Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: Journey trong 08:40:28 pm Ngày 03 Tháng Ba, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6914



Tiêu đề: Điện và dao động cơ
Gửi bởi: Journey trong 08:40:28 pm Ngày 03 Tháng Ba, 2012
Câu 1: Mắc hiệu điện thế xoay chiều u vào hai đầu đoạn mạch AB gồm các đoạn mạch AM, MN và NB mắc nối tiếp với nhau. Đoạn AM gồm một điện trở R, đoạn MN gồm cuộn thuần cảm L, đoạn NB gồm tụ điện C . Giữa M, N mắc thêm khóa [tex]k_1[/tex], giữa N, B mắc thêm khóa [tex]k_2[/tex]. Khi người ta đóng [tex]k_1[/tex] và mở [tex]k_2[/tex] thì dòng điện là [tex]I_1[/tex]. Khi đóng [tex]k_2[/tex] mở [tex]k_1[/tex] thì dòng điện đo được là [tex]I_2[/tex]. Biết [tex]I_1 = I_2 = I \neq 0[/tex] và hai dòng điện này vuông pha với nhau. Khi mở cả hai khóa này thì dòng điện trong mạch là

A. [tex]I\sqrt{2}[/tex]
B. [tex]\frac{I}{2}[/tex]
C. [tex]I[/tex]
D. [tex]\frac{I}{\sqrt{2}}[/tex]

Câu 2: Một con lắc lò xo được treo thẳng đứng gồm lò xo có độ cứng k và vật nặng khối lượng 2m. Từ vị trí cân bằng đưa vật tới vị trí lò xo không bị biến dạng rồi thả nhẹ cho vật dao động. Giả sử khi vật xuống dưới vị trí thấp nhất thì khối lượng của vật đột ngột giảm xuống còn một nửa. Bỏ qua mọi ma sát và gia tốc trọng trường là g. Biên độ dao động của vật sau khi khối lượng giảm là:

A. [tex]\frac{3mg}{k}[/tex]
B. [tex]\frac{2mg}{k}[/tex]
C. [tex]\frac{mg}{k}[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Điện và dao động cơ
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 08:43:30 pm Ngày 03 Tháng Ba, 2012

Câu 2: Một con lắc lò xo được treo thẳng đứng gồm lò xo có độ cứng k và vật nặng khối lượng 2m. Từ vị trí cân bằng đưa vật tới vị trí lò xo không bị biến dạng rồi thả nhẹ cho vật dao động. Giả sử khi vật xuống dưới vị trí thấp nhất thì khối lượng của vật đột ngột giảm xuống còn một nửa. Bỏ qua mọi ma sát và gia tốc trọng trường là g. Biên độ dao động của vật sau khi khối lượng giảm là:

A. [tex]\frac{3mg}{k}[/tex]
B. [tex]\frac{2mg}{k}[/tex]
C. [tex]\frac{mg}{k}[/tex]
[/size]
Biên độ không thay đổi
A = dentaL = 2m.g/k


Tiêu đề: Trả lời: Điện và dao động cơ
Gửi bởi: Journey trong 08:48:33 pm Ngày 03 Tháng Ba, 2012
Biên độ không thay đổi
A = dentaL = 2m.g/k

câu đó đáp án là A thầy ạ


Tiêu đề: Trả lời: Điện và dao động cơ
Gửi bởi: arsenal2011 trong 09:46:42 pm Ngày 03 Tháng Ba, 2012
Biên độ không thay đổi
A = dentaL = 2m.g/k

câu đó đáp án là A thầy ạ
Đáp án A vì [tex]\Delta l_{1}=2mg/k[/tex]
[tex]\Delta l_{2}=mg/k[/tex]
Vật đang ở biên dưới nên [tex]A=3mg/k[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Điện và dao động cơ
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 10:21:32 pm Ngày 03 Tháng Ba, 2012
Biên độ không thay đổi
A = dentaL = 2m.g/k

câu đó đáp án là A thầy ạ
Đáp án A vì [tex]\Delta l_{1}=2mg/k[/tex]
[tex]\Delta l_{2}=mg/k[/tex]
Vật đang ở biên dưới nên [tex]A=3mg/k[/tex]

thầy ẩu quá. đang làm cho con lắc lò xo thẳng đứng mà lại chạy sang con lắc lò xo nằm ngang.


Tiêu đề: Trả lời: Điện và dao động cơ
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 10:59:43 pm Ngày 03 Tháng Ba, 2012
Câu 1: Mắc hiệu điện thế xoay chiều u vào hai đầu đoạn mạch AB gồm các đoạn mạch AM, MN và NB mắc nối tiếp với nhau. Đoạn AM gồm một điện trở R, đoạn MN gồm cuộn thuần cảm L, đoạn NB gồm tụ điện C . Giữa M, N mắc thêm khóa [tex]k_1[/tex], giữa N, B mắc thêm khóa [tex]k_2[/tex]. Khi người ta đóng [tex]k_1[/tex] và mở [tex]k_2[/tex] thì dòng điện là [tex]I_1[/tex]. Khi đóng [tex]k_2[/tex] mở [tex]k_1[/tex] thì dòng điện đo được là [tex]I_2[/tex]. Biết [tex]I_1 = I_2 = I \neq 0[/tex] và hai dòng điện này vuông pha với nhau. Khi mở cả hai khóa này thì dòng điện trong mạch là

A. [tex]I\sqrt{2}[/tex]
B. [tex]\frac{I}{2}[/tex]
C. [tex]I[/tex]
D. [tex]\frac{I}{\sqrt{2}}[/tex]

khi k1 đóng, k2 mở ta có mạch điện là R và C. suy ra: I = U/căn (R^2 + Zc^2)
khi k1 mở, k2 đóng ta có mạch điện là R và L. suy ra: I = U/căn (R^2 + Zl^2)
=> suy ra: Zl = Zc
khi k1 và k2 mở, ta có mạch RLC cộng hưởng, nên: I' = U/căn(R^2)
so sánh thì ta thấy: I' > I.
vậy đáp án là: A


Tiêu đề: Trả lời: Điện và dao động cơ
Gửi bởi: lam9201 trong 11:53:27 pm Ngày 03 Tháng Ba, 2012
Câu 1: Mắc hiệu điện thế xoay chiều u vào hai đầu đoạn mạch AB gồm các đoạn mạch AM, MN và NB mắc nối tiếp với nhau. Đoạn AM gồm một điện trở R, đoạn MN gồm cuộn thuần cảm L, đoạn NB gồm tụ điện C . Giữa M, N mắc thêm khóa k_1, giữa N, B mắc thêm khóa k_2. Khi người ta đóng k_1 và mở k_2 thì dòng điện là I_1. Khi đóng k_2 mở k_1 thì dòng điện đo được là I_2. Biết I_1 = I_2 = I \neq 0 và hai dòng điện này vuông pha với nhau. Khi mở cả hai khóa này thì dòng điện trong mạch là

A. I\sqrt{2}
B. \frac{I}{2}
C. I
D. \frac{I}{\sqrt{2}}


K1 đóng L bị nối tắt mạch chứa RC, K2 đóng C bị nối tắt mạch chứa RL.
Ta có I1 = I2 suy ra ZL = ZC và phi(u/i1) = -phi(u/i2)
 Ta có phi(u/i1) - phi(u/i2) = pi/2 suy ra phi(u/i2) = pi/4 suy ra R = ZL
Khi hai khóa cùng mở mạch RLC cộng hưởng.
suy ra I' = U/R = Icăn 2