Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: arsenal2011 trong 06:01:15 pm Ngày 17 Tháng Hai, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6754



Tiêu đề: 1 bài điện xoay chiều
Gửi bởi: arsenal2011 trong 06:01:15 pm Ngày 17 Tháng Hai, 2012
Đoạn mạch xoay chiều AB chứa 3 linh kiện R, L, C. Đoạn AM chứa L, MN chứa R và NB chứa C.[tex]R=50\Omega ,Z_{L}=50\sqrt{3}\Omega ,Z_{C}=\frac{50}{\sqrt{3}}\Omega[/tex].Khi [tex]u_{AN}=80\sqrt{3}V[/tex] thì [tex]u_{MB}=60V[/tex].[tex]u_{AB}[/tex] có giá trị cực đại là:

[tex]A.100V[/tex]

[tex]B.150V[/tex]

[tex]C.50\sqrt{7}V[/tex]

[tex]D.100\sqrt{3}V[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: 1 bài điện xoay chiều
Gửi bởi: Xuân Yumi trong 01:20:45 am Ngày 18 Tháng Hai, 2012
[tex]u_{AM}=U_{0}cos\omega t\frac{R+Z_{L}i}{R+(Z_{L}-Z_{C})i}=\frac{2\sqrt{21}}{7}cos(\omega t+0,1901256033)[/tex][tex]=\frac{2\sqrt{7}}{7}cosA[/tex]
[tex]u_{BN}=U_{0}cos\omega t\frac{R-Z_{C}i}{R+(Z_{L}-Z_{C})i}=\frac{2\sqrt{7}}{7}cos(\omega t-1,380670723)=[/tex][tex]\frac{2\sqrt{7}}{7}cos(A-\frac{\pi }{2})=\frac{2\sqrt{7}}{7}sinA[/tex]
[tex]U_{0}^{2}=\frac{u_{AM}}{U_{0-AM}}^{2}+\frac{u_{BN}}{U_{0-BN}}^{2}=17500[/tex]
=> [tex]U_{0}=50\sqrt{7}[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: 1 bài điện xoay chiều
Gửi bởi: Xuân Yumi trong 01:53:24 am Ngày 18 Tháng Hai, 2012
sửa: [tex]u_{AM}=\frac{2\sqrt{21}}{7}cosA[/tex]

Trong đoạn mạch AB có HĐT [tex]u=U_{0}cos(\omega t+\varphi )[/tex] và có điện trở toàn mạch là [tex]Z=R + (Z_{L}-Z_{C})i[/tex]
xét đoạn mạch có điện trở Zi(Zi tính tương tự như Z). HĐT đặt lên đoạn mạch đó đc tính bởi CT [tex]u_{i}=iZ_{i}=\frac{uZ_{i}}{Z}[/tex]
(công thức này khai triển từ ĐL ôm trong đoạn mạch xoay chiều. i=u/Z)
Cách tính này sd máy tính hệ CMPLX và radian để giải

những câu trên đây là tự em nghĩ ra. k biết đúng k.có gì sai xót mong thầy cô và anh chị thông cảm


Tiêu đề: Trả lời: 1 bài điện xoay chiều
Gửi bởi: Quang Dương trong 09:00:49 am Ngày 18 Tháng Hai, 2012
Đoạn mạch xoay chiều AB chứa 3 linh kiện R, L, C. Đoạn AM chứa L, MN chứa R và NB chứa C.[tex]R=50\Omega ,Z_{L}=50\sqrt{3}\Omega ,Z_{C}=\frac{50}{\sqrt{3}}\Omega[/tex].Khi [tex]u_{AN}=80\sqrt{3}V[/tex] thì [tex]u_{MB}=60V[/tex].[tex]u_{AB}[/tex] có giá trị cực đại là:

[tex]A.100V[/tex]

[tex]B.150V[/tex]

[tex]C.50\sqrt{7}V[/tex]

[tex]D.100\sqrt{3}V[/tex]



Giải bằng phương pháp truyền thống cho em !

