Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: Cuồng Phong trong 02:31:17 pm Ngày 16 Tháng Ba, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=7078



Tiêu đề: Ánh sáng, điện, cơ cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Cuồng Phong trong 02:31:17 pm Ngày 16 Tháng Ba, 2012
Bài 1: Chiếu bức xạ có tần số f1 vào quả cầu kim loại đặt cô lập thì xày ra hiện tượng quang điện với điên thế cực đại của quả cầu là V1 và động năng ban đầu cực đại của e quang điện đúng bằng một nửa công thoát của kim loại. Chiếu tiếp bức xạ có tần số f2 = f1 + f vào quả cầu kim loại đó thì điện thế cực đại của quả cầu là 5V1. Hỏi chiếu riêng bức xạ có tần số f vào quả cầu kim loại trên (đang trung hòa về điện) thì điện thế cực đại của quả cầu là
A. 2V1          B. 2,5V1          C. 4V1          D. 3V1

Bài 2: Một nguồn âm được coi là nguồn điểm phát sóng cầu và môi trường không hấp thụ âm. Tại một vị trí sóng có biên độ 0,12mm với cường độ âm tại điểm đó bằng 1,80Wm-2. Tại vị trí sóng có biên độ bằng 0,36mm thì sẽ có cường độ âm bằng
A. 0,60Wm-2          B. 2,70Wm-2          C. 5,40Wm-2          D. 16,2Wm-2

Bài 3: Một mạch điện mắc nối tiếp gồm điện trở R1, tụ điện C1 và cuộn dây thuần cảm L1 có cùng tần số góc cộng hưởng [tex]\omega[/tex] với mạch điện mắc nối tiếp khác gồm điện trở R2, tụ điện C2 và cuộn dây thuần cảm L2. Nếu mắc nối tiếp 2 mạch này với nhau thì tần số góc [tex]\omega _{0}[/tex] khi xảy ra cộng hưởng của mạch mới là
A. [tex]\omega _{0} = \omega[/tex]          B. [tex]\omega _{0} = 2\omega[/tex]          C. [tex]\omega _{0} = 0,5\omega[/tex]          D. [tex]\omega _{0} = 1,5\omega[/tex]

Bài 4: Trong dao động điều hòa của một vật thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp vật đi qua vị trí động năng bằng thế năng là 0,66s. Giả sử tại một thời điểm vật đi qua một vị trí có thế năng Wt, động năng Wđ và sau đó thời gian [tex]\Delta t[/tex] vật đi qua vị trí có động năng tăng gấp 3 lần, thế năng giảm gấp 3 lần. Giá trị nhỏ nhất của [tex]\Delta t[/tex] bằng
A. 0,88s          B. 0,22s          C. 0,44s          D. 0,11s


Tiêu đề: Trả lời: Ánh sáng, điện, cơ cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: arsenal2011 trong 04:46:13 pm Ngày 16 Tháng Ba, 2012
Bài 3: Một mạch điện mắc nối tiếp gồm điện trở R1, tụ điện C1 và cuộn dây thuần cảm L1 có cùng tần số góc cộng hưởng [tex]\omega[/tex] với mạch điện mắc nối tiếp khác gồm điện trở R2, tụ điện C2 và cuộn dây thuần cảm L2. Nếu mắc nối tiếp 2 mạch này với nhau thì tần số góc [tex]\omega _{0}[/tex] khi xảy ra cộng hưởng của mạch mới là
A. [tex]\omega _{0} = \omega[/tex]          B. [tex]\omega _{0} = 2\omega[/tex]          C. [tex]\omega _{0} = 0,5\omega[/tex]          D. [tex]\omega _{0} = 1,5\omega[/tex]
[tex]\frac{1}{C_{1}}=\omega ^{2}L_{1}[/tex]
[tex]\frac{1}{C_{2}}=\omega ^{2}L_{2}[/tex]
[tex]\Rightarrow \frac{1}{C_{1}}+\frac{1}{C_{2}}=\omega^{2} \left(L_{1}+L_{2} \right)\Rightarrow \frac{1}{C}=\omega^{2} L\Rightarrow w_{0}=\omega[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: Ánh sáng, điện, cơ cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 04:52:56 pm Ngày 16 Tháng Ba, 2012
Bài 1: Chiếu bức xạ có tần số f1 vào quả cầu kim loại đặt cô lập thì xày ra hiện tượng quang điện với điên thế cực đại của quả cầu là V1 và động năng ban đầu cực đại của e quang điện đúng bằng một nửa công thoát của kim loại. Chiếu tiếp bức xạ có tần số f2 = f1 + f vào quả cầu kim loại đó thì điện thế cực đại của quả cầu là 5V1. Hỏi chiếu riêng bức xạ có tần số f vào quả cầu kim loại trên (đang trung hòa về điện) thì điện thế cực đại của quả cầu là
A. 2V1          B. 2,5V1          C. 4V1          D. 3V1


