Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: KSH_Blow trong 12:42:03 am Ngày 14 Tháng Ba, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=7043



Tiêu đề: Một số đề thi thử
Gửi bởi: KSH_Blow trong 12:42:03 am Ngày 14 Tháng Ba, 2012
Câu 52: Một bánh đà  có momen quán tính I đang quay chậm dần đều. Momen động lượng  của nó giảm từ L1 đến L2 trong khoảng thời gian Δt. Trong khoảng thời gian Δt đó bánh đà quay được một góc là
A. Δt(L1 – L2)/I.   B. 0,5Δt(L1 + L2)/I.   C. Δt(L1 + L2)/I.   D. 0,5Δt(L1 – L2)/I.
DA B

Câu 55: Một cái cột dài 2,0 m đồng chất, tiết diện đều đứng cân bằng thẳng đứng trên mặt đất nằm ngang. Do bị đụng nhẹ, cột rơi xuống trong mặt phẳng thẳng đứng. Giả sử đầu dưới của cột không bị trượt. Lấy g = 9,8 m/s2, bỏ qua kích thước cột. Tốc độ của đầu trên của cột ngay trước khi nó chạm đất là
A. 10,85 m/s.   B. 15,3 m/s.   C. 6,3 m/s.   D. 7,70 m/s.
DA A

Câu 7: Đoạn mạch AB nối tiếp gồm đoạn mạch AN chứa điện trở R = 50 và cuộn dây độ tự cảm có thể thay đổi, đoạn mạch NB chỉ chứa tụ điện có điện dung C =  , đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 100V, tần số f . Điều chỉnh độ tự cảm của cuộn dây thì vôn kế mắc vào hai điểm AN có số chỉ cực đại là UVmax = 200V, tần số của điện áp là
A. 20 Hz   B. 25 Hz   C. 40 Hz   D. 50 Hz

Câu 36: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,2 kg và lò xo có độ cứng 20 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,01. Từ vị trí lò xo không bị biến dạng, truyền cho vật vận tốc ban đầu 1 m/s thì thấy con lắc dao động tắt dần trong giới hạn đàn hồi của lò xo. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn của lực đàn hồi cực đại của lò xo trong quá trình dao động là
A. 19,8 N.   B. 1,5 N.   C. 2,2 N.   D. 1,98 N.


Tiêu đề: Trả lời: Một số đề thi thử
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:41:47 am Ngày 14 Tháng Ba, 2012
Câu 52: Một bánh đà  có momen quán tính I đang quay chậm dần đều. Momen động lượng  của nó giảm từ L1 đến L2 trong khoảng thời gian Δt. Trong khoảng thời gian Δt đó bánh đà quay được một góc là
A. Δt(L1 – L2)/I.   B. 0,5Δt(L1 + L2)/I.   C. Δt(L1 + L2)/I.   D. 0,5Δt(L1 – L2)/I.
DA B
[tex]M=\frac{L_2-L_1}{\Delta t}=I.\gamma=I.\frac{(\omega_2^2-\omega_1^2)}{2\Delta \varphi)}[/tex]
[tex]==> \Delta \varphi = \frac{\Delta t.I}{2}.\frac{(\omega_2-\omega_1)(\omega_2+\omega_1)}{L_2-L_1}[/tex]
[tex] ==>\Delta \varphi = \frac{\Delta t}{2}.\frac{(L_2-L_1)(L_2+L_1)}{I(L_2-L_1)}[/tex]
Trích dẫn
Câu 55: Một cái cột dài 2,0 m đồng chất, tiết diện đều đứng cân bằng thẳng đứng trên mặt đất nằm ngang. Do bị đụng nhẹ, cột rơi xuống trong mặt phẳng thẳng đứng. Giả sử đầu dưới của cột không bị trượt. Lấy g = 9,8 m/s2, bỏ qua kích thước cột. Tốc độ của đầu trên của cột ngay trước khi nó chạm đất là
A. 10,85 m/s.   B. 15,3 m/s.   C. 6,3 m/s.   D. 7,70 m/s.
DA A
Áp dụng ĐLBTNL (chọn mốc thế năng vị trí tựa vào sàn) tại vị trí đứng và ngang
[tex]mgL/2=1/2I\omega^2 ==> \omega = \sqrt{\frac{mgL}{I}}[/tex]
[tex]==> v=L.\sqrt{\frac{mgL}{1/3mL^2}}[/tex][tex]==> v=L.\sqrt{3g/L}=7,7m/s[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Một số đề thi thử
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:53:06 am Ngày 14 Tháng Ba, 2012
Câu 7 đánh thiếu thiếu dữ kiện
Trích dẫn
Câu 36: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,2 kg và lò xo có độ cứng 20 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,01. Từ vị trí lò xo không bị biến dạng, truyền cho vật vận tốc ban đầu 1 m/s thì thấy con lắc dao động tắt dần trong giới hạn đàn hồi của lò xo. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn của lực đàn hồi cực đại của lò xo trong quá trình dao động là
A. 19,8 N.   B. 1,5 N.   C. 2,2 N.   D. 1,98 N.

