Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: Cuồng Phong trong 07:43:52 pm Ngày 23 Tháng Hai, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6791



Tiêu đề: ôn thi đại học cần giúp đỡ, cảm ơn! (phần 2)
Gửi bởi: Cuồng Phong trong 07:43:52 pm Ngày 23 Tháng Hai, 2012
Bài 1: Con lắc lò xo thẳng đứng gồm vật nặng khối lượng m=200g treo vào đầu một lò xo nhẹ có độ cứng k=50N/m. Đầu trên của lò xo được treo cố định bởi một sợi dây mềm. Kéo vật xuống vị trí cân bằng theo phương thẳng đứng một đoạn [tex]\Delta[/tex]L rồi thả nhẹ cho vật dao động. Lấy g=10m/s^2. Muốn cho vật dao động điều hòa thì:
A. [tex]\Delta[/tex]L>5cm            B. [tex]\Delta[/tex]L>4cm            C. [tex]\Delta[/tex]L[tex]\leq[/tex]4cm            D. 4cm<[tex]\Delta[/tex]L[tex]\leq[/tex]5cm

Bài 2: Lần lượt đặt vào hai đầu một đoạn mạch RLC mắc nối tiếp các điện áp u1, u2, u3 có cùng giá trị hiệu dụng nhưng tần số khác nhau, thì cường độ dòng điện trong mạch tương ứng là
i1=Io*cos(160[tex]\pi[/tex]t+[tex]\varphi[/tex]1);     i2=Io*cos(90[tex]\pi[/tex]t+[tex]\varphi[/tex]2);   i3=I[tex]\sqrt{2}[/tex]*cos(120[tex]\pi[/tex]t+[tex]\varphi[/tex]3).
Hệ thức đúng là:
A. I> [tex]\frac{Io}{\sqrt{2}}[/tex]            B. I [tex]\leq[/tex][tex]\frac{Io}{\sqrt{2}}[/tex]            C. I<  [tex]\frac{Io}{\sqrt{2}}[/tex]            D. I= [tex]\frac{Io}{\sqrt{2}}[/tex]

Bài 3: Hai tụ điện C1=3Co và C2=6Co mắc nối tiếp. Nối hai đầu bộ tụ với pin có suất điện động E=3V để nạp điện cho các tụ rồi ngắt ra và nối với cuộn dây thuần cảm L tạo thành mạch dao động điện từ tự do. Tại thời điểm dòng điện qua cuộn dây có độ lớn bằng một nửa giá trị dòng điện cực đại, người ta dùng một dây dẫn điện để nối tắt hai cực của tụ C1. Hiệu điện thế cực đại trên tụ C2 của mạch dao động sau đó là:
A. [tex]\frac{3\sqrt{3}}{2}[/tex](V)         B. [tex]\sqrt{3}[/tex](V)         C. [tex]\frac{\sqrt{6}}{2}[/tex](V)         D. [tex]\sqrt{6}[/tex](V)

Bài 4: Một máy phát sóng điện từ đang phát sóng theo phương thẳng đứng hướng lên. Biết tại điểm M trên phương truyền vào thời điểm t, vecto cảm ứng từ đang cực đại và hướng về phí Tây. Vào thời điểm t thì vecto cường độ điện trường đang:
A. cực đại và hướng về phía Nam         B. cực đại và hướng về phía Bắc         C. bằng 0        D. cực đại và hướng về phía Đông

Bài 5: Đoạn mạch RLC nối tiếp gồm điện trở R=100[tex]\Omega[/tex], L là thuần cảm, tụ C biến đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp u=100[tex]\sqrt{2}[/tex]cos100[tex]\pi[/tex]t(V). Khi điện dung C của tụ tăng 2 lần thì giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện không đổi nhưng pha của dòng điện thay đổi một góc [tex]\frac{\pi }{2}[/tex]. Biểu thức của cường độ dòng điện khi chưa tăng điện dung C là:
A. i = 2cos[tex]\left<100\pi t+\frac{\pi }{4} \right>[/tex] (A)           B. i = 2cos[tex]\left<100\pi t-\frac{\pi }{4} \right>[/tex] (A)      
C. i = cos[tex]\left<100\pi t+\frac{3\pi }{4} \right>[/tex] (A)           D. i = cos[tex]\left<100\pi t+\frac{\pi }{4} \right>[/tex] (A)

Bài 6: Một con lắc đơn được tích điện q>0 đặt trong điện trường đều vecto E hướng thẳng đứng xuống dưới. Cho con lắc dao động điều hòa với biên độ góc nhỏ. Biết rằng khi chưa đặt vào điện trường, chu kì của con lắc To=2s. Sau khi đưa vào vùng có điện trường, trong một chu kì nó chạy sai 0,002s; biết khối lượng của vật nặng m=100g; cường độ điện trường E=9,8.10^3(V/m); g=9,8m/s^2. Điện tích q bằng:
A. 2.10^-7(C)          B. 3.10^-6(C)           C. 4.10^-6(C)           D. 2.10^-6(C)