Bài này đã có trên 4rum nhưng tìm mãi không thấy hic
Khi chiếu bức bức xạ 1: hf1 = A + W1 = 3A/2
 eV1 = W1 = A/2 = hf1/3   (1)

Khi chiếu bức xạ f2 = f1 + f: e5V1 = W2 = h(f1 + f) - A = h(f1/3 + f)  (2)
Lấy (2) - (1): ==> hf = 4eV1

Khi chiếu bức xạ f: eV = W3 = hf - A = hf - 2hf1/3 = 4eV1 - 2eV1 = 2eV1 ==> v = 2V1


Tiêu đề: Trả lời: Ánh sáng, điện, cơ cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 04:58:18 pm Ngày 16 Tháng Ba, 2012

Bài 4: Trong dao động điều hòa của một vật thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp vật đi qua vị trí động năng bằng thế năng là 0,66s. Giả sử tại một thời điểm vật đi qua một vị trí có thế năng Wt, động năng Wđ và sau đó thời gian [tex]\Delta t[/tex] vật đi qua vị trí có động năng tăng gấp 3 lần, thế năng giảm gấp 3 lần. Giá trị nhỏ nhất của [tex]\Delta t[/tex] bằng
A. 0,88s          B. 0,22s          C. 0,44s          D. 0,11s

- Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp động năng bằng thế năng = T/4 = 0,66
- Ta có Wt' + Wd' = Wt/3 + 3Wd  =  Wt + Wd (do cơ năng bảo toàn) ==> Wd = Wt/3 ==> [tex]x = + - \frac{A\sqrt{3}}{2}[/tex]
- Từ Wt = Wt'/3 ==> [tex]x' = +- \frac{A}{2}[/tex]
Vẽ đường tròn lượng giác ra bạn sẽ tìm được khoảng thời gian ngắn nhất khi đi từ x đến x' là 0,22s


Tiêu đề: Trả lời: Ánh sáng, điện, cơ cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 05:01:12 pm Ngày 16 Tháng Ba, 2012

Bài 2: Một nguồn âm được coi là nguồn điểm phát sóng cầu và môi trường không hấp thụ âm. Tại một vị trí sóng có biên độ 0,12mm với cường độ âm tại điểm đó bằng 1,80Wm-2. Tại vị trí sóng có biên độ bằng 0,36mm thì sẽ có cường độ âm bằng
A. 0,60Wm-2          B. 2,70Wm-2          C. 5,40Wm-2          D. 16,2Wm-2

Bài này theo mình nghĩ thì:
-năng lượng sóng tỉ lệ thuận với cường độ âm
-năng lượng sóng tỉ lệ thuận bình phương biên độ
=>cường độ âm tỉ lệ thuận bình phương biên độ ==> [tex]\frac{I1}{I2} = \frac{A1^{2}}{A2^{2}}[/tex]
Ko bít có đúng ko :D