Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: arsenal2011 trong 10:26:09 pm Ngày 09 Tháng Ba, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6993



Tiêu đề: Sóng cơ và sóng ánh sáng
Gửi bởi: arsenal2011 trong 10:26:09 pm Ngày 09 Tháng Ba, 2012
Bài 1: Hai nguồn sóng A và B dao động cùng pha và cùng tần số, nằm trên mặt chất lỏng, giả sử biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền sóng.Khi có giao thoa ,quan sát thấy trên đoạn AB có 11 điểm dao động với biên độ cực đại. Trên đường thẳng Ax vuông góc với AB có 2 điểm M và N dao động với biên độ cực đại, với M là cực đại gần A nhất và N là cực đại xa A nhất. Biết [tex]AM=1,5cm[/tex] và [tex]AN=31,02cm[/tex].Khoảng cách giữa hai nguồn AB là:
[tex]A.8,2cm[/tex]
[tex]B.11,2cm[/tex]
[tex]C.10,5cm[/tex]
[tex]D.12,25cm[/tex]

Bài 2: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời 3 bức xạ đơn sắc [tex]\lambda _{1}=0,60\mu m[/tex], [tex]\lambda _{2}=0,45\mu m[/tex] , [tex]\lambda _{3}[/tex] ( có giá trị trong khoảng từ [tex]0,62\mu m[/tex] đến [tex]0,76\mu m[/tex]). Trên màn quan sát ,trong khoảng giữa 2 vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có 1 vân sáng là kết quả trùng nhau của [tex]\lambda _{1}[/tex] và [tex]\lambda _{2}[/tex].Giá trị của [tex]\lambda _{3}[/tex] là:
[tex]A.0,72\mu m[/tex]
[tex]B.0,70\mu m[/tex]
[tex]C.0,64\mu m[/tex]
[tex]D.0,68\mu m[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Sóng cơ và Sóng ánh Sáng
Gửi bởi: Quang Dương trong 05:29:11 am Ngày 10 Tháng Ba, 2012

Bài 2: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh Sáng, nguồn Sáng phát đồng thời 3 bức xạ đơn Sắc [tex]\lambda _{1}=0,60\mu m[/tex], [tex]\lambda _{2}=0,45\mu m[/tex] , [tex]\lambda _{3}[/tex] ( có giá trị trong khoảng từ [tex]0,62\mu m[/tex] đến [tex]0,76\mu m[/tex]). Trên màn quan Sát ,trong khoảng giữa 2 vân Sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân Sáng trung tâm có 1 vân Sáng là kết quả trùng nhau của [tex]\lambda _{1}[/tex] và [tex]\lambda _{2}[/tex].Giá trị của [tex]\lambda _{3}[/tex] là:
[tex]A.0,72\mu m[/tex]
[tex]B.0,70\mu m[/tex]
[tex]C.0,64\mu m[/tex]
[tex]D.0,68\mu m[/tex]

Chỉnh lại giả thiết cho rõ ràng hơn :có 1 vân Sáng là kết quả trùng nhau của [tex]\lambda _{1}[/tex] và [tex]\lambda _{2}[/tex] thành : chỉ có một vị trí trùng nhau của các vân sáng ứng với hai bức xạ [tex]\lambda _{1}[/tex] và [tex]\lambda _{2}[/tex]

Không mất tính tổng quát , ta xem giữa vân trung tâm và vân cùng màu với nó và gần nó nhất ( vân trùng bậc 1 ) có 1 vân Sáng là kết quả trùng nhau của [tex]\lambda _{1}[/tex] và [tex]\lambda _{2}[/tex]

Tại vị trí vân trùng ta có : [tex] x = 6 i_{1} = 8 i_{2}= k_{3}i_{3} \Leftrightarrow 6 \lambda _{1} = 8\lambda _{2} = k\lambda _{3}[/tex]

