Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: Cuồng Phong trong 01:46:00 am Ngày 01 Tháng Ba, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6865



Tiêu đề: Điện xoay chiều, sóng cơ cần giúp
Gửi bởi: Cuồng Phong trong 01:46:00 am Ngày 01 Tháng Ba, 2012
Bài 1: Đoạn mạch RLC nối tiếp gồm R = 100[tex]\Omega[/tex], L là thuần cảm, tụ C biến đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp u = 100[tex]\sqrt{2}cos100\pi t[/tex](V). Khi điện dung C của tụ tăng hai lần thì giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện không đổi nhưng pha của dòng điện thay đổi một góc [tex]\frac{\pi }{2}[/tex]. Biểu thức của cường độ dòng điện khi chưa tăng điện dung C:
A. i = 2cos[tex]\left<100\pi t + \frac{\pi }{4} \right>(A)[/tex]        B. i = 2cos[tex]\left<100\pi t - \frac{\pi }{4} \right>[/tex](A)
C. i = cos[tex]\left<100\pi t + \frac{3\pi }{4} \right>(A)[/tex]        D. i = cos[tex]\left<100\pi t + \frac{\pi }{4} \right>[/tex](A)

Bài 2: Khi đặt đầu bút thử điện lần lượt vào từng cực của một ổ cắm điện xoay chiều 220V, ta thấy ở một cực, đèn hiệu của bút điện sáng lên (cực này goi là pha nóng N), còn cực còn lại thì đèn hiệu của bút thử điện không sáng (gọi là pha nguội Z), điều đó cho thấy rằng:
A. điện thế pha nóng N luôn lớn hơn điện thế pha nguội Z.
B. pha nóng N có sự chênh lệch điện áp so với người cầm bút thử điện.
C. pha nóng N có điện thế luôn lớn hơn điện thế của người cầm bút thử điện.
D. pha nguội Z có điện thế luôn không đổi và bằng 0 so với pha nóng N.

Bài 3: Hai loa nhỏ giống nhau tạo thành hai nguồn kết hợp cùng pha đặt cách nhau AB=5m phát ra âm có tần số f=440Hz với tốc độ truyền âm là v=330m/s. Tại M người nghe được âm to nhất lần thứ hai khi đi từ A đến B.Khoảng cách AM là:
A. 0,625m          B. 0,25m          C. 1,25m          D. 0,75m


Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều, sóng cơ cần giúp
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:34:48 am Ngày 01 Tháng Ba, 2012
Bài 1: Đoạn mạch RLC nối tiếp gồm R = 100[tex]\Omega[/tex], L là thuần cảm, tụ C biến đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp u = 100[tex]\sqrt{2}cos100\pi t[/tex](V). Khi điện dung C của tụ tăng hai lần thì giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện không đổi nhưng pha của dòng điện thay đổi một góc [tex]\frac{\pi }{2}[/tex]. Biểu thức của cường độ dòng điện khi chưa tăng điện dung C:
A. i = 2cos[tex]\left<100\pi t + \frac{\pi }{4} \right>(A)[/tex]        B. i = 2cos[tex]\left<100\pi t - \frac{\pi }{4} \right>[/tex](A)
C. i = cos[tex]\left<100\pi t + \frac{3\pi }{4} \right>(A)[/tex]        D. i = cos[tex]\left<100\pi t + \frac{\pi }{4} \right>[/tex](A)
+ Do I không đổi [tex]==> Z_2=Z_1[/tex]
Mà C tăng 2 lần ==> ZC giảm 2 lần [tex]==> Z_{C1}=2Z_{C2}[/tex]
+ Vì Z không đổi, R không đổi [tex]==> |\varphi_1|=|\varphi_2|[/tex], do ZC giảm [tex]==> \varphi_1<0, \varphi_2>0[/tex]
[tex]==> \varphi_2=-\varphi_1 ==> \varphi_u-\varph_{i2}=-\varphi_u+\varphi_{i2}[/tex]
[tex]==> 2\varphi_u = \varph_{i2}+\varphi_{i1}=0==> \varphi_{i1}=-45^0,\varphi_{i2}=45^0[/tex]
[tex]==> cos(45)=R/Z ==> Z=50\sqrt{2}==> I_0=2(A)[/tex]
==> ĐA (B)


Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều, sóng cơ cần giúp
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 11:02:52 am Ngày 01 Tháng Ba, 2012
Bài 3: Hai loa nhỏ giống nhau tạo thành hai nguồn kết hợp cùng pha đặt cách nhau AB=5m phát ra âm có tần số f=440Hz với tốc độ truyền âm là v=330m/s. Tại M người nghe được âm to nhất lần thứ hai khi đi từ A đến B.Khoảng cách AM là:
A. 0,625m          B. 0,25m          C. 1,25m          D. 0,75m
bước sóng: lmada=v/f =330/440 = 0,75m
Số vân cực đại ( nge âm to nhất)
ta có: -AB< k.lamda < AB -> -AB/lamda < k < AB/lamda -> -6,7 < k < 6,7
vì k nguyên, suy ra: k = (-6,-5...........,5,6)
hình vẽ minh họa
A.....(k=-6).....(k=-5)..........................(k=0).............................(k=5).....(k=6).......B
Khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp là: lamda/2. Đến đây thì em tự tín được khoảng cách rồi chứ?