Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: mark_bk99 trong 07:23:47 pm Ngày 29 Tháng Hai, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6859



Tiêu đề: Cơ,giao thoa,hạt nhân
Gửi bởi: mark_bk99 trong 07:23:47 pm Ngày 29 Tháng Hai, 2012
Câu1.Có ba con lắc đơn cùng chiều dài cùng khối lượng cùng được treo trong điện trường đều có vecto E thẳng đứng.Con lắc thứ nhất và thứ hai tích điện q1 và q2,con lắc thứ 3 không tích điện.Chu kì dao động nhỏ của chúng lần lượt là T1,T2,T3 với T1=1/3T3,T2=5/3T3.Tỉ số q1/q2 là:
A.-12,5      B.-8         C 12,5    D 8
CÂu2.Một vật dao động điều hòa khi có li độ x1=2cm thì vận tốc v1=4II[tex]\sqrt{3}[/tex]cm,khi có li độ x2=2[tex]\sqrt{2}[/tex]cm thì vận tốc v2=4II[tex]\sqrt{2}[/tex] cm.Biên độ và tần số dao động của vật là
A 4cm và 1Hz        B 8cm và 2Hz         C 4[tex]\sqrt{2}[/tex]cm và 2Hz     D đáp án khác
Câu3 Thí nghiệm Young giao thoa ánh sáng,nguồn sáng là hai bức xạ có bước sóng [tex]\lambda 1[/tex]=0,4mico met và [tex]\lambda 2[/tex]=0,6mico mét.Xét tại M là vân sáng bậc 6 của vân sáng ứng với bước sóng [tex]\lambda 1[/tex].Trên MO(O là vân sáng trung tâm) ta đếm được:
A 10 vân sáng         B 8 vân sáng        C 12 vân sáng        D 9 vân sáng
CÂu4.Cho pư hạt nhân: 2H1 +3H1---->2He4 +1n0 +17,6MeV.Hỏi năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 1g He là bao nhiêu
A.26,488.10^24 MeV      B 25,488.10^23MeV      C 26,488.10^23MeV   dkết quả khác


Tiêu đề: Trả lời: Cơ,giao thoa,hạt nhân
Gửi bởi: Điền Quang trong 09:44:05 pm Ngày 29 Tháng Hai, 2012

CÂu4.Cho pư hạt nhân: 2H1 +3H1---->2He4 +1n0 +17,6MeV.Hỏi năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 1g He là bao nhiêu
A.26,488.10^24 MeV      B 25,488.10^23MeV      C 26,488.10^23MeV   dkết quả khác


 ~O) Thầy có một chút ý kiến: Lần sau em nên post các bài cùng chuyên đề vào một topic, cùng một ngày, em post nhiều topic mà thầy thấy sao em không post chung mấy bài hạt nhân làm một topic? Để rải rác ra làm gì?

 ~O) Giải

Một phản ứng trên tạo ra một hạt nhân [tex]He_{2}^{4}[/tex] và đồng thời tạo ra 17,6MeV.

Số mol 1g He: [tex]n=\frac{m}{M}=\frac{1}{4}=0,25 mol[/tex]

Số hạt nhân He có trong 1g He: [tex]N =n.N_{A}=0,25 .6,022.10^{23}=1,5055.10^{23}[/tex]

Tạo thành 1 hạt nhân He                  --->   toả 17,6MeV
Tạo thành [tex]1,5055.10^{23}[/tex] ----> ? MeV

Năng lượng toả ra khi tổng hợp được 1g He:

[tex]W=1,5055.10^{23}.17,6 = 2,64968.10^{24} \: MeV[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Cơ,giao thoa,hạt nhân
Gửi bởi: Điền Quang trong 09:57:09 pm Ngày 29 Tháng Hai, 2012

Câu3 Thí nghiệm Young giao thoa ánh sáng,nguồn sáng là hai bức xạ có bước sóng [tex]\lambda 1[/tex]=0,4mico met và [tex]\lambda 2[/tex]=0,6mico mét.Xét tại M là vân sáng bậc 6 của vân sáng ứng với bước sóng [tex]\lambda 1[/tex].Trên MO(O là vân sáng trung tâm) ta đếm được:
A 10 vân sáng         B 8 vân sáng        C 12 vân sáng        D 9 vân sáng


 ~O) Vị trí các vân cùng màu với vân trung tâm: [tex]k_{1}\lambda _{1}=k_{2}\lambda _{2}[/tex]

[tex]\Leftrightarrow 4k_{1}=6k_{2}\Leftrightarrow k_{2}=\frac{2}{3}k_{1}[/tex]

Ta xác định được các vân trùng (xem bảng trong file đính kèm).

