Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: Điền Quang trong 01:26:34 am Ngày 05 Tháng Ba, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6932



Tiêu đề: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Điền Quang trong 01:26:34 am Ngày 05 Tháng Ba, 2012
Phần này dành cho topic "Tiến tới 60 câu trong đề thi 2012"

Trong phần này các thành viên trong Diễn đàn chỉ trao đổi các vấn đề về SÓNG CƠ của các đề thi thử Đại học.

Khi đăng bài mới, các thành viên chú ý ghi thứ tự câu hỏi tiếp theo của bài đăng cũ.

NHẮC LẠI: Các em học sinh nếu có vấn đề gì cần hỏi thì phải tạo topic mới mà hỏi, không đăng bài cần giúp  (hoặc cần hỏi) vào những topic trên.

Xem lại THÔNG BÁO (http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5786.0).


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 04:30:49 pm Ngày 05 Tháng Ba, 2012
Câu 1: Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 100(cm) dao động ngược pha, cùng chu kì T = 0,1s. Biết tốc độ truyền Sóng trên mặt chất lỏng v= 3m/s. Xét điểm M nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại B. Để tại M có dao động với biên độ cực tiểu thì M cách B một đoạn nhỏ nhất bằng?


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 05:07:57 pm Ngày 05 Tháng Ba, 2012
Câu 2: 2 nguồn S1,S2 dao động cùng pha cách nhau 12cm cho hệ vân giao thoa, xét đường tròn tâm O là trung điểm S1S2 bán kính OS1. Tìm vị trí gần điểm S1 nhất trên đường tròn mà ở đó dao động cực đại. Tìm khoảng cách từ đó đến S1S2. Biết bước Sóng là 2cm
A.[tex]\approx 1,809cm[/tex]             B.[tex]\approx 3,809cm[/tex]          C.[tex]\approx 0,809cm [/tex]     D.[tex] 2,809cm[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Trần Quốc Lâm trong 06:56:49 pm Ngày 05 Tháng Ba, 2012
Một dạng sóng cơ có xác suất ra trong đề thi 2012:
Một sợi dây đàn hồi chiều dài ℓ có một đầu cố định, một đầu tự do. Tần số dao động bé nhất để sợi dây có sóng dừng là f0. Tăng chiều dài thêm 1 mét thì tần số dao động bé nhất để sợi dây có sóng dừng là 5Hz. Giảm chiều dài bớt 1 mét thì tần số dao động bé nhất để sợi dây có sóng dừng là 20Hz. Giá trị của f0 là
A. 10    B. 7   C. 9   D. 8
ĐA: D


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 01:11:40 pm Ngày 06 Tháng Ba, 2012
Em nghĩ xu hướng đề thì ĐH hiện nay cần tư duy nhiều hơn. Lấy thí dụ đề năm ngoái chỉ với những kiến thức cơ bản nhưng họ ra nhưng bài tập khiến HS mắc sai lầm rất nhiều ( kể cả nhiều th tung đáp án lên mạng cũng nhầm lẫm và đáp án sai nhiều). Mấy bài này dễ quá khi làm ít ng mắc sai lầm. Nếu được mong các th có nhiều bài dạng như vậy hơn (làm sai cũng có đáp án ý mà :D), bài tuy ít nhưng mỗi bài được đầu tư thì topic sẽ có chất lượng


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: mark_bk99 trong 01:43:57 pm Ngày 08 Tháng Ba, 2012
Câu 1: Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 100(cm) dao động ngược pha, cùng chu kì T = 0,1s. Biết tốc độ truyền Sóng trên mặt chất lỏng v= 3m/S. Xét điểm M nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại B. Để tại M có dao động với biên độ cực tiểu thì M cách B một đoạn nhỏ nhất bằng?

lamda=Tv=0.3m=30cm
Để tại M có dao động với biên độ cực tiểu thì MA-MB=klamda (A,B là 2 nguồn ngược pha)
Để M cách B một đoạn nhỏ nhất thì k=? -->MA-MB=k.30cm-->MA=k.30+MB
Dùng pitago-->MA2=MB2+AB2-->MB
Em vướng chỗ này thầy ngulau giúp em với


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 03:03:19 pm Ngày 08 Tháng Ba, 2012
Câu 1: Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 100(cm) dao động ngược pha, cùng chu kì T = 0,1s. Biết tốc độ truyền Sóng trên mặt chất lỏng v= 3m/S. Xét điểm M nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại B. Để tại M có dao động với biên độ cực tiểu thì M cách B một đoạn nhỏ nhất bằng?

lamda=Tv=0.3m=30cm
Để tại M có dao động với biên độ cực tiểu thì MA-MB=klamda (A,B là 2 nguồn ngược pha)
Để M cách B một đoạn nhỏ nhất thì k=? -->MA-MB=k.30cm-->MA=k.30+MB
Dùng pitago-->MA2=MB2+AB2-->MB
Em vướng chỗ này thầy ngulau giúp em với

Để tìm được giá trị k bạn chỉ cần đếm Số cực tiểu trên AB thôi mà :D
-AB <= MA - MB = k.lamda <= AB => -3,3 <= k <= 3,3 => Để M cách B một đoạn nhỏ nhất thì k=3

(http://nj1.upanh.com/b5.s25.d1/5f0842c2fc27ff72bbc29db5127d94e9_41783901.12.jpg) (http://www.upanh.com/12_upanh/v/ene8fn8acod.htm)




Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 10:43:50 pm Ngày 08 Tháng Ba, 2012
Câu 3: Một Sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định. Người ta tạo ra Sóng dừng trên dây với tần Số bé nhất là f1. Để lại có Sóng dừng, phải tăng tần Số tối thiểu đến giá trị f2. Tỉ Số f1/f2  bằng
A.  2      B.  4                 C.  6        D.  3


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: mark_bk99 trong 10:56:44 pm Ngày 08 Tháng Ba, 2012
3 phải không thầy ngulau


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 12:08:59 am Ngày 09 Tháng Ba, 2012
3 phải không thầy ngulau
không đúng em ạ!


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 01:02:56 am Ngày 09 Tháng Ba, 2012
Câu 4: Khoảng cách giữa hai con Sóng là 5m. Một thuyền máy nếu đi ngược thì tần Số va chạm của Sóng vào thuyền là 4 Hz, nếu thuyền đi xuôi chiều Sóng thì tần Số va chạm của Sóng vào thuyền là 2 Hz. Biết tốc độ truyền Sóng lớn hơn tốc độ thuyền, tốc độ truyền Sóng là:

A. 15 m/S                    B. 10 m/S              C. 12 m/S                 D. 30 m/S


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 11:48:01 pm Ngày 11 Tháng Ba, 2012
Câu 5: Sóng âm truyền trong không khí với vận tốc 340m/S. Một cái ống có chiều cao 15cm đặt thẳng đứng và có thể rót nước từ từ vào để thay đổi chiều cao cột khí trong ống. Trên miệng ống đặt một cái âm thoa có tần Số 680Hz. Cần đổ nước vào ống đến độ cao bao nhiêu để khi gõ vào âm thoa thì nghe âm phát ra to nhất?
A. 2,5cm.               B. 2cm.                   C. 4,5cm.                       D. 3,5cm.


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: vengefulspirit2611 trong 01:34:07 pm Ngày 16 Tháng Ba, 2012
Câu 5 là 2,5cm hả thầy :D


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: lan123 trong 01:07:29 am Ngày 21 Tháng Ba, 2012
Câu 1: Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 100(cm) dao động ngược pha, cùng chu kì T = 0,1s. Biết tốc độ truyền Sóng trên mặt chất lỏng v= 3m/S. Xét điểm M nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại B. Để tại M có dao động với biên độ cực tiểu thì M cách B một đoạn nhỏ nhất bằng?

lamda=Tv=0.3m=30cm
Để tại M có dao động với biên độ cực tiểu thì MA-MB=klamda (A,B là 2 nguồn ngược pha)
Để M cách B một đoạn nhỏ nhất thì k=? -->MA-MB=k.30cm-->MA=k.30+MB
Dùng pitago-->MA2=MB2+AB2-->MB
Em vướng chỗ này thầy ngulau giúp em với


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: arsenal2011 trong 06:33:59 pm Ngày 23 Tháng Ba, 2012
 Câu 6. Tổ hợp đơn vị nào sau đây là đơn vị của cường độ âm?
[tex]A.kg.m^{-3}[/tex]
[tex]B.kg.s^{-3}[/tex]
[tex]C.kg.m.s^{-2}[/tex]
[tex]D.kg.m^{-2}.s^{-2}[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 12:35:38 am Ngày 24 Tháng Ba, 2012
 
Trích dẫn
Câu 6. Tổ hợp đơn vị nào sau đây là đơn vị của cường độ âm?
[tex]A.kg.m^{-3}[/tex]
[tex]B.kg.s^{-3}[/tex]
[tex]C.kg.m.s^{-2}[/tex]
[tex]D.kg.m^{-2}.s^{-2}[/tex]

ĐA: B


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: arsenal2011 trong 12:39:44 am Ngày 24 Tháng Ba, 2012
Câu 7:Đầu B của một sợi dây đàn hồi căng ngang dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với li độ [tex]u_{B}=4cos\left(10\pi t-\frac{\pi }{2} \right)cm[/tex].Biết rằng sau khoảng thời gian [tex]t=\frac{T}{6}[/tex] ( với T là chu kì sóng trên dây ) thì tại điểm M trên dây cách B một khoảng [tex]4cm[/tex] có li độ [tex]2cm[/tex].Tốc độ truyền sóng trên dây bằng:
[tex]A.4,8m/s[/tex]
[tex]B.1,2m/s[/tex]
[tex]C.3,6m/s[/tex]
[tex]D.2,4m/s[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 12:43:09 pm Ngày 24 Tháng Ba, 2012
Câu 7:Đầu B của một sợi dây đàn hồi căng ngang dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với li độ [tex]u_{B}=4cos\left(10\pi t-\frac{\pi }{2} \right)cm[/tex].Biết rằng sau khoảng thời gian [tex]t=\frac{T}{6}[/tex] ( với T là chu kì sóng trên dây ) thì tại điểm M trên dây cách B một khoảng [tex]4cm[/tex] có li độ [tex]2cm[/tex].Tốc độ truyền sóng trên dây bằng:
[tex]A.4,8m/s[/tex]
[tex]B.1,2m/s[/tex]
[tex]C.3,6m/s[/tex]
[tex]D.2,4m/s[/tex]
Đề trên nên nói thêm là dây rất dài, nên ta chỉ xét 1 sóng tới thôi
[tex]t=T/6 ==> u_B=4cos(-\pi/6)=2\sqrt{3}.[/tex]
Vẽ vecto quay em sẽ xác định được góc lệch giữa u_B và u_M là [tex]\pi/6[/tex]
[tex]==> \frac{2\pi.d}{\lambda}=\pi/6 ==> \lambda=48cm ==> v=240cm/s ==> v=2,4m/s[/tex]
Khuyến mãi cái hình nè:


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 04:28:20 pm Ngày 25 Tháng Ba, 2012
Câu 8:Hai nguồn dao động kết hợp S1, S2 gây ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt thoáng chất lỏng. Nếu tăng tần số dao động của hai nguồn S1 và S2 lên 2 lần thì khoảng cách giữa hai điểm liên tiếp trên S1S2 có biên độ dao động cực tiểu sẽ thay đổi như thế nào?
A. Tăng lên 2 lần.   B. Không thay đổi.   C. Tăng lên 4 lần.   D. Giảm đi 2 lần.