Bài 7: Mạch điện RLC được nối vào một hiêu điện thế xoay chiều cố định. Dung kháng của tụ điện là 40[tex]\Omega[/tex], cảm kháng của cuộn dây là 50[tex]\Omega[/tex]. Khi thay đổi độ tự cảm của cuộn dây thuần cảm, người ta nhận thêm được một giá trị nữa của cảm kháng của nó mà công suất tiêu thụ của mạch vẫn bằng giá trị ban đầu. Độ lớn thứ hai của cảm kháng cuộn dây là:
A.90[tex]\Omega[/tex]          B. 20[tex]\Omega[/tex]           C. 25[tex]\Omega[/tex]           D. 30[tex]\Omega[/tex]

Tuy khá dài nhưng việc chia nhỏ từng bài sẽ làm cho chủ đề rời rạc nên sắp xếp mỗi phần gồm 7 bài vật lý như thế này là hợp lý nhất. Mong mọi người giúp đỡ nhưng bài tập trên. Cảm ơn!


Tiêu đề: ôn thi đại học cần giúp đỡ, cảm ơn! (phần 2)
Gửi bởi: Điền Quang trong 08:59:12 pm Ngày 23 Tháng Hai, 2012

Tuy khá dài nhưng việc chia nhỏ từng bài sẽ làm cho chủ đề rời rạc nên sắp xếp mỗi phần gồm 7 bài vật lý như thế này là hợp lý nhất. Mong mọi người giúp đỡ nhưng bài tập trên. Cảm ơn!


Xin lỗi, nhưng tôi thấy sắp xếp như vậy là rất không hợp lý. Nó quá dài.

Tôi nghĩ lần sau khi đăng bài bạn chia nhỏ ra, khoảng 3 bài là đủ rồi.

Nếu bạn thấy như vậy rời rạc thì chia theo chủ đề, như phần này có 2 bài con lắc đơn, 3 bài mạch RLC nối tiếp và 2 bài chương sóng điện từ, bạn có thể đăng lên 3 topic khác nhau theo từng mục như vậy.


Tiêu đề: Một số bài vật lý ôn thi đại học khó cần giúp đỡ, cảm ơn! (phần 2)
Gửi bởi: Xuân Yumi trong 09:50:33 pm Ngày 23 Tháng Hai, 2012
Bài 2: Lần lượt đặt vào hai đầu một đoạn mạch RLC mắc nối tiếp các điện áp u1, u2, u3 có cùng giá trị hiệu dụng nhưng tần số khác nhau, thì cường độ dòng điện trong mạch tương ứng là
i1=Io*cos(160[tex]\pi[/tex]t+[tex]\varphi[/tex]1);     i2=Io*cos(90[tex]\pi[/tex]t+[tex]\varphi[/tex]2);   i3=I[tex]\sqrt{2}[/tex]*cos(120[tex]\pi[/tex]t+[tex]\varphi[/tex]3).
Hệ thức đúng là:
A. I> [tex]\frac{Io}{\sqrt{2}}[/tex]            B. I [tex]\leq[/tex][tex]\frac{Io}{\sqrt{2}}[/tex]            C. I<  [tex]\frac{Io}{\sqrt{2}}[/tex]            D. I= [tex]\frac{Io}{\sqrt{2}}[/tex]


[tex]\omega _1 >\omega _3 >\omega _2 \Rightarrow Z_{L1} > Z_{L2} > Z_{L3}[/tex]    (1)
[tex]Z_{C1} < Z_{C2} < Z_{C3}[/tex]     (2)
mà [tex]I_1=I_2=I_0[/tex] => [tex]\left|Z_{L1} - Z_{C1} \right|=\left|Z_{L2} - Z_{C2} \right|=Z[/tex]
(1)(2) => [tex]\left|Z_{L3}-Z_{C3} \right|<Z[/tex]
hay [tex]I_3 > I_1 =\frac{I_0}{\sqrt{2}}[/tex]



Tiêu đề: Một số bài vật lý ôn thi đại học khó cần giúp đỡ, cảm ơn! (phần 2)
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 11:05:59 pm Ngày 23 Tháng Hai, 2012
Bài 4: Một máy phát sóng điện từ đang phát sóng theo phương thẳng đứng hướng lên. Biết tại điểm M trên phương truyền vào thời điểm t, vecto cảm ứng từ đang cực đại và hướng về phí Tây. Vào thời điểm t thì vecto cường độ điện trường đang:
A. cực đại và hướng về phía Nam         B. cực đại và hướng về phía Bắc         C. bằng 0        D. cực đại và hướng về phía Đông
trong quá trình truyền sóng điện từ thì ba vecto E,B,V tạo thành một tam diện thuận
đáp án: D
Anh ah, đáp án của bài 4 là B: cực đại và hướng về phía Bắc. Anh có thể vẽ thêm cái hình và chỉ dẫn kĩ hơn không?
+ E,B,V tạo tam diện thuận, theo chiều quay từ E đến B thì chiều tiến là chiều V
+ E va B đồng pha nên B cực đại thì E cực đại ==> B hướng Tây thì E hướng bắc