Ta có : [tex]tan\varphi _{AN}=\frac{Z_{L}}{R} = \sqrt{3}\Rightarrow \varphi _{AN} = \frac{\pi }{3} \Rightarrow Z_{AN} = 2R[/tex]

Tưong tự : [tex]tan\varphi _{Mb}= - \frac{Z_{C}}{R} =- \sqrt{3}/3\Rightarrow \varphi _{MB} = - \frac{\pi }{6}\Rightarrow Z_{MB} = \frac{2R}{\sqrt{3}}[/tex]

[tex]\frac{U_{0MB}}{U_{0AN}} = \frac{Z_{MB}}{Z_{AN}} = \frac{1}{\sqrt{3}} \Rightarrow U_{0MB} = \frac{U_{0AN}}{\sqrt{3}}[/tex]

[tex]u_{AN}[/tex] và [tex]u_{MB}[/tex] vuông pha nên vecto quay biểu diễn chúng vuông góc với nhau.

Vào thời điểm đang xét, gọi anpha là góc hợp bởi trục hoành và vecto [tex]\vec{U}_{0AN}[/tex] . Giá trị tức thời của các điện áp được tính bởi :

[tex]u_{AN}= U_{0AN}cos\alpha[/tex]  (1)

[tex]u_{MB}= U_{0MB}sin\alpha = \frac{U_{0AN}}{\sqrt{3}}sin\alpha[/tex] (2)

Từ (1) và (2) ta có :

[tex]u_{AN}^{2} + \left(\sqrt{3}.u_{MB} \right)^{2} = U_{0AN}^{2} = \left( 100\sqrt{3}\right)^{2}[/tex]

[tex]U_{0AB} = \frac{U_{0AN}}{Z_{AN}} \sqrt{R^{2} + (Z_{L} - Z_{C})^{2}} = 50\sqrt{7} V[/tex]





Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: 1 bài điện xoay chiều
Gửi bởi: Chu Van Bien trong 10:56:33 pm Ngày 18 Tháng Hai, 2012
sửa: [tex]u_{AM}=\frac{2\sqrt{21}}{7}cosA[/tex]

Trong đoạn mạch AB có HĐT [tex]u=U_{0}cos(\omega t+\varphi )[/tex] và có điện trở toàn mạch là [tex]Z=R + (Z_{L}-Z_{C})i[/tex]
xét đoạn mạch có điện trở Zi(Zi tính tương tự như Z). HĐT đặt lên đoạn mạch đó đc tính bởi CT [tex]u_{i}=iZ_{i}=\frac{uZ_{i}}{Z}[/tex]
(công thức này khai triển từ ĐL ôm trong đoạn mạch xoay chiều. i=u/Z)
Cách tính này sd máy tính hệ CMPLX và radian để giải

những câu trên đây là tự em nghĩ ra. k biết đúng k.có gì sai xót mong thầy cô và anh chị thông cảm

1) PP số phức chỉ hay với các bài toán viết biểu thức và bài toán hộp kín
2) Đối với bài toán giá trị tức thời nên giải theo pp truyền thống (véc tơ quay, VTLG hoặc giải pt lượng giác- xem cách giải ở hình)


Tiêu đề: Trả lời: 1 bài điện xoay chiều
Gửi bởi: arsenal2011 trong 11:59:12 pm Ngày 18 Tháng Hai, 2012
Thầy Biên có cách giải vectơ quay ko ạ


Tiêu đề: Trả lời: 1 bài điện xoay chiều
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 07:16:59 am Ngày 19 Tháng Hai, 2012
Thầy Biên có cách giải vectơ quay ko ạ
Thầy Dương đã giải bằng vecto rồi, hình đây bạn.
(http://desmond.imageshack.us/Himg4/scaled.php?server=4&filename=40305591.png&res=medium)


Tiêu đề: Trả lời: 1 bài điện xoay chiều
Gửi bởi: Xuân Yumi trong 09:34:40 am Ngày 19 Tháng Hai, 2012
đây là lần dầu tiên em giải bài toán về dòng diện tức thời nên k biết cách làm. cảm ơn 2 thầy ạ. em sẽ đi tìm thêm bài tập về phần này..^^


Tiêu đề: Trả lời: 1 bài điện xoay chiều
Gửi bởi: Chu Van Bien trong 12:59:27 pm Ngày 19 Tháng Hai, 2012
Trên TVVL có rất nhiều học sinh giỏi và thầy giáo giỏi em cứ tham gia đêu đều thì trinh độ sẽ cao hơn đỉnh E-vơ-ret


Tiêu đề: Trả lời: 1 bài điện xoay chiều
Gửi bởi: thanhthienbkav trong 08:35:56 pm Ngày 19 Tháng Hai, 2012
vecto này lần đầu thấy nên chưa hiểu lắm. thầy nào có thể giải thích rõ đc không?