Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: Quỷ kiến sầu trong 12:21:34 pm Ngày 01 Tháng Ba, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6870



Tiêu đề: Giúp giải bài điện có ômega thay đổi
Gửi bởi: Quỷ kiến sầu trong 12:21:34 pm Ngày 01 Tháng Ba, 2012
Mạch RLC nối tiếp khi đặt vào hiệu điện thế xoay chiều có tần số góc  (mạch có tính cảm kháng) và cho   [tex]\omega[/tex]  biến đổi thì ta chọn được một giá trị của  [tex]\omega[/tex]  làm cho cường độ hiệu dụng có  trị số lớn nhất là Imax và 2 trị số  [tex]\omega[/tex]1,  [tex]\omega[/tex]2 với  [tex]\omega[/tex]1 +  [tex]\omega[/tex]2 =200[tex]\Pi[/tex] thì cường độ lúc này là I với [tex]I=\frac{I_{max}}{\sqrt{2}} [/tex], cho [tex]L=\frac{3}{4\Pi }H [/tex].Điện trở có trị số nào?
    A. 200      B. 150         C. 100         D. 50


Tiêu đề: Trả lời: Giúp giải bài điện có ômega thay đổi
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 11:02:50 pm Ngày 01 Tháng Ba, 2012
Mạch RLC nối tiếp khi đặt vào hiệu điện thế xoay chiều có tần số góc  (mạch có tính cảm kháng) và cho   [tex]\omega[/tex]  biến đổi thì ta chọn được một giá trị của  [tex]\omega[/tex]  làm cho cường độ hiệu dụng có  trị số lớn nhất là Imax và 2 trị số  [tex]\omega[/tex]1,  [tex]\omega[/tex]2 với  [tex]\omega[/tex]1 +  [tex]\omega[/tex]2 =200[tex]\Pi[/tex] thì cường độ lúc này là I với [tex]I=\frac{I_{max}}{\sqrt{2}} [/tex], cho [tex]L=\frac{3}{4\Pi }H [/tex].Điện trở có trị số nào?
    A. 200      B. 150         C. 100         D. 50

Ta có :  [tex]I=\frac{I_{max}}{\sqrt{2}} [/tex] [tex]\Leftrightarrow R^{2} = (L\omega -\frac{1}{C\omega })^{2}[/tex]

Xem [tex]\omega _{1} > \omega _{2}[/tex] ta có :

[tex]R = L\omega_{1} -\frac{1}{C\omega_{1}} [/tex]     (1)

và [tex]R = -L\omega_{2} +\frac{1}{C\omega_{2}} [/tex]   (2)

 Từ (1) và (2) ta có : [tex]\omega_{1}.\omega_{2} = \frac{1}{CL}[/tex] (3)

Cộng (1) và (2) ta có :

[tex]2R = \left(\omega_{1}-\omega_{2} \right) \left( L + \frac{1}{C\omega_{1}.\omega_{2} } \right)[/tex] (4)

Thay (3) vào (4) ta được : [tex]R = L\left(\omega_{1}-\omega_{2} \right)[/tex]

[tex]\Rightarrow R^{2} = L^{2}(\omega_{1}-\omega_{2})^ {2} = L^{2}[(\omega_{1}+\omega_{2})^{2} -4\omega_{1}.\omega_{2}] = [L(\omega_{1}+\omega_{2})]^{2} - \frac{4L}{C}[/tex]

Vậy : [tex]R = \sqrt{[L(\omega_{1}+\omega_{2})]^{2} - \frac{4L}{C}}[/tex]


Đúng vậy  trong biểu thức trieubeo làm nhưng cũng vẫn còn C, không biết còn giới hạn gì nữa không, nếu cho hiệu \omega thì mới ra nhỉ?


Tiêu đề: Trả lời: Giúp giải bài điện có ômega thay đổi
Gửi bởi: Quang Dương trong 11:08:52 pm Ngày 01 Tháng Ba, 2012
dạng bài này
R= (w1+w2)*L=150 ôm


Ta có :  [tex]I=\frac{I_{max}}{\sqrt{2}} [/tex] [tex]\Leftrightarrow R^{2} = (L\omega -\frac{1}{C\omega })^{2}[/tex]

Xem [tex]\omega _{1} > \omega _{2}[/tex] ta có :

[tex]R = L\omega_{1} -\frac{1}{C\omega_{1}} [/tex]     (1)

và [tex]R = -L\omega_{2} +\frac{1}{C\omega_{2}} [/tex]   (2)

 Từ (1) và (2) ta có : [tex]\omega_{1}.\omega_{2} = \frac{1}{CL}[/tex] (3)

Cộng (1) và (2) ta có :

[tex]2R = \left(\omega_{1}-\omega_{2} \right) \left( L + \frac{1}{C\omega_{1}.\omega_{2} } \right)[/tex] (4)

Thay (3) vào (4) ta được : [tex]R = L\left(\omega_{1}-\omega_{2} \right)[/tex]