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 05:32:38 pm Ngày 25 Tháng Ba, 2012
Câu 8:Hai nguồn dao động kết hợp S1, S2 gây ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt thoáng chất lỏng. Nếu tăng tần số dao động của hai nguồn S1 và S2 lên 2 lần thì khoảng cách giữa hai điểm liên tiếp trên S1S2 có biên độ dao động cực tiểu sẽ thay đổi như thế nào?
A. Tăng lên 2 lần.   B. Không thay đổi.   C. Tăng lên 4 lần.   D. Giảm đi 2 lần.


Tăng tần số lên hai lần ==> [tex]\lambda[/tex] giảm đi hai lần
Khoảng cách giữa hai cực tiểu liên tiếp trên S1S2 = [tex]\frac{\lambda }{2}[/tex] ==> Giảm hai lần



Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 11:00:20 pm Ngày 25 Tháng Ba, 2012
Câu 9: Một sợi dây đàn hồi dài 90cm một đầu gắn với nguồn dao động, một đầu tự do.Khi dây rung với tấn số 10Hz thì trên dây xuất hiện sóng dừng trên dây với 5 nút trên dây.Nếu đầu tự do của dây dc giữ cố định và tốc độ truyền sóng trên dây không đổi thì phải thay đổ tần số rung của dây một lượng nhỏ nhất là bao nhiêu để tiếp tục có sóng dừng trên dây?
ĐS =?


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: lanyes trong 06:52:03 am Ngày 26 Tháng Ba, 2012
Câu 9: Một sợi dây đàn hồi dài 90cm một đầu gắn với nguồn dao động, một đầu tự do.Khi dây rung với tấn số 10Hz thì trên dây xuất hiện sóng dừng trên dây với 5 nút trên dây.Nếu đầu tự do của dây dc giữ cố định và tốc độ truyền sóng trên dây không đổi thì phải thay đổ tần số rung của dây một lượng nhỏ nhất là bao nhiêu để tiếp tục có sóng dừng trên dây?
ĐS =?

Khi có 5 nút thì có: [TEX]4\frac{\lambda }{2} + \frac{\lambda }{4} = 0,9 \Rightarrow \lambda  = 0,4 \Rightarrow v = 4(m/s)[/TEX].
Khi cố định đầu tự do [TEX]5\frac{{\lambda '}}{2} = 0,9 \Rightarrow \frac{v}{{f'}} = \frac{{1,8}}{5} \Rightarrow f' = \frac{{20}}{{1,8}}[/TEX]


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 10:14:29 am Ngày 26 Tháng Ba, 2012
Câu 9: Một sợi dây đàn hồi dài 90cm một đầu gắn với nguồn dao động, một đầu tự do.Khi dây rung với tấn số 10Hz thì trên dây xuất hiện sóng dừng trên dây với 5 nút trên dây.Nếu đầu tự do của dây dc giữ cố định và tốc độ truyền sóng trên dây không đổi thì phải thay đổ tần số rung của dây một lượng nhỏ nhất là bao nhiêu để tiếp tục có sóng dừng trên dây?
ĐS =?

Khi có 5 nút thì có: [TEX]4\frac{\lambda }{2} + \frac{\lambda }{4} = 0,9 \Rightarrow \lambda  = 0,4 \Rightarrow v = 4(m/s)[/TEX].
Khi cố định đầu tự do [TEX]5\frac{{\lambda '}}{2} = 0,9 \Rightarrow \frac{v}{{f'}} = \frac{{1,8}}{5} \Rightarrow f' = \frac{{20}}{{1,8}}[/TEX]

Ban giải sai rồi. Bạn đọc lại kỉ đề nhé!


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Điền Quang trong 08:41:09 am Ngày 27 Tháng Ba, 2012
câu 10:[Con lắc lò xo gồm vật nặng m dao động không ma sát theo phương ngang với biên độ A1. Đúng lúc con lắc đang ở biên một vật giống hệt nó chuyển động theo phương dao động của con lắc với vận tốc đúng bằng vận tốc con lắc khi nó đi qua VTCB và va chạm đàn hồi xuyên tâm với nhau. Ngay sau va chạm biên độ của con lắc là A2, tỷ số A1/A2 là:
A.1/ căn 2            B. căn 3 /2             C.1/2                         D.2/3
kính mong quí bạn giải giúp. Cám ơn nhiều!


Bạn vào trang 1 của topic này mà xem quy định của những topic này, trong 15 phút nữa bài đăng của bạn sẽ bị xoá.

Cảm ơn bạn đã tham gia Diễn đàn.


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: dangdanhduong trong 08:53:32 pm Ngày 27 Tháng Ba, 2012

Câu 1: Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 100(cm) dao động ngược pha, cùng chu kì T = 0,1s. Biết tốc độ truyền Sóng trên mặt chất lỏng v= 3m/S. Xét điểm M nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại B. Để tại M có dao động với biên độ cực tiểu thì M cách B một đoạn nhỏ nhất bằng?

lamda=Tv=0.3m=30cm
Để tại M có dao động với biên độ cực tiểu thì MA-MB=klamda (A,B là 2 nguồn ngược pha)
Để M cách B một đoạn nhỏ nhất thì k=? -->MA-MB=k.30cm-->MA=k.30+MB
Dùng pitago-->MA2=MB2+AB2-->MB
Em vưng chỗ này thầy ngulau giúp em với

MA2-MB2=AB2-->(MA+MB)(MA-MB)=AB2      (1)
MA-MB=3LAMDA                                  (2)
LẤY 1/2 TA ĐƯỢC MA+MB=111
THAY KẾT QUA NÀY VAO (2) TA ĐƯỢC MB=100.6 CM


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: hoaisang2112 trong 11:02:08 am Ngày 28 Tháng Ba, 2012
Câu 9: Một sợi dây đàn hồi dài 90cm một đầu gắn với nguồn dao động, một đầu tự do.Khi dây rung với tấn số 10Hz thì trên dây xuất hiện sóng dừng trên dây với 5 nút trên dây.Nếu đầu tự do của dây dc giữ cố định và tốc độ truyền sóng trên dây không đổi thì phải thay đổ tần số rung của dây một lượng nhỏ nhất là bao nhiêu để tiếp tục có sóng dừng trên dây?
ĐS =?
cần thay đổi tần số 1 lượng nhỏ nhất là 10/9Hz


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 11:36:46 am Ngày 28 Tháng Ba, 2012
Câu 10: Trên sóng dừng dây có 2 đầu cố định B là bụng, A là nút gần B, C nằm trong AB, biết rằng thời gian B đi qua 2 vị trí có độ lớn li độ bằng biên độ tại C là T/3. Tìm khoảng cách từ C đến A.
[tex]A.\lambda/3[/tex]           [tex]B.\lambda/6[/tex]         [tex]C.\lambda/4[/tex]       [tex]D. \lambda/8[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 12:38:03 pm Ngày 28 Tháng Ba, 2012
Câu 11: Tại hai điểm A, B trên mặt nước có hai nguồn dao động với phương trình u1=a.cos(40pi.t) và u2= a.cos(40pi.t+pi/3). Tốc độ truyền sóng là 30cm/s. Tìm khoảng cách nhỏ nhất từ trung điểm AB tới điểm có biên độ cực đại?
ĐS:


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: girl_k33a trong 01:43:35 pm Ngày 28 Tháng Ba, 2012
lamda = 1,5cm
d2 -d1 = (1/6 + 0)lamda = (AB/2 + x) - (AB/2 -x) = 2x
suy ra x = lamda/12 đúng không ạ


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: hoaisang2112 trong 02:26:40 pm Ngày 28 Tháng Ba, 2012
Câu 9: Một sợi dây đàn hồi dài 90cm một đầu gắn với nguồn dao động, một đầu tự do.Khi dây rung với tấn số 10Hz thì trên dây xuất hiện sóng dừng trên dây với 5 nút trên dây.Nếu đầu tự do của dây dc giữ cố định và tốc độ truyền sóng trên dây không đổi thì phải thay đổ tần số rung của dây một lượng nhỏ nhất là bao nhiêu để tiếp tục có sóng dừng trên dây?
ĐS =?
cần thay đổi tần số 1 lượng nhỏ nhất là 10/9Hz
Em ra đáp án này đúng không ạ mấy thầy?


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 04:09:33 pm Ngày 28 Tháng Ba, 2012
Câu 9: Một sợi dây đàn hồi dài 90cm một đầu gắn với nguồn dao động, một đầu tự do.Khi dây rung với tấn số 10Hz thì trên dây xuất hiện sóng dừng trên dây với 5 nút trên dây.Nếu đầu tự do của dây dc giữ cố định và tốc độ truyền sóng trên dây không đổi thì phải thay đổ tần số rung của dây một lượng nhỏ nhất là bao nhiêu để tiếp tục có sóng dừng trên dây?
ĐS =?
cần thay đổi tần số 1 lượng nhỏ nhất là 10/9Hz
Em ra đáp án này đúng không ạ mấy thầy?
em cứ mạnh dạnh trình bày nếu sai thì các thầy và các bạn giúp cho, đừng ngại, nhiều khi KQ đúng nhưng cách làm lại sai đó, trong TH khác lại không đúng nữa đâu


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: thanhthienbkav trong 05:39:52 pm Ngày 28 Tháng Ba, 2012
Câu 10: Trên sóng dừng dây có 2 đầu cố định B là bụng, A là nút gần B, C nằm trong AB, biết rằng thời gian B đi qua 2 vị trí có độ lớn li độ bằng biên độ tại C là T/3. Tìm khoảng cách từ C đến A.
[tex]A.\lambda/3[/tex]           [tex]B.\lambda/6[/tex]         [tex]C.\lambda/4[/tex]       [tex]D. \lambda/8[/tex]
câu 10: lamda/12. kết quả của em khác với đáp án