Áp dụng Định luật BTNL từ VTCB đến vị trí lò xo biến dạng nhiều nhất
[tex]\frac{1}{2}m.v^2 - \frac{1}{2}k.A^2=\mu.mg.A ==> 0,2 - 20.A^2-0,02A=0 [/tex]
[tex]==> A=0,099m[/tex]
[tex]==> F=k.A=1,98N[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Một số đề thi thử
Gửi bởi: KSH_Blow trong 01:21:05 pm Ngày 14 Tháng Ba, 2012
Câu 35: Một con lắc lò xo gồm vật m1 (mỏng, phẳng) có khối lượng 2 kg và lò xo có độ cứng k = 100 N/m đang dao động điều hoà trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát với biên độ A = 5 cm. Khi vật m1 đến vị trí biên thì người ta đặt nhẹ lên nó một vật có khối lượng m2. Cho hệ số ma sát giữa m2 và m1 là µ = 0,2; lấy g = 10 m/s2. Giá trị của m2 để nó không bị trượt trên m1 là
A. m2 ≥ 0,5 kg.   B. m2 ≤ 0,5 kg.   C. m2 ≥ 0,4 kg.   D. m2 ≤ 0,4 kg.

Câu 42: Đặt điện áp xoay chiều   vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm   (H). Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là  V thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là 2A. Biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm là

A.  .2can3*(co100pit + pi/6)         B.  .
C.  .         D.  .2can3(cos100pit tru pi/6)
DA D



Tiêu đề: Trả lời: Một số đề thi thử
Gửi bởi: Điền Quang trong 01:50:09 pm Ngày 14 Tháng Ba, 2012
Tôi nghĩ lần sau bạn post bài nên ghi rõ là bạn đang ra đề cho mọi người làm hoặc là đang cần mọi người giải giúp.

Chứ bạn post một mớ bài, rồi ghi đáp án bên dưới, không nói thêm cái gì khác, thật tình không rõ ý bạn là gì đây?

Cám ơn bạn đã tham gia Diễn đàn.


Tiêu đề: Trả lời: Một số đề thi thử
Gửi bởi: KSH_Blow trong 04:27:34 pm Ngày 14 Tháng Ba, 2012
 mọi người giúp mình làm mấy bài thi thử ,xin lỗi lần sau em sẽ thận trọng hơn


Tiêu đề: Trả lời: Một số đề thi thử
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 04:48:21 pm Ngày 14 Tháng Ba, 2012
Câu 35: Một con lắc lò xo gồm vật m1 (mỏng, phẳng) có khối lượng 2 kg và lò xo có độ cứng k = 100 N/m đang dao động điều hoà trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát với biên độ A = 5 cm. Khi vật m1 đến vị trí biên thì người ta đặt nhẹ lên nó một vật có khối lượng m2. Cho hệ số ma sát giữa m2 và m1 là µ = 0,2; lấy g = 10 m/s2. Giá trị của m2 để nó không bị trượt trên m1 là
A. m2 ≥ 0,5 kg.   B. m2 ≤ 0,5 kg.   C. m2 ≥ 0,4 kg.   D. m2 ≤ 0,4 kg.
+ Khi đặt nhẹ vật m2 tại biên ==> biên độ hệ dao động không thay đổi
+ Để không bị trượt trên m1 thì lực ma sát phải tác dụng lên m2 là ma sát nghĩ, tức có nghĩa là lực ma sát phải lớn hơn lực quán tính cực đại
[tex]==> f_{msmax} >= f_{qt} ==> \mu.m_2.g >= m_2.A.\omega_{he}^2[/tex]
[tex]==>\mu.g >=A.\frac{k}{m_1+m_2} ==> m_2 >= \frac{A.k}{\mu.g}-m_1=0,5kg[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Một số đề thi thử
Gửi bởi: KSH_Blow trong 12:35:56 am Ngày 15 Tháng Ba, 2012
Ak Cau 2 là L =2/pi henri và U 2 đầu cuộn cảm là 100can2 mọi người giúp em bài này,xin cảm ơn nhiều :D


Tiêu đề: Trả lời: Một số đề thi thử
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 12:06:05 am Ngày 16 Tháng Ba, 2012
Câu 42: Đặt điện áp xoay chiều có tần số f=50Hz   vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm [tex]2/\pi  (H)[/tex]. Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là [tex]100\sqrt{2}[/tex] V thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là 2A. Biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm là

A.  .2can3*(co100pit + pi/6)         B.  .
C.  .         D.  .2can3(cos100pit tru pi/6)
DA D


Áp dụng công thức độc lập giữa u và i " Các đại lượng nào vuông pha thường có công thức độc lập"
[tex]\frac{u^2}{U_0^2}+\frac{i^2}{I_0^2}=1 [/tex]
[tex]==>\frac{u^2}{I_0^2.Z_L^2}+\frac{i^2}{I_0^2}=1[/tex]
[tex]==> I_0[/tex]
[u nhanh pha hơn i 1 góc [tex]\pi/2 ==> \varphi_1[/tex]
Bạn đánh dữ liệu thiếu tùm lum khố quá, còn thiếu pha của u kìa, sao mà tìm được pha của i đây???