[tex]\Rightarrow R^{2} = L^{2}(\omega_{1}-\omega_{2})^ {2} = L^{2}[(\omega_{1}+\omega_{2})^{2} -4\omega_{1}.\omega_{2}] = [L(\omega_{1}+\omega_{2})]^{2} - \frac{4L}{C}[/tex]

Vậy : [tex]R = \sqrt{[L(\omega_{1}+\omega_{2})]^{2} - \frac{4L}{C}}[/tex]




Tiêu đề: Trả lời: Giúp giải bài điện có ômega thay đổi
Gửi bởi: arsenal2011 trong 01:06:55 pm Ngày 03 Tháng Ba, 2012
Mạch RLC nối tiếp khi đặt vào hiệu điện thế xoay chiều có tần số góc  (mạch có tính cảm kháng) và cho   [tex]\omega[/tex]  biến đổi thì ta chọn được một giá trị của  [tex]\omega[/tex]  làm cho cường độ hiệu dụng có  trị số lớn nhất là Imax và 2 trị số  [tex]\omega[/tex]1,  [tex]\omega[/tex]2 với  [tex]\omega[/tex]1 +  [tex]\omega[/tex]2 =200[tex]\Pi[/tex] thì cường độ lúc này là I với [tex]I=\frac{I_{max}}{\sqrt{2}} [/tex], cho [tex]L=\frac{3}{4\Pi }H [/tex].Điện trở có trị số nào?
    A. 200      B. 150         C. 100         D. 50
Ta có: [tex]Z_{L}-Z_{C}=R\Rightarrow \omega ^{2}L-\omega R-\frac{1}{C}=0[/tex]
Áp dụng định lí Vi-et :[tex]\omega _{1}+\omega _{2}=\frac{R}{L}\Rightarrow R=150\Omega[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Giúp giải bài điện có ômega thay đổi
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 03:28:11 pm Ngày 03 Tháng Ba, 2012
Mạch RLC nối tiếp khi đặt vào hiệu điện thế xoay chiều có tần số góc  (mạch có tính cảm kháng) và cho   [tex]\omega[/tex]  biến đổi thì ta chọn được một giá trị của  [tex]\omega[/tex]  làm cho cường độ hiệu dụng có  trị số lớn nhất là Imax và 2 trị số  [tex]\omega[/tex]1,  [tex]\omega[/tex]2 với  [tex]\omega[/tex]1 +  [tex]\omega[/tex]2 =200[tex]\Pi[/tex] thì cường độ lúc này là I với [tex]I=\frac{I_{max}}{\sqrt{2}} [/tex], cho [tex]L=\frac{3}{4\Pi }H [/tex].Điện trở có trị số nào?
    A. 200      B. 150         C. 100         D. 50
Ta có: [tex]Z_{L}-Z_{C}=R\Rightarrow \omega ^{2}L-\omega R-\frac{1}{C}=0[/tex]
Áp dụng định lí Vi-et :[tex]\omega _{1}+\omega _{2}=\frac{R}{L}\Rightarrow R=150\Omega[/tex]

Theo đề bài trên nếu [tex]\omega_1[/tex] thỏa mãn PT trên thì [tex]\omega_2[/tex] không thỏa mãn, do vậy nghiệm vi-et của bạn theo trieubeo nghĩ không phải giá trị [tex]\omega_1[/tex] và [tex]\omega_2[/tex] thực tế đâu


Tiêu đề: Trả lời: Giúp giải bài điện có ômega thay đổi
Gửi bởi: Quang Dương trong 08:11:22 am Ngày 04 Tháng Ba, 2012
Mạch RLC nối tiếp khi đặt vào hiệu điện thế xoay chiều có tần Số góc  (mạch có tính cảm kháng) và cho   [tex]\omega[/tex]  biến đổi thì ta chọn được một giá trị của  [tex]\omega[/tex]  làm cho cường độ hiệu dụng có  trị Số lớn nhất là Imax và 2 trị Số  [tex]\omega[/tex]1,  [tex]\omega[/tex]2 với  [tex]\omega[/tex]1 +  [tex]\omega[/tex]2 =200[tex]\Pi[/tex] thì cường độ lúc này là I với [tex]I=\frac{I_{max}}{\sqrt{2}} [/tex], cho [tex]L=\frac{3}{4\Pi }H [/tex].Điện trở có trị Số nào?
    A. 200      B. 150         C. 100         D. 50
Ta có: [tex]Z_{L}-Z_{C}=R\Rightarrow \omega ^{2}L-\omega R-\frac{1}{C}=0[/tex]
Áp dụng định lí Vi-et :[tex]\omega _{1}+\omega _{2}=\frac{R}{L}\Rightarrow R=150\Omega[/tex]


Trước hết chúc mừng arsenal2011 là đội bóng em hâm mộ vừa thắng Liverpool ngay trên Sân Alfield

Nhưng arsenal2011 lại quên mất là phương trình [tex]\omega ^{2}L-\omega R-\frac{1}{C}=0[/tex] có hai nghiệm trái dấu , nghĩa là chúng chưa hoàn toàn là hai giá trị thỏa mãn yêu cầu bài toán !

Có lẽ lam_mobile cũng nhầm như em !