Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: Cuồng Phong trong 02:24:06 pm Ngày 14 Tháng Ba, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=7050



Tiêu đề: 4 bài điện xoay chiều cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Cuồng Phong trong 02:24:06 pm Ngày 14 Tháng Ba, 2012
Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ.
Biết R1 = [tex]40\Omega[/tex], C1 = [tex]\frac{10^{-3}}{8\pi }F[/tex], R2 = [tex]100\Omega[/tex], L = [tex]\frac{1}{\pi }H[/tex], f = 50 Hz. Thay đổi giá trị C2 để điện áp uAE cùng pha với uEB. Giá trị C2 là:
A. C2 = [tex]\frac{1}{30\pi }F[/tex]          B. C2 = [tex]\frac{100}{3\pi }\mu F[/tex]         C. C2 = [tex]\frac{1}{300\pi }F[/tex]          D. C2 = [tex]\frac{100}{\pi }F[/tex]

Bài 2: Cho mạch điện R1 = [tex]50\Omega[/tex]; C = [tex]\frac{1}{5\pi }(mF)[/tex]; f = 50Hz. Các hiệu điện thế uAM và uMB lệch pha nhau [tex]\frac{7\pi }{12}[/tex]. Khi đó so với cường độ dòng điện, uMB:
A. Trễ pha [tex]\frac{\pi }{6}[/tex]          B. Trễ pha [tex]\frac{\pi }{3}[/tex]          C. Sớm pha [tex]\frac{\pi }{3}[/tex]          D. Sớm pha [tex]\frac{\pi }{4}[/tex]

Bài 3: Cho mạch điện như hình vẽ. C = [tex]\frac{10^{-3}}{9\pi }F[/tex]. X là đoạn mạch gồm 2 trong 3 phần tử R, L, C nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều điện áp hiệu dụng U không đổi. Khi R = [tex]90\Omega[/tex] ta có điện áp giữa hai bản tụ điện và điện trở R là URC = [tex]60\sqrt{2}cos\left<100\pi t - \frac{\pi }{2} \right>(V)[/tex], giữa hai đầu hộp X là uX = [tex]60\sqrt{2}cos(100\pi t)(V)[/tex]. Lập biểu thức tính điện áp hai đầu đoạn mạch.
A. u = [tex]120cos\left<100\pi t - \frac{\pi }{4} \right>(V)[/tex]
B. u = [tex]120\sqrt{2}cos\left<100\pi t -\frac{\pi }{4} \right>(V)[/tex]
C. u = [tex]120sin\left<100\pi t - \frac{\pi }{4} \right>(V)[/tex]
D. Không tính được vì thiếu dữ kiện hộp X

Bài 4: Cho mạch điện như hình vẽ. Hệ số công suất của đoạn mạch AN là cos[tex]\varphi _{AN}[/tex] = 0,8, điện áp hiệu dụng: UAN = 80V; UAB = 150V; UNB = 170V, cường độ dòng điện trong mạch là i = [tex]2\sqrt{2}cos100\pi t(A)[/tex]. Tổng điện trở thuần trong mạch có giá trị:
A. 25[tex]\Omega[/tex]          B. 55[tex]\Omega[/tex]          C. 35[tex]\Omega[/tex]         D. 45[tex]\Omega[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: 4 bài điện xoay chiều cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 02:30:59 pm Ngày 14 Tháng Ba, 2012
Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ.
Biết R1 = [tex]40\Omega[/tex], C1 = [tex]\frac{10^{-3}}{8\pi }F[/tex], R2 = [tex]100\Omega[/tex], L = [tex]\frac{1}{\pi }H[/tex], f = 50 Hz. Thay đổi giá trị C2 để điện áp uAE cùng pha với uEB. Giá trị C2 là:
A. C2 = [tex]\frac{1}{30\pi }F[/tex]          B. C2 = [tex]\frac{100}{3\pi }\mu F[/tex]         C. C2 = [tex]\frac{1}{300\pi }F[/tex]          D. C2 = [tex]\frac{100}{\pi }F[/tex]


uAE cùng pha với uEB ==> [tex]tan\varphi _{AE} = tan\varphi _{EB} ==> \frac{-ZC1}{R2} = \frac{ZL2 - ZC2}{R1}[/tex] ==> C2 (đáp án B)


Tiêu đề: Trả lời: 4 bài điện xoay chiều cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 02:37:29 pm Ngày 14 Tháng Ba, 2012

Bài 2: Cho mạch điện R1 = [tex]50\Omega[/tex]; C = [tex]\frac{1}{5\pi }(mF)[/tex]; f = 50Hz. Các hiệu điện thế uAM và uMB lệch pha nhau [tex]\frac{7\pi }{12}[/tex]. Khi đó so với cường độ dòng điện, uMB:
A. Trễ pha [tex]\frac{\pi }{6}[/tex]          B. Trễ pha [tex]\frac{\pi }{3}[/tex]          C. Sớm pha [tex]\frac{\pi }{3}[/tex]          D. Sớm pha [tex]\frac{\pi }{4}[/tex]

[tex]tan\varphi _{AM} = \frac{ZC}{R1} = -1 ==> \varphi _{AM} = -\frac{\Pi }{4}[/tex].
MB gồm L và R nt đương nhiên UMB sớm pha hơn i một góc [tex]\frac{7\Pi }{12} - \frac{\Pi }{4} = \frac{\Pi }{3}[/tex]




