Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: LP2012 trong 12:45:32 pm Ngày 13 Tháng Hai, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6726



Tiêu đề: Dao động điện từ hay
Gửi bởi: LP2012 trong 12:45:32 pm Ngày 13 Tháng Hai, 2012
Em có bài này (bên vatlytuoitre) nhờ các thầy cô và cá bạn giải giùm:
Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến gồm cuộn dây có độ tự cảm 2,5 microH và một tụ xoay, điện trở của mạch là 1,3 miliÔm. Sau khi bắt được sóng điện từ có bước sóng 21,5m thì xoay nhanh tụ để suất điện động không đổi nhưng cường độ hiệu dụng giảm 1000 lần. Hỏi điện dung thay đổi bao nhiêu?
A. 0,33 pF
B. 0,32 pF
C. 0,31 pF
D. 0,30 pF
Em cảm ơn trước!


Tiêu đề: Trả lời: Dao động điện từ hay
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 01:27:23 pm Ngày 13 Tháng Hai, 2012
Em có bài này (bên vatlytuoitre) nhờ các thầy cô và cá bạn giải giùm:
Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến gồm cuộn dây có độ tự cảm 2,5 microH và một tụ xoay, điện trở của mạch là 1,3 miliÔm. Sau khi bắt được sóng điện từ có bước sóng 21,5m thì xoay nhanh tụ để suất điện động không đổi nhưng cường độ hiệu dụng giảm 1000 lần. Hỏi điện dung thay đổi bao nhiêu?
A. 0,33 pF
B. 0,32 pF
C. 0,31 pF
D. 0,30 pF
Em cảm ơn trước!
Bạn xem bài này nhé!
Mạch dao động gồm một tụ xoay mắc nối tiếp với một cuộn dây có điện trở R=0,01 Ôm và L=4 microH. Tụ xoay có điện dung biến thiên liên tục và tỉ lệ thuận với góc quay theo hàm bậc nhất. Khi góc quay của bản tăng dần từ 0 độ đến 180 độ thì giá trị của C tăng từ C1=10pF đến C2=480pF.
1. Để bắt được sóng vô tuyến có bước sóng lamđa= 25m thì phải xoay bản tụ một góc bằng bao nhiêu (kể từ vị trí tương ứng với vị trí của C1)?
A. 12,75 độ.
B. 13,02 độ.
C. 16,8 độ.
D. 16,5 độ.
2. Từ vị trí trên của tụ phải xoay bản tụ một góc là bao nhiêu để dòng điện trong mạch trên chỉ còn bằng 1/100 cường độ dòng điện khi có cộng hưởng? Coi rằng suất điện động hiệu dụng trong mạch không đổi.
A. 0,06 độ hoặc -0,06 độ.
B. 0,1 độ hoặc - 0,1 độ.
C. 10 độ hoặc -10 độ.
D. Đáp án khác.
Giải :

a) Tần số của sóng vô tuyến:
f = c/λ = 3.10^8 / 25 = 0,12.10^8 (Hz)

Để bắt được sóng vô tuyến có tần số f thì:
ω = 2πf = 1/√LC

=> C = 1/(2πf)²L = 1/ [ 40 . (0,12.10^8)² . 4.10^(-6) ] = 0,433.10-¹° (F) = 43,3 (pF)

∆C = 480 - 10 = 470 pF
∆C' = 43,3 - 10 = 33,3 pF

Dùng quy tắc tam suất:
Khi quay 1góc 180° ứng với : ∆C = 470 pF
Khi tăng 1góc ∆α = ? ứng với : ∆C' = 33,3 pF

∆α = 33,3 × 180 / 470 = 12,75°



b) ZL = 2πfL = 2.π.0,12.10^8.4.10^(-6) = 301,44 (Ω)

dòng điện khi có cộng hưởng :
Imax = U/R

dòng điện khi không có cộng hưởng :
I = U/Z = U / √ [ R² + ( ZL -ZC)² ]

Do đề yêu cầu I = Imax/100
=> 100R = √[ R² + ( ZL -ZC)² ]
=> 100²R² = R² + ( ZL -ZC)²
=> 100²R² ≈ ( ZL -ZC)² (do R << 1 quá nhỏ , bỏ quả luôn cho dễ đó mà)
=> ± 100R ≈ ( ZL -ZC)

=> ZC = ZL ± 100R = 301,44 ± 1

=> ZC = 300,44 (Ω) hoặc ZC = 302,44 (Ω)

Khi ZC = 300,44 (Ω)
=> C = 1/2πfZC = 1/( 2.π.0,12.10^8.300,44 ) = 4,4 pF

Khi ZC = 302,44 (Ω)
=> C = 1/2πfZC = 1/( 2.π.0,12.10^8.302,44 ) = 4,38 pF

=> Đáp án khác.


