Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: Cuồng Phong trong 02:29:52 am Ngày 28 Tháng Hai, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6840



Tiêu đề: Điện xoay chiều ôn thi ĐH cần giúp đỡ, cảm ơn! (p.8)
Gửi bởi: Cuồng Phong trong 02:29:52 am Ngày 28 Tháng Hai, 2012
Phần này có điện xoay chiều và sóng ánh sáng. Một số bài có hình nhưng quá khó để vẽ ra, em sẽ miêu tả hình vẽ đến mức tốt nhất có thể. Em mong nhận được sự trợ giúp.
Bài 1: Cho mạch điện xoay chiều:
+ theo thứ tự C, R, L mắc nối tiếp vào hai đầu A và  B
+ C và L biến thiên được
+ điểm M giữa C và R; điểm N giữa R và L
Điện áp đặt vào A, B là điện áp xoay chiều ổn định có tần số 50Hz. Ban đầu điều chỉnh để độ tụ cảm của cuộn dây và điện dung của tụ có giá trị L1 và C1 thì UMN = 160V, mạch tiêu thụ công suất 80W. Sau đó điều chỉnh điện dung đến giá trị C2 rồi thay đổi độ tự cảm của cuộn dây, người ta thấy khi độ tự cảm bằng L2 = [tex]\frac{6,4}{\pi }[/tex] (H) thì điện áp hiệu dụng trên cuộn dây đạt giá trị cực đại. Giá trị C2 bằng:
A. [tex]\frac{10^{-3}}{32\pi }F[/tex]          B. [tex]\frac{10^{-4}}{32\pi }F[/tex]          C. [tex]\frac{10^{-4}}{8\pi }F[/tex]          D. [tex]\frac{10^{-3}}{64\pi }F[/tex]

Bài 2: Cho mạch điện gồm cuộn dây có điện trở thuần r = 70[tex]\Omega[/tex] và độ tự cảm L = 0,7H nối tiếp với tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch điện một hiệu điện thế u = 140cos(100t - [tex]\frac{\pi }{4}[/tex])V. Khi C = C0 thì u cùng pha với cường độ dòng điện i trong mạch. Khi đó biểu thức hiệu điện thế giữa hai bản tụ là:
A. uC = 140cos(100t - [tex]\frac{\pi }{2}[/tex])V         B. uC = 70[tex]\sqrt{2}[/tex]cos(100t - [tex]\frac{3\pi }{4}[/tex])V         C. uC = 70[tex]\sqrt{2}[/tex]cos(100t - [tex]\frac{\pi }{2}[/tex])V         D. uC = 140cos(100t - [tex]\frac{3\pi }{4}[/tex])V

Bài 3: Cho mạch điện:
+ Lần lượt L, C, hộp đen X nối tiếp nhau, đặt vào hai đầu M và N.
+ Điểm A giữa C và hộp đen.
Trong hộp đen chỉ có hai linh kiện khác loại nối tiếp nhau. Cho UMA = 60V; UAN = 30V; UMN = 90V. Nếu cuộn dây là thuần cảm, thì trong hộp đen có:
A. Thuần cảm và tụ điện, ZC>ZL          C. Có thể là điện trở và thuần cảm
B. Thuần cảm và tụ điện, ZC<ZL           D. Cả A và B đều có thể xảy ra

Bài 4: Khi mắc lần lượt một điện trở thuần, một tụ điện và một cuộn dây thuần cảm vào một điện áp xoay chiều (có điện áp hiệu dụng U và tần số f) thì cường độ dòng điện hiệu dụng chạy trong các phần tử đó có giá trị lần lượt là 5A; 1,25A và 2,5A. Nếu đặt vào đoạn mạch gồm điện trở thuần, tụ điện và cuộn dây đó mắc nối tiếp điện áp xoay chiều kể trên thì dòng điện chạy trong mạch có giá trị hiệu dụng là:
A. 1,6A          B. [tex]\sqrt{5}[/tex]A          C. 2[tex]\sqrt{5}[/tex]A          D. [tex]\sqrt{10}[/tex]A


Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều ôn thi ĐH cần giúp đỡ, cảm ơn! (p.8)
Gửi bởi: Quang Dương trong 08:31:06 am Ngày 28 Tháng Hai, 2012
Thầy mong em hiểu đúng những gì thầy vừa nêu ra là để giúp em thuận lợi trong việc học tập của năm cuối cấp ( đạt được ước muốn thi ĐH của mình ) và để giữ cho diễn đàn là một nơi thân thiện , có ích , tôn trọng lẫn nhau !



Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều ôn thi ĐH cần giúp đỡ, cảm ơn! (p.8)
Gửi bởi: Quang Dương trong 10:36:03 am Ngày 28 Tháng Hai, 2012

Bài 1: Cho mạch điện xoay chiều:
+ theo thứ tự C, R, L mắc nối tiếp vào hai đầu A và  B
+ C và L biến thiên được
+ điểm M giữa C và R; điểm N giữa R và L
Điện áp đặt vào A, B là điện áp xoay chiều ổn định có tần số 50Hz. Ban đầu điều chỉnh để độ tụ cảm của cuộn dây và điện dung của tụ có giá trị L1 và C1 thì UMN = 160V, mạch tiêu thụ công suất 80W. Sau đó điều chỉnh điện dung đến giá trị C2 rồi thay đổi độ tự cảm của cuộn dây, người ta thấy khi độ tự cảm bằng L2 = [tex]\frac{6,4}{\pi }[/tex] (H) thì điện áp hiệu dụng trên cuộn dây đạt giá trị cực đại. Giá trị C2 bằng:
A. [tex]\frac{10^{-3}}{32\pi }F[/tex]          B. [tex]\frac{10^{-4}}{32\pi }F[/tex]          C. [tex]\frac{10^{-4}}{8\pi }F[/tex]          D. [tex]\frac{10^{-3}}{64\pi }F[/tex]