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: hoaisang2112 trong 07:39:58 pm Ngày 28 Tháng Ba, 2012
Câu 9: Một sợi dây đàn hồi dài 90cm một đầu gắn với nguồn dao động, một đầu tự do.Khi dây rung với tấn số 10Hz thì trên dây xuất hiện sóng dừng trên dây với 5 nút trên dây.Nếu đầu tự do của dây dc giữ cố định và tốc độ truyền sóng trên dây không đổi thì phải thay đổ tần số rung của dây một lượng nhỏ nhất là bao nhiêu để tiếp tục có sóng dừng trên dây?
ĐS =?
cần thay đổi tần số 1 lượng nhỏ nhất là 10/9Hz
Em ra đáp án này đúng không ạ mấy thầy?
em cứ mạnh dạnh trình bày nếu sai thì các thầy và các bạn giúp cho, đừng ngại, nhiều khi KQ đúng nhưng cách làm lại sai đó, trong TH khác lại không đúng nữa đâu
Ban đầu ta có [tex]f=(n+\frac{1}{2})\frac{v}{2l}[/tex]
Khi 2 đầu dây cố định [tex]f'=\frac{n'v}{2l}[/tex]
Cần thay đổi tần số 1 lượng [tex]|f-f'|=|n+\frac{1}{2}-n'|\frac{v}{2l}[/tex]
Để lượng thay đổi là nhỏ nhất n=n' => lượng thay đổi là [tex]f=\frac{1}{2}\frac{v}{2l}[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: hoaisang2112 trong 07:51:00 pm Ngày 28 Tháng Ba, 2012
Câu 3: Một Sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định. Người ta tạo ra Sóng dừng trên dây với tần Số bé nhất là f1. Để lại có Sóng dừng, phải tăng tần Số tối thiểu đến giá trị f2. Tỉ Số f1/f2  bằng
A.  2      B.  4                 C.  6        D.  3

Câu này em nghĩ là tỉ số f2/f1 chứ ạ, nếu f1/f2 thì là 1/2.


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 10:51:58 pm Ngày 28 Tháng Ba, 2012
Câu 9: Một sợi dây đàn hồi dài 90cm một đầu gắn với nguồn dao động, một đầu tự do.Khi dây rung với tấn số 10Hz thì trên dây xuất hiện sóng dừng trên dây với 5 nút trên dây.Nếu đầu tự do của dây dc giữ cố định và tốc độ truyền sóng trên dây không đổi thì phải thay đổ tần số rung của dây một lượng nhỏ nhất là bao nhiêu để tiếp tục có sóng dừng trên dây?
ĐS =?
cần thay đổi tần số 1 lượng nhỏ nhất là 10/9Hz
Em ra đáp án này đúng không ạ mấy thầy?
em cứ mạnh dạnh trình bày nếu sai thì các thầy và các bạn giúp cho, đừng ngại, nhiều khi KQ đúng nhưng cách làm lại sai đó, trong TH khác lại không đúng nữa đâu
Ban đầu ta có [tex]f=(n+\frac{1}{2})\frac{v}{2l}[/tex]
Khi 2 đầu dây cố định [tex]f'=\frac{n'v}{2l}[/tex]
Cần thay đổi tần số 1 lượng [tex]|f-f'|=|n+\frac{1}{2}-n'|\frac{v}{2l}[/tex]
Để lượng thay đổi là nhỏ nhất n=n' => lượng thay đổi là [tex]f=\frac{1}{2}\frac{v}{2l}[/tex]
em làm đúng rồi đó, nhưng lưu ý có thể tăng hay giảm tuy nhiên vẫn là 10/9


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: hoaisang2112 trong 02:32:26 pm Ngày 30 Tháng Ba, 2012
Vâng, em chọn trường hợp n=n' cho đơn giản nhất, em nghĩ chọn sao cũng được, miễn là cái biểu thức trong trị tuyệt đối là 1/2, có thể chọn n'=n+1 cũng được  :D


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 10:02:35 pm Ngày 30 Tháng Ba, 2012
Câu 10: Trên sóng dừng dây có 2 đầu cố định B là bụng, A là nút gần B, C nằm trong AB, biết rằng thời gian B đi qua 2 vị trí có độ lớn li độ bằng biên độ tại C là T/3. Tìm khoảng cách từ C đến A.
[tex]A.\lambda/3[/tex]           [tex]B.\lambda/6[/tex]         [tex]C.\lambda/4[/tex]       [tex]D. \lambda/8[/tex]
câu 10: lamda/12. kết quả của em khác với đáp án
lambda/6


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: thanhthienbkav trong 07:26:20 pm Ngày 02 Tháng Tư, 2012
Câu 10: Trên sóng dừng dây có 2 đầu cố định B là bụng, A là nút gần B, C nằm trong AB, biết rằng thời gian B đi qua 2 vị trí có độ lớn li độ bằng biên độ tại C là T/3. Tìm khoảng cách từ C đến A.
[tex]A.\lambda/3[/tex]           [tex]B.\lambda/6[/tex]         [tex]C.\lambda/4[/tex]       [tex]D. \lambda/8[/tex]
câu 10: lamda/12. kết quả của em khác với đáp án
lambda/6
vậy thầy giải chi tiết ra dùm em vớ.


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Điền Quang trong 09:20:19 am Ngày 03 Tháng Tư, 2012
Câu 11: Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 12cm, dao động điều hoà cùng pha với f = 40Hz. Tốc độ truyền sóng 1,2m/s. Xét trên đường tròn tâm A, bán kính AB, điểm nằm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại, cách đường trung trực AB một khoảng ngắn nhất bằng bao nhiêu?

A. 1,23 cm          B. 3,321 cm          C. 2,625 cm          D. 4,121 cm


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Pjn0kjr0 trong 01:38:53 am Ngày 05 Tháng Tư, 2012
câu này khó quá, thầy giải đi thầy ơi !


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Pjn0kjr0 trong 07:18:45 pm Ngày 05 Tháng Tư, 2012
đáp án C phải không thầy


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Pjn0kjr0 trong 07:42:09 pm Ngày 05 Tháng Tư, 2012
lamđa=3cm. Để M cách trung trực 1 đoạn ngắn nhất thì M thuộc vân cực đại gần trung điểm AB nhất

=> k=1 => MA-MB=1.3=3 mà AM=AB=12 => MB=9.

Gọi a là đoạn cần tìm và H là hình chiếu của M lên AB. Theo pitago:

[tex]MH^{2}=AM^{2}-AH^{2}=MB^{2}-HB^{2}[/tex]

[tex]9^{2}-(6-a)^{2}=12^{2}-(a+6)^{2} => a=2.625[/tex]

có sai sót chỗ nào mong mọi người chỉ giúp hìhì


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Điền Quang trong 10:51:57 pm Ngày 05 Tháng Tư, 2012
lamđa=3cm. Để M cách trung trực 1 đoạn ngắn nhất thì M thuộc vân cực đại gần trung điểm AB nhất

=> k=1 => MA-MB=1.3=3 mà AM=AB=12 => MB=9.

Gọi a là đoạn cần tìm và H là hình chiếu của M lên AB. Theo pitago:

[tex]MH^{2}=AM^{2}-AH^{2}=MB^{2}-HB^{2}[/tex]

[tex]9^{2}-(6-a)^{2}=12^{2}-(a+6)^{2} => a=2.625[/tex]

có sai sót chỗ nào mong mọi người chỉ giúp hìhì


Pjn0kjr0 giải vậy là okay rồi đó.  =d> =d> =d>


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 12:08:44 am Ngày 06 Tháng Tư, 2012
Câu 10: Trên sóng dừng dây có 2 đầu cố định B là bụng, A là nút gần B, C nằm trong AB, biết rằng thời gian B đi qua 2 vị trí có độ lớn li độ bằng biên độ tại C là T/3. Tìm khoảng cách từ C đến A.
[tex]A.\lambda/3[/tex]           [tex]B.\lambda/6[/tex]         [tex]C.\lambda/4[/tex]       [tex]D. \lambda/8[/tex]
câu 10: lamda/12. kết quả của em khác với đáp án
lambda/6

vậy thầy giải chi tiết ra dùm em vớ.


Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: hoaisang2112 trong 03:26:06 pm Ngày 07 Tháng Tư, 2012
Câu 2: 2 nguồn S1,S2 dao động cùng pha cách nhau 12cm cho hệ vân giao thoa, xét đường tròn tâm O là trung điểm S1S2 bán kính OS1. Tìm vị trí gần điểm S1 nhất trên đường tròn mà ở đó dao động cực đại. Tìm khoảng cách từ đó đến S1S2. Biết bước Sóng là 2cm
A.[tex]\approx 1,809cm[/tex]             B.[tex]\approx 3,809cm[/tex]          C.[tex]\approx 0,809cm [/tex]     D.[tex] 2,809cm[/tex]
Em giải thế này nhưng ko ra đáp số, các thầy xem giúp em với.
Gọi M là điểm trên đường tròn gần S1 nhất mà trên đó dao động cực đại, khi đó MS2-MS1=k.lamda. Dễ dàng tính được M gần S1 nhất khi k=5, suy ra: MS2-MS1=10 (1)
Do M thuộc đường tròn đường kính S1S2 nên tam giác MS1S2 vuông tại M, suy ra:[tex]MS_{1}^{2}+MS_{2}^{2}=S_{1}S_{2}^{2}=144[/tex] (2)
Bình phương 2 vế của (1) ta được [tex]MS_{1}^{2}+MS_{2}^{2}-2MS_{1}.MS_{2}=100[/tex] (3)
Trừ vế theo vế (2) cho (3) ta được: MS1.MS2=22
Khoảng cách từ M đến S1S2 chính là đường cao MH của tam giác MS1S2. Ta có: MH.S1S2=MS1.MS2
Suy ra MH=11/6=1,833

 


Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 10:27:21 pm Ngày 07 Tháng Tư, 2012
Câu 2: 2 nguồn S1,S2 dao động cùng pha cách nhau 12cm cho hệ vân giao thoa, xét đường tròn tâm O là trung điểm S1S2 bán kính OS1. Tìm vị trí gần điểm S1 nhất trên đường tròn mà ở đó dao động cực đại. Tìm khoảng cách từ đó đến S1S2. Biết bước Sóng là 2cm
A.[tex]\approx 1,809cm[/tex]             B.[tex]\approx 3,809cm[/tex]          C.[tex]\approx 0,809cm [/tex]     D.[tex] 2,809cm[/tex]
Em giải thế này nhưng ko ra đáp số, các thầy xem giúp em với.
Gọi M là điểm trên đường tròn gần S1 nhất mà trên đó dao động cực đại, khi đó MS2-MS1=k.lamda. Dễ dàng tính được M gần S1 nhất khi k=5, suy ra: MS2-MS1=10 (1)
Do M thuộc đường tròn đường kính S1S2 nên tam giác MS1S2 vuông tại M, suy ra:[tex]MS_{1}^{2}+MS_{2}^{2}=S_{1}S_{2}^{2}=144[/tex] (2)
Bình phương 2 vế của (1) ta được [tex]MS_{1}^{2}+MS_{2}^{2}-2MS_{1}.MS_{2}=100[/tex] (3)
Trừ vế theo vế (2) cho (3) ta được: MS1.MS2=22
Khoảng cách từ M đến S1S2 chính là đường cao MH của tam giác MS1S2. Ta có: MH.S1S2=MS1.MS2
Suy ra MH=11/6=1,833
Em đưa ra cách giải là OK rồi, có lẽ lúc đầu đưa lên trieubeo chưa kiểm tra " Phần này rút kinh nghiệm ", như vậy giá trị a gần ĐA nhất?


Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: thotuants2 trong 10:05:27 am Ngày 08 Tháng Tư, 2012
Câu 2: 2 nguồn S1,S2 dao động cùng pha cách nhau 12cm cho hệ vân giao thoa, xét đường tròn tâm O là trung điểm S1S2 bán kính OS1. Tìm vị trí gần điểm S1 nhất trên đường tròn mà ở đó dao động cực đại. Tìm khoảng cách từ đó đến S1S2. Biết bước Sóng là 2cm
A.[tex]\approx 1,809cm[/tex]             B.[tex]\approx 3,809cm[/tex]          C.[tex]\approx 0,809cm [/tex]     D.[tex] 2,809cm[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Nguyễn Bá Linh trong 11:31:45 am Ngày 08 Tháng Tư, 2012
Câu 12 (Trích đề thi thử lần 1 - KHTN)
Cho hai nguồn sóng kết hợp đồng pha tạo nên hệ vân giao thoa sóng trên mặt nước. Nếu ta thay đổi pha của 1 trong hai nguồn đi một lượng nhỏ thì hệ vân giao thoa sẽ:
A. Không dịch chuyển.
B. Hệ giao thoa biến mất.
C. Dịch chuyển lại gần nguồn trễ pha hơn.
D. Dịch chuyển lại gần nguồn sớm pha hơn.


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: santacrus trong 07:00:01 am Ngày 10 Tháng Tư, 2012
Trích dẫn
Câu 6. Tổ hợp đơn vị nào sau đây là đơn vị của cường độ âm?
[tex]A.kg.m^{-3}[/tex]
[tex]B.kg.s^{-3}[/tex]
[tex]C.kg.m.s^{-2}[/tex]
[tex]D.kg.m^{-2}.s^{-2}[/tex]

ĐA: B
Tại sao là B xin thầy giải thích?????????


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:44:53 am Ngày 10 Tháng Tư, 2012
Trích dẫn
Câu 6. Tổ hợp đơn vị nào sau đây là đơn vị của cường độ âm?
[tex]A.kg.m^{-3}[/tex]
[tex]B.kg.s^{-3}[/tex]
[tex]C.kg.m.s^{-2}[/tex]
[tex]D.kg.m^{-2}.s^{-2}[/tex]

ĐA: B
Tại sao là B xin thầy giải thích?????????
s quãng đường, S diện tích
[tex]I=\frac{W}{S}=\frac{A}{t.S} = \frac{F.s}{t.S}[/tex]
[tex]==> I=\frac{m.a.s}{t.S} ==> I=\frac{m.s.s}{t^3.S}[/tex]
[tex]==> I=\frac{kg.m.m}{s^3.m^2}=\frac{kg}{s^3}[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: proC2nc trong 10:07:39 pm Ngày 11 Tháng Tư, 2012
Câu 3: Một Sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định. Người ta tạo ra Sóng dừng trên dây với tần Số bé nhất là f1. Để lại có Sóng dừng, phải tăng tần Số tối thiểu đến giá trị f2. Tỉ Số f1/f2  bằng
A.  2      B.  4                 C.  6        D.  3

bài này ra bn hả thầy? có bạn bảo ra 3.em cũng nghĩ thế sao thày ngulau bảo ko đúng.xin thầy chữa


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: proC2nc trong 10:17:22 pm Ngày 11 Tháng Tư, 2012
à.f1/f2 chứ ko phải f2/f1.thầy cho ko có đáp án à?
f1/f2=1/3.


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: proC2nc trong 10:37:58 pm Ngày 11 Tháng Tư, 2012
gọi  vận tốc sóng là v1.vận tốc thuyền là v2(v1>v2) chọn chiều dương là chiều của sóng truyền
ta có 5=1/4(v1-v2)
5=1/2(v1+v2)
từ đó suy ra v1=15m/s
v2=-5m/s(chuyển động ngược chiều dương).
chọn A


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: hoaisang2112 trong 03:29:04 pm Ngày 12 Tháng Tư, 2012
Câu 3: Một Sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định. Người ta tạo ra Sóng dừng trên dây với tần Số bé nhất là f1. Để lại có Sóng dừng, phải tăng tần Số tối thiểu đến giá trị f2. Tỉ Số f1/f2  bằng
A.  2      B.  4                 C.  6        D.  3

bài này ra bn hả thầy? có bạn bảo ra 3.em cũng nghĩ thế sao thày ngulau bảo ko đúng.xin thầy chữa
Tỉ số bài này bị ngược. Mình ra f2/f1=2. Đề nói rằng sợi dây đàn hồi treo thẳng đứng vào 1 điểm cố định, rồi tạo sóng dừng. Nếu cho rằng 2 đầu dây cố định sẽ giải ra 2, còn 1 đầu tự do 1 đầu cố định sẽ ra 3 như các bạn. Ở đây mình nghĩ 2 đầu là cố định, vì 1 đầu người ta cố định, đầu còn lại tạo sóng dừng. Đợi các thầy giải đáp xem sao. Bài này chủ yếu là xác định được 2 đầu cố định hay 1 tự do 1 cố định thôi.


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: kuramaoct trong 05:50:03 pm Ngày 14 Tháng Tư, 2012
Câu 11: Tại hai điểm A, B trên mặt nước có hai nguồn dao động với phương trình u1=a.cos(40pi.t) và u2= a.cos(40pi.t+pi/3). Tốc độ truyền sóng là 30cm/s. Tìm khoảng cách nhỏ nhất từ trung điểm AB tới điểm có biên độ cực đại?
ĐS:
Độ lệch pha là pi/3 suy ra hệ vân sẽ bị dịch chuyển một đoạn lamda/6 về nguồn trễ pha hơn nên đáp án là lamda/6 = 0.25 cm , đúng không ạ   ?


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: kuramaoct trong 01:07:20 pm Ngày 15 Tháng Tư, 2012
em nhầm , dịch đi lamda/12  đúng không ạ


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: KPS trong 08:55:39 pm Ngày 16 Tháng Tư, 2012
Câu 11: Tại hai điểm A, B trên mặt nước có hai nguồn dao động với phương trình u1=a.cos(40pi.t) và u2= a.cos(40pi.t+pi/3). Tốc độ truyền sóng là 30cm/s. Tìm khoảng cách nhỏ nhất từ trung điểm AB tới điểm có biên độ cực đại?
ĐS:

thầy ơi câu này làm thế nào vậy ạ?


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: KPS trong 09:09:16 pm Ngày 16 Tháng Tư, 2012
e làm thế này không biết đúng không
 [TEX]d1-d1=(\Delta \phi M - \Delta \phi).\lambda/2\pi =>d1-d2=(k-1/6).1,5[/TEX]
 [TEX]d1+d2=AB=> d1=AB/2 + (k-1/6).1,5/2==>[/TEX] nhỏ nhất khi k=0 => min = 0,125


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 09:17:21 pm Ngày 16 Tháng Tư, 2012
Câu 11: Tại hai điểm A, B trên mặt nước có hai nguồn dao động với phương trình u1=a.cos(40pi.t) và u2= a.cos(40pi.t+pi/3). Tốc độ truyền sóng là 30cm/s. Tìm khoảng cách nhỏ nhất từ trung điểm AB tới điểm có biên độ cực đại?
ĐS:

thầy ơi câu này làm thế nào vậy ạ?
Cách 1:
Độ lệch pha 2 sóng tới 1 điểm thuộc AB :
[tex]\Delta \varphi=2\pi.\frac{(d_1-d_2)}{\lambda}+\frac{\pi}{3}[/tex]
==> ĐKCĐ là[tex]\Delta \varphi=k2\pi ==> d_1-d_2=(k-1/6)\lambda[/tex]
==> cực đại gần TT nhất ứng với k=0 [tex]==> d_1-d_2=-\lambda/6 ==> -2a=-\lambda/6 [/tex]
[tex]==> a=\lambda/12[/tex]
(a là khoảng cách từ điểm đang xét đến trung điểm AB) lưu ý: |d1-d2|=2a
Cách 2:
Còn 1 cách nữa ta ứng dụng sóng dừng để làm.
Nhẩm thấy vị trí trung điểm 0 có biên độ là
+ [tex]A0=2acos(\pi/6)=a\sqrt{3}[/tex]
+ Dùng công thức tính biên độ 1 điểm trên sóng dừng (A_{bung}=2a) ==> biên độ tại 0: [tex]A_{bung}.sin(2\pi.d/\lambda)=a\sqrt{3} ==> d=\lambda/6[/tex] " d là khoảng cách từ 0 đến nút gần nó nhất"
==> khoảng cách từ bụng đến 0 là : [tex]\lambda/4 - \lambda/6 = \lambda/12[/tex]
Cách 3: Dùng PP dịch chuyển nguồn (như một bạn đã làm).
Nhận thấy A chậm pha hơn B 1 góc pi/3. Muốn B đồng pha với A dịch nguồn về phía A 1 đoạn x (tới điểm C) sao cho [tex]2\pi.x/\lambda=\pi/3 ==> x=\lambda/6 ==>[/tex] vị trí cực đại 0' là trung điểm  AC cách 0 1 đoạn x/2 [tex]==> OO'=\lambda/12[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 09:21:12 pm Ngày 16 Tháng Tư, 2012
e làm thế này không biết đúng không
 [TEX]d1-d1=(\Delta \phi M - \Delta \phi).\lambda/2\pi =>d1-d2=(k-1/6).1,5[/TEX]
 [TEX]d1+d2=AB=> d1=AB/2 + (k-1/6).1,5/2==>[/TEX] nhỏ nhất khi k=0 => min = 0,125
em mới tìm được d1 là khoảng cách từ cực đại đến nguồn S1 còn thếm 1 bước nữa để tìm khoảng cách từ điểm cực đại đến trung điểm ==> a=(AB/2-d1)


Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: KPS trong 09:32:20 pm Ngày 16 Tháng Tư, 2012

Câu 2: 2 nguồn S1,S2 dao động cùng pha cách nhau 12cm cho hệ vân giao thoa, xét đường tròn tâm O là trung điểm S1S2 bán kính OS1. Tìm vị trí gần điểm S1 nhất trên đường tròn mà ở đó dao động cực đại. Tìm khoảng cách từ đó đến S1S2. Biết bước Sóng là 2cm
A.[tex]\approx 1,809cm[/tex]             B.[tex]\approx 3,809cm[/tex]          C.[tex]\approx 0,809cm [/tex]     D.[tex] 2,809cm[/tex]



Em giải thế này nhưng ko ra đáp số, các thầy xem giúp em với.