Tiêu đề: Trả lời: Dao động điện từ hay
Gửi bởi: milocuame trong 01:29:40 pm Ngày 17 Tháng Hai, 2012
thua thay ngulau211, e muon hoi la: goc xoay cua tu ke tu Cmin hay tu Cmax khac nhau gi a? phan cuoi cau b, bi loi, thanh thu e k biet ket qua cau b the nao. e lam theo huong dan cua thay thi bai cua ban dotbien2011 k co dap an dung
may tinh bi loi phong, e khong go dau duoc, mong thay thong cam a


Tiêu đề: Trả lời: Dao động điện từ hay
Gửi bởi: Điền Quang trong 08:01:48 pm Ngày 17 Tháng Hai, 2012
Em có bài này (bên vatlytuoitre) nhờ các thầy cô và cá bạn giải giùm:
Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến gồm cuộn dây có độ tự cảm 2,5 microH và một tụ xoay, điện trở của mạch là 1,3 miliÔm. Sau khi bắt được sóng điện từ có bước sóng 21,5m thì xoay nhanh tụ để suất điện động không đổi nhưng cường độ hiệu dụng giảm 1000 lần. Hỏi điện dung thay đổi bao nhiêu?
A. 0,33 pF
B. 0,32 pF
C. 0,31 pF
D. 0,30 pF
Em cảm ơn trước!

 ~O) Giải bài này cho em Milocuame, có gì nhờ các thầy xem lại giúp:

Tần số: [tex]f = \frac{c}{\lambda }= 1,3953 . 10^{7} Hz[/tex]

Tần số góc: [tex]\omega = 2\pi f = 8,7672 . 10^{7} rad/s[/tex]

Điện dung lúc đầu: [tex]C_{1}= 5,204 . 10^{-11} F[/tex]

Ta thấy khi này: [tex]Z_{L}\approx Z_{C_{1}}= 219,18 \Omega[/tex] (tức là cộng hưởng)

 ~O) Lúc sau: [tex]I' = \frac{I}{1000}[/tex] (1)

[tex]I = \frac{U}{R}[/tex] (vì cộng hưởng) (2)

[tex]I' = \frac{U}{\sqrt{R^{2}+ \left(Z_{L}-Z_{C_{2}} \right)^{2}}}[/tex] (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra: [tex]1000R = \sqrt{R^{2}+ \left(Z_{L}-Z_{C_{2}} \right)^{2}}[/tex]

[tex]\Leftrightarrow 10^{6}.R^{2}= R^{2}+ \left(Z_{L}-Z_{C_{2}} \right)^{2}[/tex]

[tex]\Leftrightarrow 10^{6}.(1,3.10^{-3})^{2}= (1,3.10^{-3})^{2}+ \left(219,18-Z_{C_{2}} \right)^{2}[/tex]

[tex]\Rightarrow \begin{cases} & Z_{C_{21}}=220,48 \Omega \\ & Z_{C_{22}}= 217,88 \Omega \end{cases}[/tex]

[tex]\Rightarrow \begin{cases} & C_{21}=5,1733.10^{-11} F \\ & C_{22}= 5,235.10^{-11} F \end{cases}[/tex]

 ~O) Độ thay đổi của giá trị điện dung:

[tex]\Rightarrow \begin{cases} & \Delta C_{1}= \left| C_{21}-C_{1}\right|= 0,0307.10^{-11}F \\ & \Delta C_{2}= C_{22}-C_{1}= 0,031.10^{-11}F \end{cases}[/tex]

 ~O) Nếu lấy gần đúng (làm tròn kết quả đầu) 8-x thì ta chọn đáp án C. Còn nếu đòi hỏi chính xác thì cả C và D đều thoả.  8-x


Tiêu đề: Trả lời: Dao động điện từ hay
Gửi bởi: havang1895 trong 12:44:19 pm Ngày 20 Tháng Giêng, 2013
Em có bài này (bên vatlytuoitre) nhờ các thầy cô và cá bạn giải giùm:
Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến gồm cuộn dây có độ tự cảm 2,5 microH và một tụ xoay, điện trở của mạch là 1,3 miliÔm. Sau khi bắt được sóng điện từ có bước sóng 21,5m thì xoay nhanh tụ để suất điện động không đổi nhưng cường độ hiệu dụng giảm 1000 lần. Hỏi điện dung thay đổi bao nhiêu?
A. 0,33 pF
B. 0,32 pF
C. 0,31 pF
D. 0,30 pF
Em cảm ơn trước!

