Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: phantom_hung trong 11:55:24 pm Ngày 08 Tháng Hai, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6693



Tiêu đề: Dòng điện xoay chiều!!!
Gửi bởi: phantom_hung trong 11:55:24 pm Ngày 08 Tháng Hai, 2012
Câu 1: Đặt điện áp u=U[tex]\sqrt{2}[/tex]cos[tex]\varpi[/tex]t(U không đổi,tần số thay đổi)vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm điện trở thuần R,cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có Điện Dung C.Khi tần số là f1 thì cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch có giá trị lần lượt là 10[tex]\Omega[/tex] và [tex]Z_{C1}[/tex].Khi tần số là f2 thì điện áp hiệu dung hai đầu điện trở thuần bằng U.Biết f2=4f1.Giá trị của [tex]Z_{C1}[/tex] là:

A.150   B.50       C.16        D.160

Câu 2: Mạch điện AB gồm một tụ điện có điện dung C;một điện trở hoạt động R và một cuộn cảm có điện trở thuần r và độ tự cảm L(theo thứ tự) mắc nối tiếp với nhau.Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều thì điện áp hai đầu cuộn cảm u=100cos([tex]\omega[/tex]t +[tex]\frac{\pi }{12}[/tex])(v).Vào thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm = 80V thì điện áp giữa hai đầu mạch AM (AM gồm C và R) là 30V.biểu thức điện áp hai đầu đoạn mạch AM:

A. u=50[tex]cos(\omega t-\frac{5\pi }{12})[/tex] B.u=50[tex]cos(\omega t-\frac{\pi }{4})[/tex]

C.u=200[tex]cos(\omega t-\frac{\pi }{4})[/tex]  D.u=200[tex]cos(\omega t-\frac{5\pi }{12})[/tex].

Câu 3: Cho mạch điện RLC mắc nối tiếp.Biết R là 1 biến trở,cuộn càm thuần có độ tự cảm [tex]\frac{0,2875}{ \pi }[/tex] H,tụ điện có điện dung [tex]\frac{10^{3}}{\pi }\mu F[/tex].Điện áp hai đầu mạch là u=125 cos(100[tex]\pi[/tex]t + [tex]\frac{\pi }{6}[/tex]) V luôn ổn định.Cho R thay đổi.Khi R=R1 hoặc R=R2 thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch như nhau.Biết i Khi R=R1 là i1=4cos[tex](100 \pi t-\frac{\pi }{4})[/tex] A.Khi R=R2 thì i bằng bao nhiêu:

A.i2=[tex]\frac{16}{3}cos(100 \pi t+\frac{ \pi }{3}) (A)[/tex]

B.[tex]i2=\frac{25}{7}cos(100 \pi t-\frac{ \pi }{4}) (A)[/tex]    

C.[tex]i2=\frac{25}{7}cos(100 \pi t+\frac{ \pi }{12}) (A)[/tex]  

D.[tex]i2=\frac{16}{3}cos(100 \pi t-\frac{ \pi }{12}) (A)[/tex]

(câu 3 cô em kêu không có kết quả nào đúng,các thầy giảng giúp e)


Tiêu đề: Trả lời: Dòng điện xoay chiều!!!
Gửi bởi: Điền Quang trong 12:20:50 am Ngày 09 Tháng Hai, 2012
Lần sau em đăng bài nhớ chú ý cách trình bày nghen, tôi đã sửa lại cho mọi người dễ đọc hơn. Với mỗi bài em nên đánh số, xuống hàng phân cách ra cho thật rõ ràng.

Như vậy thì mới có người đọc bài của em, chứ em ghi một loạt, không xuống hàng, không đánh số, thì không ai vào giải bài giúp em đâu.


Tiêu đề: Trả lời: Dòng điện xoay chiều!!!
Gửi bởi: Quang Dương trong 10:51:21 am Ngày 09 Tháng Hai, 2012
Câu 1: Đặt điện áp u=U[tex]\sqrt{2}[/tex]cos[tex]\varpi[/tex]t(U không đổi,tần số thay đổi)vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm điện trở thuần R,cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có Điện Dung C.Khi tần số là f1 thì cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch có giá trị lần lượt là 10[tex]\Omega[/tex] và [tex]Z_{C1}[/tex].Khi tần số là f2 thì điện áp hiệu dung hai đầu điện trở thuần bằng U.Biết f2=4f1.Giá trị của [tex]Z_{C1}[/tex] là:

A.150   B.50       C.16        D.160


Khi tần số là f2 thì điện áp hiệu dung hai đầu điện trở thuần bằng U. Vậy mạch cộng hưởng : [tex]Z_{C2} = Z_{L2}[/tex]