Gọi M là điểm trên đường tròn gần S1 nhất mà trên đó dao động cực đại, khi đó MS2-MS1=k.lamda.

Dễ dàng tính được M gần S1 nhất khi k=5, suy ra: MS2-MS1=10 (1)

Do M thuộc đường tròn đường kính S1S2 nên tam giác MS1S2 vuông tại M, suy ra:[tex]MS_{1}^{2}+MS_{2}^{2}=S_{1}S_{2}^{2}=144[/tex] (2)

Bình phương 2 vế của (1) ta được [tex]MS_{1}^{2}+MS_{2}^{2}-2MS_{1}.MS_{2}=100[/tex] (3)

Trừ vế theo vế (2) cho (3) ta được: MS1.MS2=22

Khoảng cách từ M đến S1S2 chính là đường cao MH của tam giác MS1S2. Ta có: MH.S1S2=MS1.MS2

Suy ra MH=11/6=1,833


Gọi M là điểm trên đường tròn gần S1 nhất mà trên đó dao động cực đại, khi đó MS2-MS1=k.lamda. Dễ dàng tính được M gần S1 nhất khi k=5, suy ra: MS2-MS1=10 (1) .

thầy ơi chỗ này sao k nó bằng 5 vậy... e chưa hiểu cho lắm


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Điền Quang trong 10:03:16 pm Ngày 16 Tháng Tư, 2012

Câu 2: 2 nguồn S1,S2 dao động cùng pha cách nhau 12cm cho hệ vân giao thoa, xét đường tròn tâm O là trung điểm S1S2 bán kính OS1. Tìm vị trí gần điểm S1 nhất trên đường tròn mà ở đó dao động cực đại. Tìm khoảng cách từ đó đến S1S2. Biết bước Sóng là 2cm
A.[tex]\approx 1,809cm[/tex]             B.[tex]\approx 3,809cm[/tex]          C.[tex]\approx 0,809cm [/tex]     D.[tex] 2,809cm[/tex]



Em giải thế này nhưng ko ra đáp số, các thầy xem giúp em với.

Gọi M là điểm trên đường tròn gần S1 nhất mà trên đó dao động cực đại, khi đó MS2-MS1=k.lamda.

Dễ dàng tính được M gần S1 nhất khi k=5, suy ra: MS2-MS1=10 (1)

Do M thuộc đường tròn đường kính S1S2 nên tam giác MS1S2 vuông tại M, suy ra:[tex]MS_{1}^{2}+MS_{2}^{2}=S_{1}S_{2}^{2}=144[/tex] (2)

Bình phương 2 vế của (1) ta được [tex]MS_{1}^{2}+MS_{2}^{2}-2MS_{1}.MS_{2}=100[/tex] (3)

Trừ vế theo vế (2) cho (3) ta được: MS1.MS2=22

Khoảng cách từ M đến S1S2 chính là đường cao MH của tam giác MS1S2. Ta có: MH.S1S2=MS1.MS2

Suy ra MH=11/6=1,833



Gọi M là điểm trên đường tròn gần S1 nhất mà trên đó dao động cực đại, khi đó MS2-MS1=k.lamda. Dễ dàng tính được M gần S1 nhất khi k=5, suy ra: MS2-MS1=10 (1) .

thầy ơi chỗ này sao k nó bằng 5 vậy... e chưa hiểu cho lắm

Cái này bạn đã lược bỏ phần tìm số điểm giao thoa với biên độ cực đại trên miền đó mà.

Số điểm cực đại giao thoa trên miền (không tính hai nguồn, vì hai nguồn là dao động cưỡng bức):

[tex]-\frac{S_{1}S_{2}}{ \lambda }<k<\frac{S_{1}S_{2}}{ \lambda }[/tex]

[tex]-6<k<6[/tex]

Do đó cực đại gần [tex]S_{1}[/tex] khi k = 5 (hoặc k =-5 cũng được).


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: watashi trong 09:39:18 pm Ngày 20 Tháng Tư, 2012
 Ở câu 1, 2 nguồn này dao động ngược pha thì MA-MB=(k+1/2).lamda chứ! Trường hợp =k.lamda là cùng pha mà, sao ai cũng giải vậy nhỉ.
 


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: onehitandrun trong 11:06:06 am Ngày 23 Tháng Tư, 2012
Một dạng sóng cơ có xác suất ra trong đề thi 2012:
Một sợi dây đàn hồi chiều dài ℓ có một đầu cố định, một đầu tự do. Tần số dao động bé nhất để sợi dây có sóng dừng là f0. Tăng chiều dài thêm 1 mét thì tần số dao động bé nhất để sợi dây có sóng dừng là 5Hz. Giảm chiều dài bớt 1 mét thì tần số dao động bé nhất để sợi dây có sóng dừng là 20Hz. Giá trị của f0 là
A. 10    B. 7   C. 9   D. 8
ĐA: D
   Câu này mình thấy khá hay sao không thấy bạn nào đóng góp ý kiến vậy


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: chivukata trong 06:00:52 pm Ngày 23 Tháng Tư, 2012
Câu 4: Khoảng cách giữa hai con Sóng là 5m. Một thuyền máy nếu đi ngược thì tần Số va chạm của Sóng vào thuyền là 4 Hz, nếu thuyền đi xuôi chiều Sóng thì tần Số va chạm của Sóng vào thuyền là 2 Hz. Biết tốc độ truyền Sóng lớn hơn tốc độ thuyền, tốc độ truyền Sóng là:

A. 15 m/S                    B. 10 m/S              C. 12 m/S                 D. 30 m/S
Đáp án là D phải không thầy?  :D


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: kydhhd trong 05:57:38 pm Ngày 25 Tháng Tư, 2012
Một dạng sóng cơ có xác suất ra trong đề thi 2012:
Một sợi dây đàn hồi chiều dài ℓ có một đầu cố định, một đầu tự do. Tần số dao động bé nhất để sợi dây có sóng dừng là f0. Tăng chiều dài thêm 1 mét thì tần số dao động bé nhất để sợi dây có sóng dừng là 5Hz. Giảm chiều dài bớt 1 mét thì tần số dao động bé nhất để sợi dây có sóng dừng là 20Hz. Giá trị của f0 là
A. 10    B. 7   C. 9   D. 8
ĐA: D
   Câu này mình thấy khá hay sao không thấy bạn nào đóng góp ý kiến vậy

ĐK sóng dừng 1 nút 1 bụng
[tex]l=(2k+1)\frac{v}{4f}\Rightarrow f=(2k+1)\frac{2}{4l}[/tex]
f nhỏ nhất khi k=0 nên [tex]f1=\frac{v}{4l}[/tex]
Chiều dài tăng 1m [tex]f2=\frac{v}{4(l+1)}[/tex]
Chiều dài giảm 1m [tex]f3=\frac{v}{4(l-1)}\Rightarrow f2/f3=\frac{l-1}{l+1}\Rightarrow l=5/3m; f1/f2=....\Rightarrow f1=8Hz[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Nguyễn Bá Linh trong 02:33:54 am Ngày 28 Tháng Tư, 2012
Bài này thầy Trieubeo đã giải ở đây rồi.
http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=7629.0


Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: santacrus trong 07:00:12 am Ngày 03 Tháng Năm, 2012
Câu 7:Đầu B của một sợi dây đàn hồi căng ngang dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với li độ [tex]u_{B}=4cos\left(10\pi t-\frac{\pi }{2} \right)cm[/tex].Biết rằng sau khoảng thời gian [tex]t=\frac{T}{6}[/tex] ( với T là chu kì sóng trên dây ) thì tại điểm M trên dây cách B một khoảng [tex]4cm[/tex] có li độ [tex]2cm[/tex].Tốc độ truyền sóng trên dây bằng:
[tex]A.4,8m/s[/tex]
[tex]B.1,2m/s[/tex]
[tex]C.3,6m/s[/tex]
[tex]D.2,4m/s[/tex]
Đề trên nên nói thêm là dây rất dài, nên ta chỉ xét 1 sóng tới thôi
[tex]t=T/6 ==> u_B=4cos(-\pi/6)=2\sqrt{3}.[/tex]
Vẽ vecto quay em sẽ xác định được góc lệch giữa u_B và u_M là [tex]\pi/6[/tex]
[tex]==> \frac{2\pi.d}{\lambda}=\pi/6 ==> \lambda=48cm ==> v=240cm/s ==> v=2,4m/s[/tex]
Khuyến mãi cái hình nè:
em không hiểu tại sao thầy vẽ Um ở góc phần tư thứ 4 ? phải là góc phần tư thứ nhất chứ nhỉ ? đề nói sau thời gian t thì phải vẽ lên góc phần tư thứ 1 chứ ? theo chiều dương mới đúng. vẽ um xuống dưới như thế thì theo chiều âm của vòng tròn vật lý mất rồi. e vẽ lên và cho ra denta phi=pi/2 và tính thì không ra đc đáp số ??? nhưng kỳ lạ thật !!


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: santacrus trong 08:05:47 am Ngày 03 Tháng Năm, 2012
Câu 9: Một sợi dây đàn hồi dài 90cm một đầu gắn với nguồn dao động, một đầu tự do.Khi dây rung với tấn số 10Hz thì trên dây xuất hiện sóng dừng trên dây với 5 nút trên dây.Nếu đầu tự do của dây dc giữ cố định và tốc độ truyền sóng trên dây không đổi thì phải thay đổ tần số rung của dây một lượng nhỏ nhất là bao nhiêu để tiếp tục có sóng dừng trên dây?
ĐS =?

Ban đầu ta có [tex]f=(n+\frac{1}{2})\frac{v}{2l}[/tex]
Khi 2 đầu dây cố định [tex]f'=\frac{n'v}{2l}[/tex]
Cần thay đổi tần số 1 lượng [tex]|f-f'|=|n+\frac{1}{2}-n'|\frac{v}{2l}[/tex]
Để lượng thay đổi là nhỏ nhất n=n' => lượng thay đổi là [tex]f=\frac{1}{2}\frac{v}{2l}[/tex]
[/quote]
Công thức tính một đầu dây cố định - một đầu tự do là: [tex]l=(2k+1)\frac{\lambda }{2}[/tex]
trong đó: số bụng = số nút =k
==> điều trên đúng phải không ạ ?
nếu thế thì 5 nút ==> k=5 ==> v=3600/11 (cm/s) ==> lượng thay đổi là 10/11 Hz mới đúng.
chẳng nhẽ đề sai ah ?