Tiêu đề: Một số bài vật lý ôn thi đại học khó cần giúp đỡ, cảm ơn! (phần 2)
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 11:07:41 pm Ngày 23 Tháng Hai, 2012
hớ  hớ. quả này thầy 211 phải trẻ đi cả chục tuổi ý chứ nhỉ....
Bài 4 đúng là phía bắc. chắc sách anh cũng có hình bài này. anh chỉ cần xoay hình TM đề bài rồi sẽ thấy......
hớ  hớ. quả này thầy 211 phải trẻ đi cả chục tuổi ý chứ nhỉ....
Bài 4 đúng là phía bắc. chắc sách anh cũng có hình bài này. anh chỉ cần xoay hình TM đề bài rồi sẽ thấy......
À. thầy. cứ tưởng sóng đang truyền theo trục của trái đất. sóng đang truyền thẳng đứng nghĩa là vuông góc với mặt đất. B đang hướng về phí tây, nên E hướng về phía Bắc. để khi quay theo chiều từ E sang B ( chiều tiến cái đinh ốc)thì nó phải cho ra chiều truyền sóng V


Tiêu đề: Một số bài vật lý ôn thi đại học khó cần giúp đỡ, cảm ơn! (phần 2)
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 11:28:09 pm Ngày 23 Tháng Hai, 2012
Bài 2: Lần lượt đặt vào hai đầu một đoạn mạch RLC mắc nối tiếp các điện áp u1, u2, u3 có cùng giá trị hiệu dụng nhưng tần số khác nhau, thì cường độ dòng điện trong mạch tương ứng là
i1=Io*cos(160[tex]\pi[/tex]t+[tex]\varphi[/tex]1);     i2=Io*cos(90[tex]\pi[/tex]t+[tex]\varphi[/tex]2);   i3=I[tex]\sqrt{2}[/tex]*cos(120[tex]\pi[/tex]t+[tex]\varphi[/tex]3).
Hệ thức đúng là:
A. I> [tex]\frac{Io}{\sqrt{2}}[/tex]            B. I [tex]\leq[/tex][tex]\frac{Io}{\sqrt{2}}[/tex]            C. I<  [tex]\frac{Io}{\sqrt{2}}[/tex]            D. I= [tex]\frac{Io}{\sqrt{2}}[/tex]
TH1 và Th2 cùng U và I [tex]==> Z_{L1}-Z_{C1}=-Z_{L2}+Z_{C2} ==> \omega_1.\omega_2=\frac{1}{LC}=\omega^2[/tex] [tex]==> \omega=\sqrt{\omega_1*\omega_2}=120\pi [/tex] [tex]==> I\sqrt{2}>I_0 ==> I>\frac{I_0}{\sqrt{2}}[/tex]


Tiêu đề: Một số bài vật lý ôn thi đại học khó cần giúp đỡ, cảm ơn! (phần 2)
Gửi bởi: Xuân Yumi trong 11:30:44 pm Ngày 23 Tháng Hai, 2012

À. thầy. cứ tưởng sóng đang truyền theo trục của trái đất. sóng đang truyền thẳng đứng nghĩa là vuông góc với mặt đất. B đang hướng về phí tây, nên E hướng về phía Bắc. để khi quay theo chiều từ E sang B ( chiều tiến cái đinh ốc)thì nó phải cho ra chiều truyền sóng V

cái này em cũng k nhớ. em vừa phải dở sách ra xem cấp tốc....

tiện thể các thầy cho e hỏi luôn vs ạ. em k thể nhớ đc 3 vecto này tạo vs nhau ntn. e k hiểu khái niệm "tam diện thuận" là gì vậy ạ?
e cảm ơn 2 thầy nhiều....