 ~O) Giải bài này cho em Milocuame, có gì nhờ các thầy xem lại giúp:

Tần số: [tex]f = \frac{c}{\lambda }= 1,3953 . 10^{7} Hz[/tex]

Tần số góc: [tex]\omega = 2\pi f = 8,7672 . 10^{7} rad/s[/tex]

Điện dung lúc đầu: [tex]C_{1}= 5,204 . 10^{-11} F[/tex]

Ta thấy khi này: [tex]Z_{L}\approx Z_{C_{1}}= 219,18 \Omega[/tex] (tức là cộng hưởng)

 ~O) Lúc sau: [tex]I' = \frac{I}{1000}[/tex] (1)

[tex]I = \frac{U}{R}[/tex] (vì cộng hưởng) (2)

[tex]I' = \frac{U}{\sqrt{R^{2}+ \left(Z_{L}-Z_{C_{2}} \right)^{2}}}[/tex] (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra: [tex]1000R = \sqrt{R^{2}+ \left(Z_{L}-Z_{C_{2}} \right)^{2}}[/tex]

[tex]\Leftrightarrow 10^{6}.R^{2}= R^{2}+ \left(Z_{L}-Z_{C_{2}} \right)^{2}[/tex]

[tex]\Leftrightarrow 10^{6}.(1,3.10^{-3})^{2}= (1,3.10^{-3})^{2}+ \left(219,18-Z_{C_{2}} \right)^{2}[/tex]

[tex]\Rightarrow \begin{cases} & Z_{C_{21}}=220,48 \Omega \\ & Z_{C_{22}}= 217,88 \Omega \end{cases}[/tex]

[tex]\Rightarrow \begin{cases} & C_{21}=5,1733.10^{-11} F \\ & C_{22}= 5,235.10^{-11} F \end{cases}[/tex]

 ~O) Độ thay đổi của giá trị điện dung:

[tex]\Rightarrow \begin{cases} & \Delta C_{1}= \left| C_{21}-C_{1}\right|= 0,0307.10^{-11}F \\ & \Delta C_{2}= C_{22}-C_{1}= 0,031.10^{-11}F \end{cases}[/tex]

 ~O) Nếu lấy gần đúng (làm tròn kết quả đầu) 8-x thì ta chọn đáp án C. Còn nếu đòi hỏi chính xác thì cả C và D đều thoả.  8-x

Tôi có thắc mắc là trong mạch dao động LC thì làm gì có tần số w để thầy tính được ZL với cả ZC. Mạch chỉ có tần số riêng wo và tần số riêng này thay đổi khi thay đổi giá trị của C chứ nó đâu cố định mà áp dụng công thức như điện xoay chiều được. Tôi thấy đề bài toán này có vấn đề sao sao ấy. Nếu nó có nguồn nuôi là dòng xoay chiều thì đã khác. Đằng này bước sóng bắt được lại khác. Một khi thay đổi C thì w cũng thay đổi theo sao cho wL = 1/wC chứ tôi không hiểu w lấy ở đâu ra để Zl = 219,18 được. XIn các thầy giải thích dùm


Tiêu đề: Trả lời: Dao động điện từ hay
Gửi bởi: ngovdang trong 10:26:47 pm Ngày 01 Tháng Ba, 2013
Theo em nghĩ đây là mạch dao động cưỡng bức, điện áp bên ngoài đặt vào mạch có giá trị hiệu dụng U tần số omega, và mạch luôn dao động với tần số này, ban đầu mạch thu được sóng có bước sóng lamda nên xảy ra cộng hưởng từ đó ta suy ra tần số của mạch luôn bằng omega và bằng omega0 ban đầu. Mạch dao động LC dao động cưỡng bức cũng giống như đoạn mạch RLC đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U tần số omega và ta cũng áp dụng được công thức I=U/Z. Xin các thầy cho ý kiến ạ!