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: santacrus trong 07:29:47 pm Ngày 03 Tháng Năm, 2012
Câu 10: Trên sóng dừng dây có 2 đầu cố định B là bụng, A là nút gần B, C nằm trong AB, biết rằng thời gian B đi qua 2 vị trí có độ lớn li độ bằng biên độ tại C là T/3. Tìm khoảng cách từ C đến A.
[tex]A.\lambda/3[/tex]           [tex]B.\lambda/6[/tex]         [tex]C.\lambda/4[/tex]       [tex]D. \lambda/8[/tex]
câu 10: lamda/12. kết quả của em khác với đáp án
lambda/6

vậy thầy giải chi tiết ra dùm em vớ.

Thầy ơi, câu 10 này thầy vẽ thêm cái đường tròn lượng giác đi. em ko hiểu sao có được biểu thức ac trong ảnh mà thầy đính kèm. mà ac có khác uc ko ? nó ở đoạn nào trong hình thầy vẽ ạ ?????????


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Quỷ Lệ. trong 09:28:06 pm Ngày 12 Tháng Năm, 2012
Câu 3: Một Sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định. Người ta tạo ra Sóng dừng trên dây với tần Số bé nhất là f1. Để lại có Sóng dừng, phải tăng tần Số tối thiểu đến giá trị f2. Tỉ Số f1/f2  bằng
A.  2      B.  4                 C.  6        D.  3

Em thầy làm câu này thế nào ạ. ?


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Quỷ Lệ. trong 09:35:09 pm Ngày 12 Tháng Năm, 2012
Câu 5: Sóng âm truyền trong không khí với vận tốc 340m/S. Một cái ống có chiều cao 15cm đặt thẳng đứng và có thể rót nước từ từ vào để thay đổi chiều cao cột khí trong ống. Trên miệng ống đặt một cái âm thoa có tần Số 680Hz. Cần đổ nước vào ống đến độ cao bao nhiêu để khi gõ vào âm thoa thì nghe âm phát ra to nhất?
A. 2,5cm.               B. 2cm.                   C. 4,5cm.                       D. 3,5cm.

Em thầy làm câu này thế nào ạ. ?


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Điền Quang trong 09:44:19 pm Ngày 12 Tháng Năm, 2012

Em thầy làm câu này thế nào ạ. ?


Tôi không hiểu câu này bạn muốn nói gì?


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Quỷ Lệ. trong 10:16:50 pm Ngày 12 Tháng Năm, 2012

Em thầy làm câu này thế nào ạ. ?


Tôi không hiểu câu này bạn muốn nói gì?
DẠ , Em muốn hỏi câu này làm như thế nào ạ.


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 10:24:10 pm Ngày 13 Tháng Năm, 2012
Câu 11: Một âm thoa có tần số dao động riêng 850 Hz được đặt sát miệng một ống nghiệm hình trụ đáy kín đặt thẳng đứng cao 80 cm. Đổ dần nước vào ống nghiệm đến độ cao 30 cm thì thấy âm được khuếch đại lên rất mạnh. Biết tốc độ truyền âm trong không khí có giá trị nằm trong khoảng từ 300 m/s đến 350 m/s. Hỏi khi tiếp tục đổ nước thêm vào ống thì có thêm mấy vị trí của mực nước cho âm được khuếch đại rất mạnh?
A. 3.   B. 2.   C. 1.   D. 4


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: hiepsi_4mat trong 10:46:16 pm Ngày 13 Tháng Năm, 2012
Câu 5: Sóng âm truyền trong không khí với vận tốc 340m/S. Một cái ống có chiều cao 15cm đặt thẳng đứng và có thể rót nước từ từ vào để thay đổi chiều cao cột khí trong ống. Trên miệng ống đặt một cái âm thoa có tần Số 680Hz. Cần đổ nước vào ống đến độ cao bao nhiêu để khi gõ vào âm thoa thì nghe âm phát ra to nhất?
A. 2,5cm.               B. 2cm.                   C. 4,5cm.                       D. 3,5cm.

Em thầy làm câu này thế nào ạ. ?
Trước tiên em cần tính bước sóng của sóng âm:[tex]\lambda =\frac{v}{f}=\frac{340}{680}=0,5m=50cm[/tex]
Ống ở đây một đầu kín một đầu hở giống như sóng dừng trên dây 1 đầu cố định và 1 đầu tự do: Để có sóng dừng thì chiều dài ống phải thoả mãn điều kiện:[tex]l=\left(2k+1 \right)\frac{\lambda }{4}[/tex]
Vậy để có âm to nhất ở miệng ống thì đó phải là cực đại và chiều dài của cột không khí phải là 50/4=12,5cm vậy phải đổ vào ống đến độ cao 2,5cm


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: hiepsi_4mat trong 10:52:06 pm Ngày 13 Tháng Năm, 2012
Câu 4: Khoảng cách giữa hai con Sóng là 5m. Một thuyền máy nếu đi ngược thì tần Số va chạm của Sóng vào thuyền là 4 Hz, nếu thuyền đi xuôi chiều Sóng thì tần Số va chạm của Sóng vào thuyền là 2 Hz. Biết tốc độ truyền Sóng lớn hơn tốc độ thuyền, tốc độ truyền Sóng là:

A. 15 m/S                    B. 10 m/S              C. 12 m/S                 D. 30 m/S
Em thầy làm câu này thế nào ạ. ?
Áp dụng công thức sau:[tex]f=\frac{v}{\lambda }[/tex]
Khi thuyền đi ngược ta có:[tex]f_{n}=\frac{v+u}{\lambda }(1)[/tex]: u là vận tốc của sóng, v là vận tốc của thuyền.
Khi thuyền đi xuôi ta có:[tex]f_{x}=\frac{u-v}{\lambda }(2)[/tex]
Từ (1) và (2) ta có:[tex]2u=\lambda \left(f_{n+f_{x}} \right)=5.(2+4)=30\Rightarrow v=15m/s[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: hiepsi_4mat trong 11:04:02 pm Ngày 13 Tháng Năm, 2012
Câu 3: Một Sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định. Người ta tạo ra Sóng dừng trên dây với tần Số bé nhất là f1. Để lại có Sóng dừng, phải tăng tần Số tối thiểu đến giá trị f2. Tỉ Số f1/f2  bằng
A.  2      B.  4                 C.  6        D.  3

Em thầy làm câu này thế nào ạ. ?
Đây là trường hợp sóng truyền trên sợi dây 1 đầu cố định, 1 đầu tự do. Để có sóng dừng chiều dài sợi dây thoả mãn điều kiện:[tex]l=\left(2k+1 \right)\frac{\lambda }{4}=\left(2k+1 \right)\frac{v}{4.f_{1}}[/tex](1)
Tần số tiếp theo để có sóng dừng là:[tex]l=\left(2k+3 \right)\frac{v}{4f_{2}}(2)[/tex]
Từ (1) và (2) ta có:[tex]\frac{f_{1}}{f_{2}}=\frac{2k+1}{2k+3}[/tex]
Ứng với f1 nhỏ nhất thì k = 0 vậy tỉ số này phải là 1 / 3


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Quỷ Lệ. trong 04:13:03 pm Ngày 18 Tháng Năm, 2012
Câu 3: Một Sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định. Người ta tạo ra Sóng dừng trên dây với tần Số bé nhất là f1. Để lại có Sóng dừng, phải tăng tần Số tối thiểu đến giá trị f2. Tỉ Số f1/f2  bằng
A.  2      B.  4                 C.  6        D.  3

Em thầy làm câu này thế nào ạ. ?
Đây là trường hợp sóng truyền trên sợi dây 1 đầu cố định, 1 đầu tự do. Để có sóng dừng chiều dài sợi dây thoả mãn điều kiện:[tex]l=\left(2k+1 \right)\frac{\lambda }{4}=\left(2k+1 \right)\frac{v}{4.f_{1}}[/tex](1)
Tần số tiếp theo để có sóng dừng là:[tex]l=\left(2k+3 \right)\frac{v}{4f_{2}}(2)[/tex]
Từ (1) và (2) ta có:[tex]\frac{f_{1}}{f_{2}}=\frac{2k+1}{2k+3}[/tex]
Ứng với f1 nhỏ nhất thì k = 0 vậy tỉ số này phải là 1 / 3

Tần số tiếp theo để có sóng dừng là:[tex]l=\left(2k+3 \right)\frac{v}{4f_{2}}(2)[/tex]
Anh giải thích hộ em chỗ này với.


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: maimai57 trong 07:56:27 am Ngày 19 Tháng Năm, 2012
Các bạn cùng giải bài giao thao sóng cơ nhé:

Câu 12: Hai nguồn phát sóng kết hợp A và B trên mặt chất lỏng dao động theo phương trình: uA = acos(100pt); uB = bcos(100pt). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng 1m/s. I là trung điểm của AB. M là điểm nằm trên đoạn AI, N là điểm nằm trên đoạn IB. Biết IM = 5 cm và IN = 6,5 cm. Số điểm nằm trên đoạn MN có biên độ cực đại và cùng pha với I là:

A. 7              B. 4                 C. 5              D. 6


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: kydhhd trong 11:53:13 am Ngày 19 Tháng Năm, 2012
Các bạn cùng giải bài giao thao sóng cơ nhé:

Câu 12: Hai nguồn phát sóng kết hợp A và B trên mặt chất lỏng dao động theo phương trình: uA = acos(100pt); uB = bcos(100pt). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng 1m/s. I là trung điểm của AB. M là điểm nằm trên đoạn AI, N là điểm nằm trên đoạn IB. Biết IM = 5 cm và IN = 6,5 cm. Số điểm nằm trên đoạn MN có biên độ cực đại và cùng pha với I là:

A. 7              B. 4                 C. 5              D. 6
bước sóng=v.T=2cm
IA=IB ===>IM+MA=IN+NB===>5+MA=6,5+NB===>MA-NB=1,5
số cực đại trên MN là
[tex]NB-NA\leq k\lambda \leq MB-MA\Rightarrow NB-(MN+MA)\leq 2k\leq MN+NB-MA\Rightarrow -13\leq 2k\leq 10\Rightarrow -7,5\leq k\leq 5[/tex]
vậy các giá trị của K là: -7,-6,-5,-4,-3,-2,-1,0,1,2,3,4,5
số điểm dao động cùng pha với I cách I số nguyên bước sóng ứng với giá trị k là: 2,4,-2,-4,-6 có 5 điểm


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: shawnita112 trong 09:09:48 am Ngày 22 Tháng Năm, 2012
Thầy ơi em có thắc mắc hai câu này
Câu 11: Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 12cm, dao động điều hoà cùng pha với f = 40Hz. Tốc độ truyền sóng 1,2m/s. Xét trên đường tròn tâm A, bán kính AB, điểm nằm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại, cách đường trung trực AB một khoảng ngắn nhất bằng bao nhiêu?