 ~O) Số vân sáng của hai bức xạ:

Từ bảng bên dưới ta thấy: trong khoảng MO thì:

  + Với bức xạ [tex]\lambda _{1}[/tex]: từ [tex]k _{1} = 0 \rightarrow k _{1} =6[/tex] có tổng cộng 7 vân sáng.

  + Với bức xạ [tex]\lambda _{2}[/tex]: từ [tex]k _{2} = 0 \rightarrow k _{2} =4[/tex] có tổng cộng 5 vân sáng.

 ~O)  Vậy: Trong đoạn MO có tổng cộng 7 + 5 = 12 vân sáng của cả 2 bức xạ.

Số vân sáng đếm được là: 12 - 3 = 9. (trừ đi 3 vân trùng nhau).

Đáp án: D.


Tiêu đề: Trả lời: Cơ,giao thoa,hạt nhân
Gửi bởi: Điền Quang trong 10:03:40 pm Ngày 29 Tháng Hai, 2012

CÂu2.Một vật dao động điều hòa khi có li độ x1=2cm thì vận tốc v1=4II[tex]\sqrt{3}[/tex]cm,khi có li độ x2=2[tex]\sqrt{2}[/tex]cm thì vận tốc v2=4II[tex]\sqrt{2}[/tex] cm.Biên độ và tần số dao động của vật là
A 4cm và 1Hz        B 8cm và 2Hz         C 4[tex]\sqrt{2}[/tex]cm và 2Hz     D đáp án khác


Bài này chỉ cần áp dụng hệ thức độc lập rồi giải hệ.

Hướng dẫn em nghen:

 ~O) Ta có:

[tex]v_{1}^{2}=\omega ^{2}\left(A^{2}-x_{1}^{2} \right)[/tex] (1)



[tex]v_{2}^{2}=\omega ^{2}\left(A^{2}-x_{2}^{2} \right)[/tex] (2)

 ~O) Lấy (1) chia cho (2), giải phương trình tính được A.

 ~O) Sau khi có biên độ A, thế vào (1) (hoặc thế vào (2) tuỳ em) tính được [tex]\omega[/tex].


Tiêu đề: Trả lời: Cơ,giao thoa,hạt nhân
Gửi bởi: Điền Quang trong 10:23:06 pm Ngày 29 Tháng Hai, 2012

Câu1.Có ba con lắc đơn cùng chiều dài cùng khối lượng cùng được treo trong điện trường đều có vecto E thẳng đứng.Con lắc thứ nhất và thứ hai tích điện q1 và q2,con lắc thứ 3 không tích điện.Chu kì dao động nhỏ của chúng lần lượt là T1,T2,T3 với T1=1/3T3,T2=5/3T3.Tỉ số q1/q2 là:
A.-12,5      B.-8         C 12,5    D 8


 ~O) Con lắc 1: [tex]T_{1}=2\pi \sqrt{\frac{l}{g+\frac{q_{1}E}{m}}}[/tex]

mà [tex]T_{1}=\frac{1}{3}T_{3}\Leftrightarrow 2\pi \sqrt{\frac{l}{g+\frac{q_{1}E}{m}}}=\frac{1}{3}.2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}[/tex]

[tex]\Leftrightarrow 9g = g + \frac{q_{1}E}{m}\Rightarrow \frac{q_{1}E}{m}=8g[/tex] (1)

 ~O) Con lắc 2: [tex]T_{2}=2\pi \sqrt{\frac{l}{g+\frac{q_{2}E}{m}}}[/tex]

mà [tex]T_{2}=\frac{5}{3}T_{3}\Leftrightarrow 2\pi \sqrt{\frac{l}{g+\frac{q_{2}E}{m}}}=\frac{5}{3}.2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}[/tex]

[tex]\Leftrightarrow 9g = 25\left( g + \frac{q_{1}E}{m}\right)\Rightarrow \frac{q_{2}E}{m}=-\frac{16}{25}g[/tex]  (2)

 ~O) Lấy (1) chia (2) thì ra đáp số.

 ~O) Nói thêm: về công thức tính chu kỳ của con lắc đơn khi chịu lực phụ em xem thêm ở đây:

http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/phuong-phap-day-hoc/1805-phuong-phap-giai-bai-tap-ve-chu-ky-dao-dong-cua-con-lac-don-chiu-anh-huong-cua-cac-yeu-to-ben-ngoai (http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/phuong-phap-day-hoc/1805-phuong-phap-giai-bai-tap-ve-chu-ky-dao-dong-cua-con-lac-don-chiu-anh-huong-cua-cac-yeu-to-ben-ngoai)

http://moon.vn/baigiang/LyThuyet.aspx?ChuyenDeID=399&SubjectID=2 (http://moon.vn/baigiang/LyThuyet.aspx?ChuyenDeID=399&SubjectID=2)

 ~O) Ở trong bài này thầy không lấy trị tuyệt đối của điện tích mà lấy luôn cả dấu.