Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: Cuồng Phong trong 04:38:02 pm Ngày 03 Tháng Ba, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6909



Tiêu đề: Điện xoay chiều cần giúp đỡ
Gửi bởi: Cuồng Phong trong 04:38:02 pm Ngày 03 Tháng Ba, 2012
Bài 1: Đoạn mạch xoay chiều AB gồm hai cuộn dây mắc nối tiếp mắc vào hiệu điện thế xoay chiều tần số góc [tex]\omega[/tex]. Cuộn dây thứ nhất có độ tự cảm L1 và điện trở r1; cuộn dây thứ hai có độ tự cảm L2 và điện trở thuần r2. Gọi U là hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AB; U1 là hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây thứ nhất; U2 là hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây thứ hai. Để U = U1 + U2 thì:
A. L1r1 = L2r2                    B. L1r2 = L2r1
C. (L1 + L2)[tex]\omega[/tex] = r1 + r2        D. L1r22 = L2r12

Bài 2: Một mạch điện gồm hai hộp kín X và Y mắc nối tiếp với nhau (trong X và Y không chứa các đoạn mạch song song). Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế không đổi U = 12V thì thấy hiệu điện thế hai đầu Y là UY = 12V. Đặt vào hai đầu mạch hiệu điện thế xoay chiều UAB = [tex]100\sqrt{2}cos\left<100\pi t - \frac{\pi }{3} \right>(V)[/tex] thì hiệu điện thế hai đầu X có phương trình UX = [tex]50\sqrt{6}cos\left<100\pi t - \frac{\pi }{6} \right>(V)[/tex], cường độ dòng điện trong mạch là i = [tex]2\sqrt{2}cos\left<100\pi t - \frac{\pi }{6} \right>(A)[/tex]. Nếu tần số góc của hiệu điện thế là I = [tex]\frac{4}{\sqrt{7}}(A)[/tex] và UY = [tex]\frac{200}{\sqrt{7}}(V)[/tex]. X, Y chứa những phần tử nào, tìm độ lớn của chúng?

Bài 3: Trong cách mắc dòng điện 3 pha kiểu tam giác, các tải đối xứng cũng mắc tam giác. Giá trị biên độ của dòng điện chạy quạ các dây là I0. Nếu cắt 3 dây pha này thì biên độ của dòng điện chạy trong mạch vòng của 3 cuộn dây trong máy phát là:
A. Bằng I0          B. Nhỏ hơn I0          C. Lớn hơn I0          D. Bằng 0


Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều cần giúp đỡ
Gửi bởi: arsenal2011 trong 04:46:09 pm Ngày 03 Tháng Ba, 2012
Bài 1: Đoạn mạch xoay chiều AB gồm hai cuộn dây mắc nối tiếp mắc vào hiệu điện thế xoay chiều tần số góc [tex]\omega[/tex]. Cuộn dây thứ nhất có độ tự cảm L1 và điện trở r1; cuộn dây thứ hai có độ tự cảm L2 và điện trở thuần r2. Gọi U là hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AB; U1 là hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây thứ nhất; U2 là hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây thứ hai. Để U = U1 + U2 thì:
A. L1r1 = L2r2                     B. L1r2 = L2r1
C. (L1 + L2)[tex]\omega[/tex] = r1 + r2         D. L1r22 = L2r12
Để [tex]U=U_{1}+U_{2}[/tex] thì độ lệch pha giữa [tex]U_{1}[/tex] và [tex]U_{2}[/tex] so với dòng điện bằng nhau
[tex]\Rightarrow tan_{\alpha _{1}}=tan_{\alpha _{2}}[/tex]
[tex]\Rightarrow \frac{Z_{L_{1}}}{r_{1}}=\frac{Z_{L_{2}}}{r_{2}}\Rightarrow r_{1}.L_{2}=r_{2}.L_{1}[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều cần giúp đỡ
Gửi bởi: Cuồng Phong trong 12:13:22 am Ngày 04 Tháng Ba, 2012
P/s bài 2: Nếu tần số góc của hiệu điện thế là [tex]\omega = 200\pi rad/s[/tex] thì I = [tex]\frac{4}{\sqrt{7}}(A) và U_{Y} = \frac{200}{\sqrt{7}}(V)[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều cần giúp đỡ
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 12:19:39 am Ngày 04 Tháng Ba, 2012

Bài 3: Trong cách mắc dòng điện 3 pha kiểu tam giác, các tải đối xứng cũng mắc tam giác. Giá trị biên độ của dòng điện chạy quạ các dây là I0. Nếu cắt 3 dây pha này thì biên độ của dòng điện chạy trong mạch vòng của 3 cuộn dây trong máy phát là:
A. Bằng I0          B. Nhỏ hơn I0          C. Lớn hơn I0          D. Bằng 0
mắc tam giác: Id= căn3.Ip ->Ip = Id/căn3 = Io/căn3


Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều cần giúp đỡ
Gửi bởi: Cuồng Phong trong 12:37:30 am Ngày 04 Tháng Ba, 2012

Bài 3: Trong cách mắc dòng điện 3 pha kiểu tam giác, các tải đối xứng cũng mắc tam giác. Giá trị biên độ của dòng điện chạy quạ các dây là I0. Nếu cắt 3 dây pha này thì biên độ của dòng điện chạy trong mạch vòng của 3 cuộn dây trong máy phát là:
A. Bằng I0          B. Nhỏ hơn I0          C. Lớn hơn I0          D. Bằng 0
mắc tam giác: Id= căn3.Ip ->Ip = Id/căn3 = Io/căn3
Thầy ơi có phải như vậy là cắt 3 dây pha thì Ip = 0 ==> I0 = 0.[tex]\sqrt{3}[/tex] = 0??? Em mong thầy chỉ giúp.