Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: Cuồng Phong trong 07:18:44 am Ngày 12 Tháng Ba, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=7015



Tiêu đề: 3 bài sóng điện từ cần sự giúp đỡ
Gửi bởi: Cuồng Phong trong 07:18:44 am Ngày 12 Tháng Ba, 2012
Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ, E = 4V, r = 4[tex]\Omega[/tex], hai tụ C giống nhau, cuộn dây có độ tự cảm L = 10-4H. Ban đầu các tụ điện chưa tích điện, đóng cả hai khóa k1 và k2. Khi dòng điện trong mạch đã ổn định, ngắt khóa k1 để có dao động điện từ với hiệu điện thế cực đại giữa hai đầu cuộn dây đúng bắng suất điện động E của nguồn. Bỏ qua điện trở thuần của cuộn dây, dây nối và các khóa k1, k2.
1. Xác định C của mỗi tụ điện và cường độ dòng điện cực đại qua cuộn dây.
2. Khi năng lượng trong cuộn dây bằng năng lượng trên bộ tụ điện, ngắt k2. Xác định hiệu điện thế cực đại giữa hai đầu cuộn dây sau đó.

Bài 2: Một nguồn phát sóng vô tuyến đặt tại O, phát ra một sóng có tần số 10MHz, biên độ 200V/m. Vận tốc sóng là 3.108m/s. Vecto điện trường tại O có phương song song với trục Oz; vecto từ cảm ứng có độ lớn 2.10-4T và có phương song song với trục Ox của hệ tọa độ Oxyz vuông góc. Lấy pha của dao động ban đầu bằng không. Phương trình truyền của sóng điện từ theo phương Oy là:
A. [tex]E = 200cos2\pi \left<t - \frac{y}{3.10^{8}} \right>(V/m)[/tex] và [tex]B = 2.10^{-4}cos2.10^{7}\pi \left<t - \frac{y}{3.10^{8}} \right>(T)[/tex]
B. [tex]E = 200cos2.10^{7}\pi \left<t - \frac{y}{3.10^{8}} \right>(V/m)[/tex] và [tex]B = 2.10^{-4}cos2.10^{7}\pi \left<t - \frac{y}{3.10^{8}} \right>(T)[/tex]
C. [tex]E = 200cos20\pi \left<t - \frac{y}{3.10^{8}} \right>(V/m)[/tex] và [tex]B = 2.10^{-4}cos20\pi \left<t - \frac{y}{3.10^{8}} \right>(T)[/tex]
D. [tex]E = 200cos2.10^{7}\pi \left<t - \frac{y}{3.10^{8}} \right>(V/m)[/tex] và [tex]B = 200cos2.10^{7}\pi \left<t - \frac{y}{3.10^{8}} \right>(T)[/tex]

Bài 3: Mạch dao động như hình vẽ bên dùng để thu các sóng trung. Để có thể thu được các sóng dài cần phải:
A. Mắc nối tiếp thêm một tụ điện với tụ cho sẵn.
B. Thay tụ cho sẵn bằng một tụ điện có điện dung lớn hơn.
C. Thay cuộn dây bằng một cuộn dây khác có số vòng ít hơn.
D. Không cần thay đổi gì cả


Tiêu đề: Trả lời: 3 bài Sóng điện từ cần Sự giúp đỡ
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 07:48:59 am Ngày 12 Tháng Ba, 2012
Bài 1:
a. Cuộn dây không có điện trở thuần nên hiệu điện thế hai đầu cuộn dây (cũng chính là U giữa bộ tụ) bằng không. Các tụ chưa tích điện.
Ngắt K1, dòng qua dây biến thiên => Sđđ tự cảm trên cuộn dây nạp điện cho tụ ==> dao động điện từ.
+ Ban đầu k1 đóng dòng qua L I0 = E/r = 1A cũng chính là dòng điện cực đại qua cuộn dây khi có dđđt.
+ Để tính C áp dụng đinh luật bảo toàn năng lượng: 1/2CUo = 1/2LIo
 Với Uo = E (bài cho)
b.
- Trước khi ngắt k2 tổng năng lượng điện: Wđ1 + Wđ2 = Wo/2
Luôn có: Wđ1/Wđ2 = C1/C2 =1 ==> Wđ1 = Wo/4
- Ngắt k2 ==> mất đi năng lượng Wđ1 Áp dụng bảo toàn để tìm Uo'