Tiêu đề: Một số bài vật lý ôn thi đại học khó cần giúp đỡ, cảm ơn! (phần 2)
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 11:40:35 pm Ngày 23 Tháng Hai, 2012
Bài 3: Hai tụ điện C1=3Co và C2=6Co mắc nối tiếp. Nối hai đầu bộ tụ với pin có suất điện động E=3V để nạp điện cho các tụ rồi ngắt ra và nối với cuộn dây thuần cảm L tạo thành mạch dao động điện từ tự do. Tại thời điểm dòng điện qua cuộn dây có độ lớn bằng một nửa giá trị dòng điện cực đại, người ta dùng một dây dẫn điện để nối tắt hai cực của tụ C1. Hiệu điện thế cực đại trên tụ C2 của mạch dao động sau đó là:
A. [tex]\frac{3\sqrt{3}}{2}[/tex](V)         B. [tex]\sqrt{3}[/tex](V)         C. [tex]\frac{\sqrt{6}}{2}[/tex](V)         D. [tex]\sqrt{6}[/tex](V)

ta có điện dung của bộ tụ: Cb=3Co.6Co/(3Co+6Co)=2Co
ta có: năng lượng của bộ tụ: W=Cb.E^2/2 =Co.E^2
theo định luật bảo toàn NL trong mạch LC:
LIo^2/2 = W ->Io=căn(2W/L) = Ecăn(2Co/L)
khi dòng điện i=Io/2 thì hiệu điện thế hai đầu bộ tụ là:
W=Li^/2 + Cb.u^2/2 = LIo^2/8 +2Co.u^2/2 = Co.E^2/4 + Co.u^2 <->Co.E^2 = Co.E^2/4 + Co.u^2
->u = Ecăn(3/4)
gọi u1, u2 là hiệu điện thế hai đầu tụ C1 và C2 khi đó
ta có: u1+u2=u(1)
mà: C1.u1^2/2 +C2.u2^2/2 = Cb.u^2/2 <->3u1^2 +6u2^2 = 2u^2  (2)
từ 1 và 2 suy ra: u2=u/3 = [E.căn(3/4)]/3 = E/(2can3)
khi nối tắt tụ C1, thì mạch dao động chỉ còn lại L và C2. năng lượng của mạch khi đó:
W' = Li^/2 + C2.u2^2/2 = LIo^2/8 + 6Co.E^2./12 = Co.E^2/4 +Co.E^2/4 = Co.E^2/2
gọi hiệu điện thế cực đại lúc sau của C2 là U2
ta có: W'=C2.U2^2/2 <->Co.E^2/2 = 6Co.U2^2/2 ->U2= E/can6 = 3/can6 = can6/2



Tiêu đề: Một số bài vật lý ôn thi đại học khó cần giúp đỡ, cảm ơn! (phần 2)
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 12:24:49 am Ngày 24 Tháng Hai, 2012
Bài 7: Mạch điện RLC được nối vào một hiêu điện thế xoay chiều cố định. Dung kháng của tụ điện là 40[tex]\Omega[/tex], cảm kháng của cuộn dây là 50[tex]\Omega[/tex]. Khi thay đổi độ tự cảm của cuộn dây thuần cảm, người ta nhận thêm được một giá trị nữa của cảm kháng của nó mà công suất tiêu thụ của mạch vẫn bằng giá trị ban đầu. Độ lớn thứ hai của cảm kháng cuộn dây là:
A.90[tex]\Omega[/tex]          B. 20[tex]\Omega[/tex]           C. 25[tex]\Omega[/tex]           D. 30[tex]\Omega[/tex]
hai giá trị của L cho một công suất, suy ra:
Zl1-Zc = Zc - Zl2 ->Zl2 =2Zc-Zl1 = 2.40 - 50 = 30 ôm


Tiêu đề: Ôn thi đại học (phần 2)
Gửi bởi: Quang Dương trong 10:32:14 am Ngày 26 Tháng Hai, 2012

Bài 6: Một con lắc đơn được tích điện q>0 đặt trong điện trường đều vecto E hướng thẳng đứng xuống dưới. Cho con lắc dao động điều hòa với biên độ góc nhỏ. Biết rằng khi chưa đặt vào điện trường, chu kì của con lắc To=2s. Sau khi đưa vào vùng có điện trường, trong một chu kì nó chạy sai 0,002s; biết khối lượng của vật nặng m=100g; cường độ điện trường E=9,8.10^3(V/m); g=9,8m/s^2. Điện tích q bằng:
A. 2.10^-7(C)          B. 3.10^-6(C)           C. 4.10^-6(C)           D. 2.10^-6(C)


Giúp cho em nốt bài 6
Chu kì của con lắc khi chưa đặt vào điện trường  : [tex]T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}[/tex]

Chu kì của con lắc khi đặt vào điện trường  : [tex]T'=2\pi \sqrt{\frac{l}{g'}}[/tex]

Với trọng lực hiệu dụng : [tex]P' = P +qE[/tex]

Do đó gia tốc trọng trường hiệu dụng : [tex]g' = g + \frac{qE}{m} > g [/tex] nên T' < T

Lập tỉ số : [tex]\left( \frac{T}{T'}\right)^{2} = \frac{g'}{g} = 1+ \frac{qE}{mg}[/tex]

Đến đây em có thể làm tiếp để ra kết quả !