Ban đầu ta có : [tex]P = RI. I = U_{R}\frac{U_{R}}{R} \Rightarrow R =\frac{ U_{R}^{2}}{P} = 320 \Omega[/tex]

Khi L biến thiên , để điện áp hiệu dụng trên cuộn dây đạt giá trị cực đại ta phải có :

[tex]Z_{L2} = Z_{C2} + \frac{R^{2}}{Z_{C2}} \Rightarrow Z_{C2}^{2} - Z_{L2}Z_{C2} + R^{2} = 0[/tex]

Thay số và giải phương trình ta được nghiệm kép : [tex]Z_{C2} = 320 \Omega[/tex]. Đáp án A


Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều ôn thi ĐH cần giúp đỡ, cảm ơn! (p.8)
Gửi bởi: phantom_hung trong 01:08:36 pm Ngày 28 Tháng Hai, 2012
Bài 4: Khi mắc lần lượt một điện trở thuần, một tụ điện và một cuộn dây thuần cảm vào một điện áp xoay chiều (có điện áp hiệu dụng U và tần số f) thì cường độ dòng điện hiệu dụng chạy trong các phần tử đó có giá trị lần lượt là 5A; 1,25A và 2,5A. Nếu đặt vào đoạn mạch gồm điện trở thuần, tụ điện và cuộn dây đó mắc nối tiếp điện áp xoay chiều kể trên thì dòng điện chạy trong mạch có giá trị hiệu dụng là:
A. 1,6A          B. [tex]\sqrt{5}[/tex]A          C. 2[tex]\sqrt{5}[/tex]A          D. [tex]\sqrt{10}[/tex]A
Mạch R:[tex]I=\frac{U}{R}=5[/tex]
Mạch C:[tex]I=\frac{U}{Z_{C}}=1.25[/tex]
Mạch L:[tex]I=\frac{U}{Z_{L}}=2.5[/tex]
ta có quan hệ:[tex]U=5R=1.25Z_{c}=2.5Z_{L}[/tex]===>[tex]Z_{C}=\frac{5R}{1.25}=4R[/tex] và [tex]Z_{L}=\frac{5R}{2.5}=2R[/tex].
Mạch RLC:[tex]I=\frac{U}{\sqrt{R^{2}+(Z_{L}-Z_{C})^{2}}}=\frac{U}{R}*\frac{1}{\sqrt{1+(2-4)^{2}}}=5*\frac{\sqrt{5}}{5}=\sqrt{5}(A)[/tex]







Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều ôn thi ĐH cần giúp đỡ, cảm ơn! (p.8)
Gửi bởi: mark_bk99 trong 01:51:51 pm Ngày 28 Tháng Hai, 2012
Bài 2: Cho mạch điện gồm cuộn dây có điện trở thuần r = 70[tex]\Omega[/tex] và độ tự cảm L = 0,7H nối tiếp với tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch điện một hiệu điện thế u = 140cos(100t - [tex]\frac{\pi }{4}[/tex])V. Khi C = C0 thì u cùng pha với cường độ dòng điện i trong mạch. Khi đó biểu thức hiệu điện thế giữa hai bản tụ là:
A. uC = 140cos(100t - [tex]\frac{\pi }{2}[/tex])V         B. uC = 70[tex]\sqrt{2}[/tex]cos(100t - [tex]\frac{3\pi }{4}[/tex])V         C. uC = 70[tex]\sqrt{2}[/tex]cos(100t - [tex]\frac{\pi }{2}[/tex])V         D. uC = 140cos(100t - [tex]\frac{3\pi }{4}[/tex])V

Khi C=Co thì u và i cùng pha-->cộng hưởng điện Zl=Zc=70
I=U2/R=[tex]\sqrt{2}[/tex]A -->uc=I*Zc*[tex]\sqrt{2}[/tex]=140V
Mà [tex]\varphi[/tex]uc-[tex]\varphi[/tex]i=-II/2 -->[tex]\varphi[/tex]uc=-3II/4
--> Đáp án D



Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều ôn thi ĐH cần giúp đỡ, cảm ơn! (p.8)
Gửi bởi: phantom_hung trong 10:25:52 pm Ngày 28 Tháng Hai, 2012
Bài 3: Cho mạch điện:
+ Lần lượt L, C, hộp đen X nối tiếp nhau, đặt vào hai đầu M và N.
+ Điểm A giữa C và hộp đen.
Trong hộp đen chỉ có hai linh kiện khác loại nối tiếp nhau. Cho UMA = 60V; UAN = 30V; UMN = 90V. Nếu cuộn dây là thuần cảm, thì trong hộp đen có:
A. Thuần cảm và tụ điện, ZC>ZL          C. Có thể là điện trở và thuần cảm
B. Thuần cảm và tụ điện, ZC<ZL          D. Cả A và B đều có thể xảy ra
Nhận thấy [tex]U_{MA}+U_{AN}=U_{MN}[/tex](60V+30V=90V).Mạch cùng pha.Hộp đen chứa C và L vì không có dữ kiện đoạn mạch AM là dung kháng hay cảm kháng nên theo mình là D.