A. 1,23 cm          B. 3,321 cm          C. 2,625 cm          D. 4,121 cm
lamđa=3cm. Để M cách trung trực 1 đoạn ngắn nhất thì M thuộc vân cực đại gần trung điểm AB nhất

=> k=1 => MA-MB=1.3=3 mà AM=AB=12 => MB=9.

Gọi a là đoạn cần tìm và H là hình chiếu của M lên AB. Theo pitago:

[tex]MH^{2}=AM^{2}-AH^{2}=MB^{2}-HB^{2}[/tex]

[tex]9^{2}-(6-a)^{2}=12^{2}-(a+6)^{2} => a=2.625[/tex]

có sai sót chỗ nào mong mọi người chỉ giúp hìhì


Pjn0kjr0 giải vậy là okay rồi đó.  =d> =d> =d>
[/quote]
Em thấy có trường hợp k=-1 nữa, dù khoảng cách lớn hơn nhưng vẫn phải xét tới phải không ạ?


Câu 10: Trên sóng dừng dây có 2 đầu cố định B là bụng, A là nút gần B, C nằm trong AB, biết rằng thời gian B đi qua 2 vị trí có độ lớn li độ bằng biên độ tại C là T/3. Tìm khoảng cách từ C đến A.
[tex]A.\lambda/3[/tex]           [tex]B.\lambda/6[/tex]         [tex]C.\lambda/4[/tex]       [tex]D. \lambda/8[/tex]
câu 10: lamda/12. kết quả của em khác với đáp án
lambda/6

vậy thầy giải chi tiết ra dùm em vớ.
Em thấy bài này còn trường hợp [tex]CA=\frac{1}{3}\frac{\lambda }{2}[/tex], là khi B qua 2 vị trí ở bụng trên, vậy thì còn hai khoảng cách là [tex]\frac{\lambda }{12}[/tex] và [tex]\frac{5\lambda }{12}[/tex], thầy tìm giùm em có sai đâu không ạ^^!




Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 01:54:21 pm Ngày 22 Tháng Năm, 2012
Em thấy bài này còn trường hợp [tex]CA=\frac{1}{3}\frac{\lambda }{2}[/tex], là khi B qua 2 vị trí ở bụng trên, vậy thì còn hai khoảng cách là [tex]\frac{\lambda }{12}[/tex] và [tex]\frac{5\lambda }{12}[/tex], thầy tìm giùm em có sai đâu không ạ^^!
giả thiết nói TG qua 2 vị trí có .....
Nếu đi từ (x) đến bụng rồi đến (-x) thì điều này không thể vì t=T/2
Nếu đi từ (x) đến bụng quay về (x) thì điều này không thể vì nó chỉ có 1 VT
mà em trình bày cách giải ra để mọi người biết mà chỉnh em sai chỗ nào


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: shawnita112 trong 10:09:58 am Ngày 23 Tháng Năm, 2012
Dạ em biết em sai đâu rồi, em nhầm thành một vị trí li độ của B


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: hiepsi_4mat trong 10:29:45 am Ngày 23 Tháng Năm, 2012
Câu 3: Một Sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định. Người ta tạo ra Sóng dừng trên dây với tần Số bé nhất là f1. Để lại có Sóng dừng, phải tăng tần Số tối thiểu đến giá trị f2. Tỉ Số f1/f2  bằng
A.  2      B.  4                 C.  6        D.  3

Em thầy làm câu này thế nào ạ. ?
Đây là trường hợp sóng truyền trên sợi dây 1 đầu cố định, 1 đầu tự do. Để có sóng dừng chiều dài sợi dây thoả mãn điều kiện:[tex]l=\left(2k+1 \right)\frac{\lambda }{4}=\left(2k+1 \right)\frac{v}{4.f_{1}}[/tex](1)
Tần số tiếp theo để có sóng dừng là:[tex]l=\left(2k+3 \right)\frac{v}{4f_{2}}(2)[/tex]
Từ (1) và (2) ta có:[tex]\frac{f_{1}}{f_{2}}=\frac{2k+1}{2k+3}[/tex]
Ứng với f1 nhỏ nhất thì k = 0 vậy tỉ số này phải là 1 / 3

Tần số tiếp theo để có sóng dừng là:[tex]l=\left(2k+3 \right)\frac{v}{4f_{2}}(2)[/tex]
Anh giải thích hộ em chỗ này với.
(2k+1) thì kế tiếp sẽ là: 2(k+1)+1=2k+3


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: duynhana1 trong 11:04:55 pm Ngày 25 Tháng Năm, 2012
Câu 10: Trên sóng dừng dây có 2 đầu cố định B là bụng, A là nút gần B, C nằm trong AB, biết rằng thời gian B đi qua 2 vị trí có độ lớn li độ bằng biên độ tại C là T/3. Tìm khoảng cách từ C đến A.
[tex]A.\lambda/3[/tex]           [tex]B.\lambda/6[/tex]         [tex]C.\lambda/4[/tex]       [tex]D. \lambda/8[/tex]
câu 10: lamda/12. kết quả của em khác với đáp án
lambda/6
vậy thầy giải chi tiết ra dùm em vớ.
Thầy ơi, tại sao tính được $a_C = A_{bung}. \frac{\sqrt{3}}{2}$ ạ.


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 11:48:29 pm Ngày 25 Tháng Năm, 2012
Em Vẽ hình ảnh sóng ra là thấy ngay thôi mà


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:41:42 am Ngày 05 Tháng Sáu, 2012
Câu 12: Sóng truyền từ M đến N cách nhau 6,25m có phương trình tại M và N lần lượt là
[tex]u_M=Acos(\omega.t),u_N=Acos(\omega.t-\frac{\pi}{4})[/tex]. bước sóng nào sau đây là có thê hợp lý, biết [tex]1,724m <= \lambda <= 2,38m[/tex]
A.1,92m                              B. 2m                        C. 2,2m                              D. 2,3m


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:56:23 am Ngày 05 Tháng Sáu, 2012
Câu 13: Sóng cơ lam truyền từ M đến N cách nhau 7,25m, biết bước sóng 0,15m, v=2m/s. Tìm thời gian trong 1 chu kỳ M,N cùng đi lên.
A.6,25ms                   B. 0,0125ms                     C. 0,0187ms              D. 0,025s


Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: kydhhd trong 09:39:09 am Ngày 05 Tháng Sáu, 2012
Câu 12: Sóng truyền từ M đến N cách nhau 6,25m có phương trình tại M và N lần lượt là
[tex]u_M=Acos(\omega.t),u_N=Acos(\omega.t-\frac{\pi}{4})[/tex]. bước sóng nào sau đây là có thê hợp lý, biết [tex]1,724m <= \lambda <= 2,38m[/tex]
A.1,92m                              B. 2m                        C. 2,2m                              D. 2,3m
từ phương trình ta có:[tex]2\Pi \frac{MN}{\lambda }=\frac{\Pi }{4}+2k\Pi \Rightarrow \lambda =\frac{50}{1+8k}\Rightarrow 1,724\leq \frac{50}{1+8k}\leq 2,38\Rightarrow k=3\Rightarrow \lambda =2m[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: kydhhd trong 09:50:48 am Ngày 05 Tháng Sáu, 2012
Câu 13: Sóng cơ lam truyền từ M đến N cách nhau 7,25m, biết bước sóng 0,15m, v=2m/s. Tìm thời gian trong 1 chu kỳ M,N cùng đi lên.
A.6,25ms                   B. 0,0125ms                     C. 0,0187ms              D. 0,025s

tần sồ:[tex]f=\frac{v}{\lambda }=\frac{2}{0,15}=\frac{40}{3}\Rightarrow \omega= \frac{80\Pi }{3}[/tex]
độ lêch pha giữa 2 điểm M và N:[tex]\alpha =\omega \frac{MN}{v}=\frac{290}{3}\Pi =96\Pi +\frac{2}{3}\Pi[/tex]
vậy M và N lệch pha nhau 1 góc 2pi/3
M và N cùng đi lên tức là chuyển động cùng chiều, dùng vong tròn lượng giác ta vẽ ra trong 1 chu kì chỉ thì góc quay pi/3 cho M và N cùng đi lên
[tex]t=\frac{\Pi }{3\omega }=\frac{\Pi }{3\frac{80\Pi }{3}}=0,0125s[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: dtquang11090 trong 09:07:50 am Ngày 08 Tháng Sáu, 2012
Câu 3: Một Sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định. Người ta tạo ra Sóng dừng trên dây với tần Số bé nhất là f1. Để lại có Sóng dừng, phải tăng tần Số tối thiểu đến giá trị f2. Tỉ Số f1/f2  bằng
A.  2      B.  4                 C.  6        D.  3

một đầu nút, một đầu bụng => l= (2k+1).lamda/4=> f=(2k+1).v/(4l) =>f1= fmin = v/(4l) ứng với k=0
để lại có sóng dừng thì f 2= 3.v/(4l) ứng với k=1
=> f1/f2 =1/3


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 11:16:37 am Ngày 09 Tháng Sáu, 2012
Câu 14: Một sóng cơ học lan truyền trên mặt thoáng chất lỏng nằm ngang với tần số 10 Hz, tốc độ truyền sóng 1,2 m/s. Hai điểm M và N thuộc mặt thoáng, trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau 26 cm (M nằm gần nguồn sóng hơn). Tại thời điểm t, điểm N hạ xuống thấp nhất. Khoảng thời gian ngắn nhất sau đó điểm M hạ xuống thấp nhất là
A.  11/120s      B. 1/60s       C. 1/120s        D. 1/12s


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: dtquang11090 trong 10:41:10 pm Ngày 09 Tháng Sáu, 2012
Trích dẫn
Câu 14: Một sóng cơ học lan truyền trên mặt thoáng chất lỏng nằm ngang với tần số 10 Hz, tốc độ truyền sóng 1,2 m/s. Hai điểm M và N thuộc mặt thoáng, trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau 26 cm (M nằm gần nguồn sóng hơn). Tại thời điểm t, điểm N hạ xuống thấp nhất. Khoảng thời gian ngắn nhất sau đó điểm M hạ xuống thấp nhất là
A.  11/120s      B. 1/60s       C. 1/120s        D. 1/12s
Bài này giải như thế này nhé
 lambda = v/f = 1.2/10 =0.12m =12cm
=> MN= 26 = 24 +2 = 2.lambda + lambda/6 => điểm M dao động sớm pha hơn điểm N về thời gian là T/6
Tức là tại thời điểm t, điểm N hạ xuống thấp nhất thì điểm M đang đi lên và nhanh pha hơn điểm N về thời gian là T/6
do đó sau thời  gian ngắn nhất delta t = 5T/6 thì điểm M sẽ hạ xuống thấp nhất
=> delta t = 5T/6 =5/60=1/12 s
Chọn đáp án D :D


Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: hoaisang2112 trong 11:43:40 pm Ngày 13 Tháng Sáu, 2012
Trích dẫn
Câu 14: Một sóng cơ học lan truyền trên mặt thoáng chất lỏng nằm ngang với tần số 10 Hz, tốc độ truyền sóng 1,2 m/s. Hai điểm M và N thuộc mặt thoáng, trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau 26 cm (M nằm gần nguồn sóng hơn). Tại thời điểm t, điểm N hạ xuống thấp nhất. Khoảng thời gian ngắn nhất sau đó điểm M hạ xuống thấp nhất là
A.  11/120s      B. 1/60s       C. 1/120s        D. 1/12s
Bài này giải như thế này nhé
 lambda = v/f = 1.2/10 =0.12m =12cm
=> MN= 26 = 24 +2 = 2.lambda + lambda/6 => điểm M dao động sớm pha hơn điểm N về thời gian là T/6
Tức là tại thời điểm t, điểm N hạ xuống thấp nhất thì điểm M đang đi lên và nhanh pha hơn điểm N về thời gian là T/6
do đó sau thời  gian ngắn nhất delta t = 5T/6 thì điểm M sẽ hạ xuống thấp nhất
=> delta t = 5T/6 =5/60=1/12 s
Chọn đáp án D :D
Câu này mình cũng nghĩ như bạn vì giả thiết cho M nằm gần nguồn sóng hơn, sóng truyền từ M đến N, khi N xuống thấp nhất thì M đang đi lên, phải sau đó 5T/6 thì mới xuống vị trí thấp nhất, nhưng trong đáp án đề Vinh lần 3 thì chỉ là T/6. Không biết mình sai hay đáp án sai nữa :D


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: dtquang11090 trong 05:10:32 pm Ngày 14 Tháng Sáu, 2012
bạn có thể tham khảo thêm ở đây nhé http://lophocthem.net/showthread.php?tid=627


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: qvd4081 trong 07:11:45 pm Ngày 14 Tháng Sáu, 2012
Đáp án 1/60 là đung' bạn ah . Bạn cứ vẽ chi tiết ra thì thây' luôn .


Tiêu đề: Trả lời:câu 6, theo em là đáp án B
Gửi bởi: machtritin trong 03:08:28 pm Ngày 18 Tháng Sáu, 2012
Câu 6. Tổ hợp đơn vị nào sau đây là đơn vị của cường độ âm?
[tex]A.kg.m^{-3}[/tex]
[tex]B.kg.s^{-3}[/tex]
[tex]C.kg.m.s^{-2}[/tex]
[tex]D.kg.m^{-2}.s^{-2}[/tex]

các đáp án đều có kg nên e xuất phát từ thứ nguyên của khối lượng, tiếp đó nhân với thứ nguyên của gia tốc để có thứ nguyên của lực là:
kg.m/s2
năng lượng:( kg.m/s2 ).m=kg.m2/s2
chia cho thứ nguyên của thời gian để được thứ nguyên công suất:
 (kg.m2/s2)/s = kg.m2/s3.
chia cho m2 là được đơn vị cường độ âm:
kg/s3
em xin chọn đáp án B.


Tiêu đề: Trả lời:CÂU 14, EM VẼ ĐƯỜNG TRÒN ĐƯỢC KHÔNG Ạ!
Gửi bởi: machtritin trong 03:29:23 pm Ngày 18 Tháng Sáu, 2012
Câu 14: Một sóng cơ học lan truyền trên mặt thoáng chất lỏng nằm ngang với tần số 10 Hz, tốc độ truyền sóng 1,2 m/s. Hai điểm M và N thuộc mặt thoáng, trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau 26 cm (M nằm gần nguồn sóng hơn). Tại thời điểm t, điểm N hạ xuống thấp nhất. Khoảng thời gian ngắn nhất sau đó điểm M hạ xuống thấp nhất là
A.  11/120s      B. 1/60s       C. 1/120s        D. 1/12s

lamda=12cm
d=MN=26cm, tính độ lệch pha: 2pi.d/lamda =13pi/3=4pi+pi/3, bỏ 4pi, xem như =pi/3.
như vậy M nhanh pha pi/3 so với N.
-dao động điều hòa được biểu diễn bằng vecto quay, chỉ quan tâm điểm ngọn của vecto quay, là một điểm chuyển động tròn đều
-vẽ đường tròn, tại thời điểm t, dao động của N được biều diễn bởi điểm N1 trên đường tròn, tại vị trí biên âm.
-xác đinh điểm M1 biểu diễn cho dao động của M:từ N1 đi theo chiều dương lượng giác 1 cung pi/3
-muốn cho M hạ xuống thấp nhất thì M1 chuyển động tròn đều theo chiều dương lượng giác cho tới khi tới vị trí biên âm
nghĩa là quay 1 góc 2pi-pi/3
5/6 vòng tròn
5T/6
1/12s
em xin chọn đáp án D


Tiêu đề: Trả lời: câu 3, em xin chọn đáp án E
Gửi bởi: machtritin trong 03:40:06 pm Ngày 18 Tháng Sáu, 2012
Câu 3: Một Sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định. Người ta tạo ra Sóng dừng trên dây với tần Số bé nhất là f1. Để lại có Sóng dừng, phải tăng tần Số tối thiểu đến giá trị f2. Tỉ Số f1/f2  bằng
A.  2      B.  4                 C.  6        D.  3

f1 là min nên là tần số âm cơ bản khi dây rung 1 bụng
f2 >f1 vừa đủ để lại có sóng dừng, f2 là tần số họa âm bậc 2 khi dây rung 2 bụng.
f2=2f1
đề bài có nói rõ là phải TĂNG tần số, nên f2>f1, và hỏi f1/f2, như vậy đáp án phải là 1/2


Tiêu đề: Trả lời: câu 3, em xin chọn đáp án E
Gửi bởi: dtquang11090 trong 09:59:55 pm Ngày 18 Tháng Sáu, 2012
Câu 3: Một Sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định. Người ta tạo ra Sóng dừng trên dây với tần Số bé nhất là f1. Để lại có Sóng dừng, phải tăng tần Số tối thiểu đến giá trị f2. Tỉ Số f1/f2  bằng
A.  2      B.  4                 C.  6        D.  3

f1 là min nên là tần số âm cơ bản khi dây rung 1 bụng
f2 >f1 vừa đủ để lại có sóng dừng, f2 là tần số họa âm bậc 2 khi dây rung 2 bụng.
f2=2f1
đề bài có nói rõ là phải TĂNG tần số, nên f2>f1, và hỏi f1/f2, như vậy đáp án phải là 1/2
ở đây dây treo vào 1 điểm cố định thì đầu treo là nút, đầu tự do kia là bụng, khi đó f2=3f1 chứ


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: zichzac trong 10:25:01 am Ngày 28 Tháng Sáu, 2012
Câu 13: Sóng cơ lam truyền từ M đến N cách nhau 7,25m, biết bước sóng 0,15m, v=2m/s. Tìm thời gian trong 1 chu kỳ M,N cùng đi lên.
A.6,25ms                   B. 0,0125ms                     C. 0,0187ms              D. 0,025s

tần sồ:[tex]f=\frac{v}{\lambda }=\frac{2}{0,15}=\frac{40}{3}\Rightarrow \omega= \frac{80\Pi }{3}[/tex]
độ lêch pha giữa 2 điểm M và N:[tex]\alpha =\omega \frac{MN}{v}=\frac{290}{3}\Pi =96\Pi +\frac{2}{3}\Pi[/tex]
vậy M và N lệch pha nhau 1 góc 2pi/3
M và N cùng đi lên tức là chuyển động cùng chiều, dùng vong tròn lượng giác ta vẽ ra trong 1 chu kì chỉ thì góc quay pi/3 cho M và N cùng đi lên
[tex]t=\frac{\Pi }{3\omega }=\frac{\Pi }{3\frac{80\Pi }{3}}=0,0125s[/tex]

-Bạn giải thích rõ hơn chỗ này đk ko "M và N cùng đi lên tức là chuyển động cùng chiều, dùng vong tròn lượng giác ta vẽ ra trong 1 chu kì chỉ thì góc quay pi/3 cho M và N cùng đi lên".mình chưa hiểu tại sao là  pi/3.


Tiêu đề: Trả lời: Tiến tới đề thi 2012-P.2: Sóng cơ
Gửi bởi: habilis trong 10:35:19 am Ngày 28 Tháng Sáu, 2012
Câu 13: Sóng cơ lam truyền từ M đến N cách nhau 7,25m, biết bước sóng 0,15m, v=2m/s. Tìm thời gian trong 1 chu kỳ M,N cùng đi lên.
A.6,25ms                   B. 0,0125ms                     C. 0,0187ms              D. 0,025s

tần sồ:[tex]f=\frac{v}{\lambda }=\frac{2}{0,15}=\frac{40}{3}\Rightarrow \omega= \frac{80\Pi }{3}[/tex]
độ lêch pha giữa 2 điểm M và N:[tex]\alpha =\omega \frac{MN}{v}=\frac{290}{3}\Pi =96\Pi +\frac{2}{3}\Pi[/tex]
vậy M và N lệch pha nhau 1 góc 2pi/3
M và N cùng đi lên tức là chuyển động cùng chiều, dùng vong tròn lượng giác ta vẽ ra trong 1 chu kì chỉ thì góc quay pi/3 cho M và N cùng đi lên
[tex]t=\frac{\Pi }{3\omega }=\frac{\Pi }{3\frac{80\Pi }{3}}=0,0125s[/tex]

-Bạn giải thích rõ hơn chỗ này đk ko "M và N cùng đi lên tức là chuyển động cùng chiều, dùng vong tròn lượng giác ta vẽ ra trong 1 chu kì chỉ thì góc quay pi/3 cho M và N cùng đi lên".mình chưa hiểu tại sao là  pi/3.
Vì M với N lệch pha góc [tex]\frac{2\pi }{3}[/tex] rồi, nên chỉ có thể quay tiếp góc [tex]\frac{\pi }{3}[/tex] nữa để cùng chiều thôi, nếu quay hơn thì quá [tex]\pi[/tex] là M chuyển động ngược chiều với N rồi.