Tiêu đề: Trả lời: 4 bài điện xoay chiều cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 02:43:29 pm Ngày 14 Tháng Ba, 2012

Bài 3: Cho mạch điện như hình vẽ. C = [tex]\frac{10^{-3}}{9\pi }F[/tex]. X là đoạn mạch gồm 2 trong 3 phần tử R, L, C nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều điện áp hiệu dụng U không đổi. Khi R = [tex]90\Omega[/tex] ta có điện áp giữa hai bản tụ điện và điện trở R là URC = [tex]60\sqrt{2}cos\left<100\pi t - \frac{\pi }{2} \right>(V)[/tex], giữa hai đầu hộp X là uX = [tex]60\sqrt{2}cos(100\pi t)(V)[/tex]. Lập biểu thức tính điện áp hai đầu đoạn mạch.
A. u = [tex]120cos\left<100\pi t - \frac{\pi }{4} \right>(V)[/tex]
B. u = [tex]120\sqrt{2}cos\left<100\pi t -\frac{\pi }{4} \right>(V)[/tex]
C. u = [tex]120sin\left<100\pi t - \frac{\pi }{4} \right>(V)[/tex]
D. Không tính được vì thiếu dữ kiện hộp X

Điện áp hai đầu mạch u = uRC + ux =  [tex]60\sqrt{2}cos\left<100\pi t - \frac{\pi }{2} \right>(V)[/tex] + [tex]60\sqrt{2}cos(100\pi t)(V)[/tex] = [tex]120cos\left<100\pi t - \frac{\pi }{4} \right>(V)[/tex] (dùng máy tính bấm :D)
Cho mấy dữ kiện kia làm gì cho lằng nhằng nhỉ?


Tiêu đề: Trả lời: 4 bài điện xoay chiều cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 03:09:36 pm Ngày 14 Tháng Ba, 2012


Bài 4: Cho mạch điện như hình vẽ. Hệ số công suất của đoạn mạch AN là cos[tex]\varphi _{AN}[/tex] = 0,8, điện áp hiệu dụng: UAN = 80V; UAB = 150V; UNB = 170V, cường độ dòng điện trong mạch là i = [tex]2\sqrt{2}cos100\pi t(A)[/tex]. Tổng điện trở thuần trong mạch có giá trị:
A. 25[tex]\Omega[/tex]          B. 55[tex]\Omega[/tex]          C. 35[tex]\Omega[/tex]         D. 45[tex]\Omega[/tex]

Nhận xét: [tex]U_{AN}^{2} + U_{AB}^{2} = U_{NB}^{2}[/tex] ==>  [tex]U_{AB}[/tex] vuông góc với [tex]U_{AN}[/tex] ==> độ lệch pha giữa uAB và i là [tex]\frac{\Pi }{2} - \varphi _{AN}[/tex]

Bạn tính tổng điện trở của mạch bằng cách sử dụng máy tính FX570 MS cho nhanh:
b1: MODE 2 để chuyển sang biểu diễn số phức.
b2 (tính z = u/i): Bấm: 150[tex]\sqrt{2}[/tex] SHIFT (-) (90 - SHIFT cos 0,8) / 2[tex]\sqrt{2}[/tex] SHIFT (-) 0 =
kq sẽ ra 45 đó chính là phần thực của số phức z và cũng là tổng điện trở của mạch ==> đáp án D



Tiêu đề: Trả lời: 4 bài điện xoay chiều cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 03:20:45 pm Ngày 14 Tháng Ba, 2012


Bài 4: Cho mạch điện như hình vẽ. Hệ số công suất của đoạn mạch AN là cos[tex]\varphi _{AN}[/tex] = 0,8, điện áp hiệu dụng: UAN = 80V; UAB = 150V; UNB = 170V, cường độ dòng điện trong mạch là i = [tex]2\sqrt{2}cos100\pi t(A)[/tex]. Tổng điện trở thuần trong mạch có giá trị:
A. 25[tex]\Omega[/tex]          B. 55[tex]\Omega[/tex]          C. 35[tex]\Omega[/tex]         D. 45[tex]\Omega[/tex]

Nhận xét: [tex]U_{AN}^{2} + U_{AB}^{2} = U_{NB}^{2}[/tex] ==>  [tex]U_{AB}[/tex] vuông góc với [tex]U_{AN}[/tex] ==> độ lệch pha giữa uAB và i là [tex]\frac{\Pi }{2} - \varphi _{AN}[/tex]

Bạn tính tổng trở của mạch bằng cách sử dụng máy tính FX570 MS cho nhanh:
b1: MODE 2 để chuyển sang biểu diễn số phức.
b2 (tính z = u/i): Bấm: 150[tex]\sqrt{2}[/tex] SHIFT (-) (90 - SHIFT cos 0,8) / 2[tex]\sqrt{2}[/tex] SHIFT (-) 0 =
kq sẽ ra 45 đó chính là phần thực của số phức z và cũng là tổng trở của mạch ==> đáp án D


xin lỗi mình đánh nhầm dòng chữ màu đỏ ở trên. Sửa lại là tổng điện trở thuần
(p/s: Em ko sửa được bài viết trên nữa nên coment thêm ko phải spam sr BQT nhé @@)


Tiêu đề: Trả lời: 4 bài điện xoay chiều cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Cuồng Phong trong 07:00:37 pm Ngày 14 Tháng Ba, 2012
Thật là hay, cảm ơn gacongnghiep nhiều!