Khi tần số là f1 với  f2=4f1 Ta có : [tex]Z_{L2} = 4 Z_{L1} = 40 \Omega[/tex]

và : [tex]Z_{C2} = \frac{Z_{C1}}{4} = 40 \Omega \Rightarrow Z_{C1} = 160\Omega[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: Dòng điện xoay chiều!!!
Gửi bởi: Quang Dương trong 11:12:26 am Ngày 09 Tháng Hai, 2012
Câu 3: Cho mạch điện RLC mắc nối tiếp.Biết R là 1 biến trở,cuộn càm thuần có độ tự cảm [tex]\frac{0,2875}{ \pi }[/tex] H,tụ điện có điện dung [tex]\frac{10^{3}}{\pi }\mu F[/tex].Điện áp hai đầu mạch là u=125 cos(100[tex]\pi[/tex]t + [tex]\frac{\pi }{6}[/tex]) V luôn ổn định.Cho R thay đổi.Khi R=R1 hoặc R=R2 thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch như nhau.Biết i Khi R=R1 là i1=4cos[tex](100 \pi t-\frac{\pi }{4})[/tex] A.Khi R=R2 thì i bằng bao nhiêu:

A.i2=[tex]\frac{16}{3}cos(100 \pi t+\frac{ \pi }{3}) (A)[/tex]

B.[tex]i2=\frac{25}{7}cos(100 \pi t-\frac{ \pi }{4}) (A)[/tex]    

C.[tex]i2=\frac{25}{7}cos(100 \pi t+\frac{ \pi }{12}) (A)[/tex]  

D.[tex]i2=\frac{16}{3}cos(100 \pi t-\frac{ \pi }{12}) (A)[/tex]

(câu 3 cô em kêu không có kết quả nào đúng,các thầy giảng giúp e)
Vì công suất trong hai trường hợp là như nhau nên R1 và R2 là hai nghiệm của phương trình : [tex]R^{2} - R\frac{U^{2}}{P} + (Z_{L} - Z_{C})^{2} = 0[/tex]

Do đó ta có : [tex]R_{1}.R_{2} = (Z_{L} - Z_{C})^{2} \Rightarrow tan\varphi _{1}. tan\varphi _{2}= \frac{Z_{L} - Z_{C}}{R_{1}}. \frac{Z_{L} - Z_{C}}{R_{2}} = 1[/tex]

Vậy : [tex]\varphi _{1} + \varphi _{2} = \frac{\pi }{2}[/tex]  (1)

Mặt khác : [tex]tan\varphi _{1} = \frac{Z_{L} - Z_{C}}{R_{1}} \Rightarrow R_{1}[/tex]

[tex]\Rightarrow R_{2} = \frac{(Z_{L} - Z_{C})^{2}}{R_{1}} \Rightarrow R_{2}[/tex]

[tex]P = R_{1}.I_{1}^{2} = R_{2}.I_{2}^{2} \Rightarrow \frac{I_{1}}{I_{2}} = \sqrt{\frac{R_{2}}{R_{1}}}[/tex] (2)

 Em thử tự kiểm tra đáp án dựa vào các kết luận trên thử xem !







Tiêu đề: Trả lời: Dòng điện xoay chiều!!!
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 11:22:22 am Ngày 09 Tháng Hai, 2012
Câu 3: Cho mạch điện RLC mắc nối tiếp.Biết R là 1 biến trở,cuộn càm thuần có độ tự cảm [tex]\frac{0,2875}{ \pi }[/tex] H,tụ điện có điện dung [tex]\frac{10^{3}}{\pi }\mu F[/tex].Điện áp hai đầu mạch là u=125 cos(100[tex]\pi[/tex]t + [tex]\frac{\pi }{6}[/tex]) V luôn ổn định.Cho R thay đổi.Khi R=R1 hoặc R=R2 thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch như nhau.Biết i Khi R=R1 là i1=4cos[tex](100 \pi t-\frac{\pi }{4})[/tex] A.Khi R=R2 thì i bằng bao nhiêu:

A.i2=[tex]\frac{16}{3}cos(100 \pi t+\frac{ \pi }{3}) (A)[/tex]

B.[tex]i2=\frac{25}{7}cos(100 \pi t-\frac{ \pi }{4}) (A)[/tex]    

C.[tex]i2=\frac{25}{7}cos(100 \pi t+\frac{ \pi }{12}) (A)[/tex]  

D.[tex]i2=\frac{16}{3}cos(100 \pi t-\frac{ \pi }{12}) (A)[/tex]

(câu 3 cô em kêu không có kết quả nào đúng,các thầy giảng giúp e)
[tex]ZL=28,75, ZC=10[/tex] ==> u nhanh pha hơn i (loại ĐA A)
[tex]tan(\varphi_u-\varphi_{i1})=\frac{ZL-ZC}{R1}= ==> R1=\frac{ZL-ZC}{tan(5pi/12)}[/tex]
R1,R2 cho cùng CS ==> [tex]R1.R2=(ZL-ZC)^2 ==> R2=(ZL-ZC).tan(5pi/12)[/tex]
==> [tex]tan(\varphi_u-\varphi_{i2})=\frac{ZL-ZC}{R2}=\frac{1}{tan(5pi/12)} ==> \varphi_i2=\pi/12[/tex]
Nếu TN bạn đánh C là hợp lý, không biết I có đúng không bạn KT nhé