Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 11 => Tác giả chủ đề:: linh110 trong 01:47:00 am Ngày 22 Tháng Giêng, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6589



Tiêu đề: Khung dây có dòng điện
Gửi bởi: linh110 trong 01:47:00 am Ngày 22 Tháng Giêng, 2012
 Một dây dẫn bằng đồng ,khối lượng riêng p , diện tích tiết diện thẳng S được uốn  thành 3 cạnh AC,CD,BD của hình vuông cạnh a. Khung có thể quay quanh 1 trục của hình vuông nằm ngang OO' đi qua A,D và đặt trong từ trường đều B thằng đứng .Cho dòng điện I đi qua dây , dây bị lệc mp dây hợp với phương thẳng đứng góc anpha .Tính anpha ?



MẤY BẠN GIÚP GIÙM , CÓ THỂ COI HÌNH TẠI ĐÂY ... BẢI 25  , MÌNH SUY NGHĨ HOÀI MÀ VẪN CHƯA CÓ HƯỚNG GIẢI http://d.violet.vn/uploads/resources/329/877017/preview.swf


Tiêu đề: Trả lời: Khung dây có dòng điện
Gửi bởi: Quang Dương trong 07:44:24 am Ngày 22 Tháng Giêng, 2012

Một dây dẫn bằng đồng ,khối lượng riêng p , diện tích tiết diện thẳng S được uốn  thành 3 cạnh AC,CD,BD của hình vuông cạnh a. Khung có thể quay quanh 1 trục của hình vuông nằm ngang OO' đi qua A,D và đặt trong từ trường đều B thằng đứng .Cho dòng điện I đi qua dây , dây bị lệc mp dây hợp với phương thẳng đứng góc anpha .Tính anpha ?



MẤY BẠN GIÚP GIÙM , CÓ THỂ COI HÌNH TẠI ĐÂY ... BẢI 25  , MÌNH SUY NGHĨ HOÀI MÀ VẪN CHƯA CÓ HƯỚNG GIẢI http://d.violet.vn/uploads/resources/329/877017/preview.swf


Dây chịu tác dụng của :
+ Momen lực từ : [tex]M_{t} = B.I.S.sin\beta = B.I.S.cos\alpha[/tex]

+ Momen trọng lực của các cạnh AC và BD : [tex]M_{1,2} = \frac{1}{2}m.g.a.sin\alpha[/tex]

+ Momen trọng lực của cạnh CD : [tex]M_{3} = m.g.a.sin\alpha [/tex]

 + Khi khung cân bằng ta có : [tex]M_{t} = M_{1} + M_{2} + M_{3}[/tex]

Hay :[tex]B.I.S.cos\alpha = 2 m.g.a.sin\alpha\Rightarrow tan\alpha =\frac{B.I.S}{2 m.g.a}[/tex]

 [tex]tan\alpha =\frac{B.I.a^{2}}{2 \varrho .s.a.g.a} = \frac{B.I}{\varrho .g.s}[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: Khung dây có dòng điện
Gửi bởi: yduong99 trong 01:22:36 pm Ngày 23 Tháng Giêng, 2012
2 hạt nhỏ giống nhau, có điện tích q và khối lượng m chuyển động đồng thời từ 1 diểm theo phương vuông góc vecto cảm ứng từ B trong 1 từ trường đều.Hãy biểu diễn khoảng cách cua 2 hạt theo thời gian, nếu vận tốc đầu của chúng cùng chiều và bằng vecto v1 va vecto v2.Bỏ quua tương tác tĩnh điện giữa 2 hạt điện
 
mong mọi người giải dùm em! cảm ơn ^-^


Tiêu đề: Trả lời: Khung dây có dòng điện
Gửi bởi: linh110 trong 02:17:53 pm Ngày 23 Tháng Giêng, 2012
Nhưng em không hiểu cái chỗ cos a với sin B ấy ... sin B nằm ở đâu vậy ạ ...có thể nói rõ cho em được không


Tiêu đề: Trả lời: Khung dây có dòng điện
Gửi bởi: Điền Quang trong 09:54:28 pm Ngày 23 Tháng Giêng, 2012
Nhưng em không hiểu cái chỗ cos a với sin B ấy ... sin B nằm ở đâu vậy ạ ...có thể nói rõ cho em được không


Em xem hình đính kèm sẽ rõ. Đây là hình mặt cắt của khung, OO' và CD là hình cắt của đường thẳng OO' và cạnh CD của khung.

Thầy ghi chi tiết biểu thức của thầy Dương cho em hiểu rõ:

+ Momen lực từ: [tex]M_{t} = B.I.S.sin\beta = B.I.S.cos\alpha[/tex]

 ~O) Với [tex]\beta = \left(\vec{B} , \, \vec{n}\right)[/tex] và trong bài này ta có [tex]\beta + \alpha = \frac{\pi }{2}[/tex]

 ~O) [tex]\vec{n}[/tex] là vector pháp tuyến của khung dây.

+ Momen trọng lực của các cạnh AC và BD: [tex]M_{1,2} = P_{1}.d_{1}=mg .\left[ \frac{a}{2}.sin\alpha\right] = \frac{1}{2}m.g.a.sin\alpha[/tex]
 
+ Momen trọng lực của cạnh CD: [tex]M_{3} = P_{2}.d_{2}= mg. \left(a . sin\alpha \right)=m.g.a.sin\alpha[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Khung dây có dòng điện
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 09:15:31 am Ngày 24 Tháng Giêng, 2012
2 hạt nhỏ giống nhau, có điện tích q và khối lượng m chuyển động đồng thời từ 1 diểm theo phương vuông góc vecto cảm ứng từ B trong 1 từ trường đều.Hãy biểu diễn khoảng cách cua 2 hạt theo thời gian, nếu vận tốc đầu của chúng cùng chiều và bằng vecto v1 va vecto v2.Bỏ quua tương tác tĩnh điện giữa 2 hạt điện
 
mong mọi người giải dùm em! cảm ơn ^-^

(http://img38.imageshack.us/img38/7552/12019227.png)
(v1>v2)
Vật 1: Chuyển động tròn đều với phương trình : [tex]q.v_1.B=m.a_1=m.\frac{v_1^2}{R_1} ==> R_1=\frac{m.v_1}{qB}; [/tex]
[tex]\omega_1=\frac{v_1}{R}=\frac{qB}{m}; \varphi_1=\omega_1.t ==> x_1=R_1.sin(\omega_1.t) ; y_1=R_1.cos(\omega_1.t)[/tex]
Vật 2: Chuyển động tròn đều với phương trình : [tex]q.v_2.B=m.a_2=m.\frac{v_2^2}{R_2} ==> R_2=\frac{m.v_2}{qB};[/tex]
[tex]==>\omega_2=\frac{v_2}{R}==\frac{qB}{m}; \varphi_2=\omega_2.t ==> x_2=R_2.sin(\omega_2.t) ; y_2=|(R_1-R_2)|+R_2.cos(\omega_1.t)[/tex]
[tex]==>X=|x_1-x_2| ; Y = |y_1-y_2|[/tex]
Khoảng cách : [tex]\sqrt{X^2+Y^2}=\frac{m(v_1-v_2)}{qB}\sqrt{2(1-cos\frac{qB}{m}t)}[/tex]