Hay : [tex]0,62 \leq \lambda _{3} = \frac{3,6}{k}\leq 0,76 \Rightarrow k = 5 \Rightarrow \lambda _{3} = 0,72 \mu m[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Sóng cơ và Sóng ánh Sáng
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:19:18 am Ngày 10 Tháng Ba, 2012
Bài 1: Hai nguồn Sóng A và B dao động cùng pha và cùng tần Số, nằm trên mặt chất lỏng, giả Sử biên độ Sóng không đổi trong quá trình truyền Sóng.Khi có giao thoa ,quan Sát thấy trên đoạn AB có 11 điểm dao động với biên độ cực đại. Trên đường thẳng Ax vuông góc với AB có 2 điểm M và N dao động với biên độ cực đại, với M là cực đại gần A nhất và N là cực đại xa A nhất. Biết [tex]AM=1,5cm[/tex] và [tex]AN=31,02cm[/tex].Khoảng cách giữa hai nguồn AB là:
[tex]A.8,2cm[/tex]
[tex]B.11,2cm[/tex]
[tex]C.10,5cm[/tex]
[tex]D.12,25cm[/tex]
Trên AB có 11 cực đại chia đều cho 2 bên mỗi bên 5 cực đại.
==> M cực đại gần A nhất phải là cực đại thứ 5 [tex]==> MB-MA=5\lambda.(1)[/tex]
Và N cực đại xa A nhất là cực đại thứ 1 [tex]==> NB-NA=\lambda.(2)[/tex]
[tex](1)==> \sqrt{MA^2+AB^2}=5\lambda+MA [/tex]
[tex]==>MA^2+AB^2=25\lambda^2+10MA.\lambda+MA^2[/tex]

[tex]==> AB^2=25\lambda^2+15\lambda(3)[/tex]
[tex](2) ==> AB^2=\lambda^2+2NA\lambda = \lambda^2+62,04\lambda (4)[/tex]
Từ (3) và (4) là bạn có thể tìm được [tex]\lambda[/tex] và AB


Tiêu đề: Trả lời: Sóng cơ và Sóng ánh Sáng
Gửi bởi: linh1594 trong 10:12:54 pm Ngày 12 Tháng Ba, 2012

Bài 2: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh Sáng, nguồn Sáng phát đồng thời 3 bức xạ đơn Sắc [tex]\lambda _{1}=0,60\mu m[/tex], [tex]\lambda _{2}=0,45\mu m[/tex] , [tex]\lambda _{3}[/tex] ( có giá trị trong khoảng từ [tex]0,62\mu m[/tex] đến [tex]0,76\mu m[/tex]). Trên màn quan Sát ,trong khoảng giữa 2 vân Sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân Sáng trung tâm có 1 vân Sáng là kết quả trùng nhau của [tex]\lambda _{1}[/tex] và [tex]\lambda _{2}[/tex].Giá trị của [tex]\lambda _{3}[/tex] là:
[tex]A.0,72\mu m[/tex]
[tex]B.0,70\mu m[/tex]
[tex]C.0,64\mu m[/tex]
[tex]D.0,68\mu m[/tex]

Chỉnh lại giả thiết cho rõ ràng hơn :có 1 vân Sáng là kết quả trùng nhau của [tex]\lambda _{1}[/tex] và [tex]\lambda _{2}[/tex] thành : chỉ có một vị trí trùng nhau của các vân Sáng ứng với hai bức xạ [tex]\lambda _{1}[/tex] và [tex]\lambda _{2}[/tex]

Không mất tính tổng quát , ta xem giữa vân trung tâm và vân cùng màu với nó và gần nó nhất ( vân trùng bậc 1 ) có 1 vân Sáng là kết quả trùng nhau của [tex]\lambda _{1}[/tex] và [tex]\lambda _{2}[/tex]

Tại vị trí vân trùng ta có : [tex] x = 6 i_{1} = 8 i_{2}= k_{3}i_{3} \Leftrightarrow 6 \lambda _{1} = 8\lambda _{2} = k\lambda _{3}[/tex]

Hay : [tex]0,62 \leq \lambda _{3} = \frac{3,6}{k}\leq 0,76 \Rightarrow k = 5 \Rightarrow \lambda _{3} = 0,72 \mu m[/tex]


thầy Quang Dương ơi, thầy cho em hỏi tại sao tại vị trí vân trung ta lại có như vậy



Tiêu đề: Trả lời: Sóng cơ và Sóng ánh Sáng
Gửi bởi: Quang Dương trong 10:45:23 pm Ngày 12 Tháng Ba, 2012
Vị trí vân sáng bậc k1 của lamđa 1 : [tex]x_{1} = k_{1}\frac{\lambda _{1}D}{a}[/tex]

Vị trí vân sáng bậc k2 của lamđa 2 : [tex]x_{2} = k_{2}\frac{\lambda _{2}D}{a}[/tex]

Tại vị trí vân trùng [tex]x_{1} = x_{2} \Leftrightarrow k_{1}\lambda _{1} = k_{2}\lambda _{2} \Leftrightarrow 4k_{1} = 3 k_{2}[/tex]

Vậy k1 phải là bội của 3 : với k1 =3 ; k2 = 4 là vị trí trùng nhau đầu tiên của lamđa 1 và lamđa 2

Tại vị trí trùng nhau của ba bức xạ là vị trí trùng nhau lần thứ hai của lamđa 1 và lamđa 2 nên 6i 1 = 8i 2