Tiêu đề: Trả lời: 3 bài Sóng điện từ cần Sự giúp đỡ
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 08:34:48 am Ngày 12 Tháng Ba, 2012
Bài 3: Sóng dài có bước Sóng lớn hơn ==> để thu được nó thì f giảm. Mặt khác [tex]f = \frac{1}{2\Pi \sqrt{LC}}[/tex]
A. Mắc nối tiếp thêm một tụ điện với tụ cho Sẵn.                        ==> C giảm ==> f tăng
B. Thay tụ cho Sẵn bằng một tụ điện có điện dung lớn hơn.          ==> f giảm
C. Thay cuộn dây bằng một cuộn dây khác có Số vòng ít hơn.      L = [tex]4\Pi .10^{-7}n^{2}V[/tex] (Với n Số vòng dây trên mỗi đơn vị chiều dai, V là thể tích.không biết cuộn dây mới kích thước như thế nào so với cuộn dây cũ nên chẳng biết L tăng hay giảm :D)
D. Không cần thay đổi gì cả                                                    ==> f ko đổi


Tiêu đề: Trả lời: 3 bài Sóng điện từ cần Sự giúp đỡ
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 09:33:44 am Ngày 12 Tháng Ba, 2012
Bài 2: Các dữ kiện cho hết rồi bạn chỉ cần tính [tex]\omega[/tex] = 2[tex]\Pi[/tex]f = [tex]2\Pi 10^{7}[/tex] thấy ngay đáp án B mà




Tiêu đề: Hỏi: Bài 2
Gửi bởi: Cuồng Phong trong 09:47:39 am Ngày 12 Tháng Ba, 2012
+ Tại sao biểu thức trong ngoặc là: [tex]\left<t - \frac{y}{3.10^{8}} \right>[/tex]?
+ Nếu đề bài hỏi: phương trình truyền sóng điện từ theo các phương khác, ví dụ: Ox, Oz thì viết thế nào?
Mong được giải thích.


Tiêu đề: Trả lời: Hỏi: Bài 2
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 10:03:47 am Ngày 12 Tháng Ba, 2012
+ Tại sao biểu thức trong ngoặc là: [tex]\left<t - \frac{y}{3.10^{8}} \right>[/tex]?
+ Nếu đề bài hỏi: phương trình truyền Sóng điện từ theo các phương khác, ví dụ: Ox, Oz thì viết thế nào?
Mong được giải thích.
Theo mình Sóng điện từ cũng như Sóng cơ thôi: Phương trình Sóng: [tex]u = Acos\omega (t - \frac{d}{v}) = Acos(\omega t - \frac{2\Pi d}{\lambda })[/tex]. Khi Sóng điện từ truyền trong chân không thì v = c = 3. 10^8 nên mới có [tex]\left<t - \frac{y}{3.10^{8}} \right>[/tex]. Trong quá tình truyền sóng thì 3 vec tơ E; B và v vuông góc với nhau từng đôi 1 tạo thành một tam diện thuận. Theo giả thuyết của bài phương truyền sóng là oy => có truyền theo ox hay oz đâu mà viết :D


Tiêu đề: Trả lời: 3 bài Sóng điện từ cần Sự giúp đỡ
Gửi bởi: ODD trong 10:21:06 pm Ngày 12 Tháng Ba, 2012
 Trong quá tình truyền Sóng thì 3 vec tơ E; B và v vuông góc với nhau từng đôi 1 tạo thành một tam diện thuận. Theo giả thuyết của bài phương truyền Sóng là oy => có truyền theo ox hay oz đâu mà viết

 Theo SGK 12 thì vecto E luôn vuong goc vecto B và 2 vecto nay luôn vuông góc vs phương truyền sóng


Tiêu đề: Trả lời: 3 bài Sóng điện từ cần Sự giúp đỡ
Gửi bởi: ODD trong 10:37:11 pm Ngày 12 Tháng Ba, 2012
Bài 3: lambda = 2pi.c.căn(LC)      lambda tăng <=> C tăng

có cách nào giúp tui viết CT toán không??? phần viết btượng ở đây toàn tiếng Pháp hay sao ý không làm sao viết đc