc âm, cùng đi qua vị trí có động năng gấp 3 lần thế năng và cùng đi theo chiều âm của trục Ox. Thời điểm gần nhất ngay sau đó mà hai vật lại gặp nhau là
DA 4/9s







Tiêu đề: Trả lời: Đề thi Hải Dương
Gửi bởi: mark_bk99 trong 12:41:43 am Ngày 17 Tháng Ba, 2012
Câu 24: Cho một vật dao động điều hoà với biên độ A = 5 cm. Cho biết khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi quãng đường 25 cm là  7/3 s. Lấy pi2 = 10. Độ lớn gia tốc của vật khi đi qua vị trí có động năng gấp 3 lần thế năng là
A. 0,5 m/s2   B. 0,25 m/s2   C. 1 m/s2      D. 2 m/s2

Ta có S=25cm =4A+A
Mà thời gian vật đi quãng đường 4A là T -->đi hết A thì T/4
-->5T/4=7/3-->T=28/15s->w=15II/14
Khi Wd=3Wt -->x=A/2 (mối liên hệ giữa Wd,Wt,W để tìm)
-->a=w2*x-->KQ


Tiêu đề: Trả lời: Đề thi Hải Dương
Gửi bởi: mark_bk99 trong 12:58:33 am Ngày 17 Tháng Ba, 2012
Câu 27: Trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn kết hợp A và B đặt cách nhau 20 cm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình lần lượt là: uA = Acos(50πt) (cm) và uB = Acos(50πt + π) (cm). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 2 m/s. Gọi C và D là hai điểm thuộc mặt nước sao cho ABCD là hình chữ nhật với BC = 15 cm. Số vân cực đại có trong khoảng AC là
A. 2   B. 4   C. 3   D. 6

2 nguồn Ab lệch pha nhau II -->SỐ điểm cực đại sẽ đựơc tính bằng ct: AA-AB/[tex]\lambda[/tex] -1/2[tex]\leq[/tex]K[tex]\leq[/tex]CA-CB/[tex]\lambda[/tex] -1/2
[tex]\lambda[/tex]=v/f=8cm. ABCD là hình chữ nhật -->AC=25
thế vào ct trên: (0-20)/8 -1/2[tex]\leq[/tex]k[tex]\leq[/tex](25-15)/8 -1/2<--->-3[tex]\leq[/tex]
K[tex]\leq[/tex]0,75 (K nguyên)-->K= -3,-2,-1,0
-->ĐA B


Tiêu đề: Trả lời: Đề thi Hải Dương
Gửi bởi: KSH_Blow trong 12:59:34 am Ngày 17 Tháng Ba, 2012
Cho mình hỏi là đi heets A phải là T/6 thì mớilà ngắn nhất chứ


Tiêu đề: Trả lời: Đề thi Hải Dương
Gửi bởi: mark_bk99 trong 01:31:23 am Ngày 17 Tháng Ba, 2012
Cho mình hỏi là đi heets A phải là T/6 thì mớilà ngắn nhất chứ
Xin lỗi bạn nha đọc ko kỹ
thời gian nhỏ nhất để vật đi được một quảng đường nhất định cũng giống như quảng đường vật đi được lớn nhất trong thời gian đã cho--> Smax=2Asindenta[tex]\varphi[/tex]/2=A
-->sindenta[tex]\varphi[/tex]/2=sinII/6 -->denta[tex]\varphi[/tex]=II/3
-->dentat'=denta[tex]\varphi[/tex]/w =T/6
-->dentat=T+T/6=7T/6=7/3-->T=2s-->w=II -->a=0,25m/s2




Tiêu đề: Trả lời: Đề thi Hải Dương
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:28:22 am Ngày 17 Tháng Ba, 2012
Câu 29: Một đoạn mạch gồm cuộn cảm có độ tự cảm L và điện trở thuần r mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U và tần số  không đổi. Khi điều chỉnh để điện dung của tụ điện có giá trị C=C1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện và hai đầu cuộn cảm có cùng giá trị và bằng U, cường độ dòng điện trong mạch khi đó có biểu thức i1=2can6cos(100pit+pi/4)  . Khi điều chỉnh để điện dung của tụ điện có giá trị C=C2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện đạt giá trị cực đại. Cường độ dòng điện tức thời trong mạch khi đó có biểu thức là
DA i2=2can2cos(100pit+5pi/12)
+ [tex]C=C_1 ==> U_C=U_d=U ==>[/tex] Dùng giản đồ bạn tính được độ lệch pha giữa u_d và u là 60 và u_C và u là 60 ==> độ lệch pha giữa u với i là 30 và độ lệch pha giữa u_d và i là 30
[tex]==> \varphi_u = \pi/12 ; cos(30)=r.I1/U=r.I1/U[/tex]
+ [tex]C=C_2 ==> U_{Cmax} ==>[/tex] u_d vuông pha u mà u_d lệch pha 30 so với i ==> u lệch pha 60 so với i [tex]==> \varphi_{i2}=\pi/3 + \pi/12 =5\pi/12 ; cos(60)=I2.r/U [/tex]
[tex]==> I2=I1/\sqrt{3}=2 ==> I_{20}=2\sqrt{2}[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Đề thi Hải Dương
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:59:10 am Ngày 17 Tháng Ba, 2012
Câu 30: Cho hai vật dao động điều hoà trên cùng một trục toạ độ Ox, có cùng vị trí cân bằng là gốc O và có cùng biên độ và với chu kì lần lượt là T1 = 1 s và T2 = 2 s. Tại thời điểm ban đầu, hai vật đều ở miền có gia tốc âm, cùng đi qua vị trí có động năng gấp 3 lần thế năng và cùng đi theo chiều âm của trục Ox. Thời điểm gần nhất ngay sau đó mà hai vật lại gặp nhau là
DA 4/9s
Cách 1:
+ vị trí động năng bằng thế năng là [tex]x=\frac{A}{2} V x=-\frac{A}{2}[/tex]
theo giả thiết chọn x>0
+ Phương trình 2 vật : [tex]x_1=Acos(\frac{2\pi}{T_1}+\pi/3) ; x_1=Acos(\frac{2\pi}{T_2}+\pi/3)[/tex]
+ chúng gặp nhau khi [tex]x_1=x_2 [/tex]
[tex]==> (\frac{1}{T_1}-\frac{1}{T_2}).t=k[/tex] và [tex](\frac{1}{T_1}+\frac{1}{T_2})t=-\frac{1}{3}+k[/tex]
Thế [tex]k=1 ==> t=\frac{2T_1.T_2}{3(T_1+T_2)}=4/9[/tex]
Cách 2:
Bạn nhận xét khi đi theo chiều âm từ A/2 đến -A quay về A/2 hết 4pi/3 đó cũng chính là tổng góc quét của 2 vecto quay từ lúc khảo sát đến lúc chúng gặp nhau
[tex]==> \Delta \varphi_1+\Delta \varphi_2=4\pi/3 [/tex]
[tex]==> t = \frac{4\pi}{3(\omega_1+\omega_2)} = 4/9[/tex]